Phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc, miền núi: Cần thay đổi cách làm

Bài 2: Những nút thắt lớn và bài toán thiếu nguồn cung nguyên liệu

Những nút thắt lớn trong phát triển lâm sản ngoài gỗ dẫn đến thiếu nguồn cung cho các doanh nghiệp, làng nghề và tác động ngược lại nên sinh kế của người dân.
Bộ Công Thương rốt ráo gỡ “điểm nghẽn” nguồn cung nguyên liệu Doanh nghiệp thực phẩm tìm hướng giải bài toán nguồn cung nguyên liệu Bài 1: Vì sao sống ở 'thủ phủ' luồng mà người dân vẫn không giàu?

Những nút thắt lớn

Sản xuất hàng thủ công ở Việt Nam chủ yếu dựa trên một hệ thống gồm 1.926 làng nghề trên toàn quốc với sự tham gia của 813.000 cơ sở sản xuất kinh doanh. Các làng nghề đã tạo việc làm cho khoảng 2,3 triệu lao động nông thôn. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2022 đạt khoảng 2,4 tỷ USD.

Bài 2: Những nút thắt lớn và bài toán thiếu nguồn cung nguyên liệu
Các làng nghề đã tạo việc làm cho khoảng 2,3 triệu lao động nông thôn

Quyết định 801/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/7/2022 đặt ra mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 6 tỷ USD. Bên cạnh công tác phát triển sản phẩm, hợp chuẩn sản xuất, xúc tiến thương mại… thì việc phát triển vùng nguyên liệu bền vững là vấn đề mang tính quyết định.

Tuy nhiên, việc phát triển vùng nguyên liệu cho các nhóm ngành thủ công gần đây đang có rất nhiều bất cập, thách thức và tiềm ẩn nguy cơ lớn để đạt được mục tiêu do Chính phủ đề ra.

Chỉ ra các nút thắt với nguồn nguyên liệu mây tre lá để phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, ông Lê Bá Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) - cho hay, nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm và giá thành nguyên liệu tăng nhanh trong những năm gần đây, trong khi giá bán (xuất khẩu) rất khó tăng, nguồn nguyên liệu tre tầm vông hiện còn rất ít ở Việt Nam và các doanh nghiệp đang phải khai thác ở Campuchia, nguồn nguyên liệu mây, guột phải khai thác cả ở Lào…

Để đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 6 tỷ USD hàng thủ công mỹ nghệ đến năm 2023 thì cần có đủ lượng nguyên liệu mây tre lá dao động từ 750 - 850 triệu USD, trong đó, lượng nguyên liệu mây cần ít nhất khoảng 100.000 tấn/năm, trong khi đó vùng nguyên liệu mây hiện tại của Việt Nam ước tính chỉ đạt tối đa 40.000 tấn.

Chi phí khai thác vận chuyển của Việt Nam chiếm gần 40% trong khi ở các nước khác chỉ 10 - 15%. Ở nhiều địa phương, do chi phí khai thác quá cao nên người dân để cho tre chết chứ không khai thác. Đối với nguyên liệu mây từ rừng tự nhiên, hiện tại các doanh nghiệp cũng phải chi trả tới 400.000 đồng/tấn nguyên liệu (200.000 đồng phí tài nguyên và 200.000 đồng/tấn cho chủ rừng). Do chi phí cao nên người khai thác thường tìm cách tránh nộp các loại giấy tờ này dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu không có nguồn gốc.

1 cây tre của Việt Nam mới có thể sử dụng chưa đến 50% (lãng phí 50%) trong khi đó hệ số sử dụng nguyên liệu 1 cây tre của Trung Quốc lên đến trên 98%
1 cây tre của Việt Nam mới có thể sử dụng chưa đến 50% (lãng phí 50%) trong khi đó hệ số sử dụng nguyên liệu 1 cây tre của Trung Quốc lên đến trên 98%

Ở nhiều địa phương mặc dù có vùng nguyên liệu nhưng đa số nguyên liệu không có sự đầu tư chăm sóc dẫn đến tình trạng bị thoái hóa. Trên thế giới cũng đã áp dụng khoa học công nghệ để bảo tồn và phát triển các giống tre năng suất cao, các giống cói năng suất cao có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu… nhưng các hoạt động cải thiện năng suất, chất lượng nguyên liệu mây tre lá vẫn “vắng bóng” ở Việt Nam.

Hệ số sử dụng nguyên liệu còn rất thấp dẫn đến giá thành sản phẩm cao. 1 cây tre của Việt Nam mới có thể sử dụng chưa đến 50% (lãng phí 50%) trong khi đó hệ số sử dụng nguyên liệu 1 cây tre của Trung Quốc lên đến trên 98%. Chính vì vậy một số doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu của Việt Nam đang nhập khẩu nguyên liệu tre ép của Trung Quốc (25 triệu đồng/m3) chứ không sử dụng tre ép của doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên liệu trong nước sản xuất (32 triệu đồng/m3).

Hệ thống kho bảo quản nguyên liệu chưa đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, nguyên liệu mây tre ở Việt Nam chưa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cả nước mới có khoảng 10.000 ha tre có chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Việt Nam hoàn toàn chưa có nguồn nguyên liệu mây, trong khi một quốc gia có rất ít tiềm năng xuất khẩu như Lào lại xây dựng được nguồn nguyên liệu mây có chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC.

“Theo thông tin cập nhật gần nhất, nếu đến cuối năm 2023, Việt Nam không xây dựng được nguồn nguyên liệu mây và tre có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các tập đoàn mua hàng lớn của Việt Nam như IKEA sẽ dừng toàn bộ việc mua hàng, kim ngạch hàng mây tre sẽ giảm và ảnh hưởng đến hàng trăm doanh nghiệp cũng như trên 50.000 lao động”, ông Lê Bá Ngọc chia sẻ.

Hiện tại chưa có một quy hoạch cụ thể nào về vùng nguyên liệu để đảm bảo sản xuất bền vững cho ngành thủ công mỹ nghệ. Nhiều doanh nghiệp mong muốn tổ chức phát triển vùng nguyên liệu, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn liên quan đến việc tìm kiếm nguồn đất để ổn định sản xuất lâu dài.

Việc nhập khẩu nguyên liệu mây tre lá sẽ ngày một khó khăn hơn do chính sách “thắt chặt” xuất khẩu nguyên liệu thô của các nước do đó cần có giải pháp quy hoạch cụ thể cho vùng nguyên liệu mây tre lá trong nước.

Liên quan đến vấn đề này, theo đại diện Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 2 năm 2021, 2022, giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt lần lượt là 1,15 và 1,1 tỷ USD. Sản phẩm từ lâm sản ngoài gỗ Việt Nam xuất khẩu đến gần 100 quốc gia, với 5 thị trường chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Hà Lan.

Bên cạnh những tồn tại nêu trên, đại diện Cục Lâm nghiệp nhận định, hiện mức hỗ trợ trồng cây lâm sản ngoài gỗ từ 5 - 10 triệu đồng/ha đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020), chưa đáp ứng được nhu cầu; vay vốn từ các ngân hàng thủ tục khó khăn, thời gian cho vay ngắn, phải có tài sản thế chấp.

Vùng nguyên liệu đang ở trạng thái không ổn định

Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện cả nước có khoảng 600 làng nghề đan lát, với các nguyên liệu sản xuất chủ yếu là tre, song, mây, cói...

nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng của các doanh nghiệp
Mây, tre là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng của nhiều doanh nghiệp, làng nghề

Với nguyên liệu họ tre nứa, với diện tích 1,5 triệu ha, trong đó có khoảng 6.000 ha được cấp chứng chỉ FSC; tổng dữ lượng khoảng 9,5 tỷ cây, bình quân khai thác từ 500 - 600 triệu cây/năm với sản lượng đạt khoảng 2,5 - 3 triệu tấn. Trong khi nhu cầu tiêu thụ từ 900 - 1.000 triệu cây/năm. Do đó, nhiều doanh nghiệp, làng nghề sản xuất hàng mây tre đan phải nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, Lào và Camphuchia.

“Hiện nay, một số tỉnh có diện tích lớn như: Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông... vẫn có khả năng tăng diện tích trồng và nâng cao sản lượng tre, nứa, luồng”, ông Lê Đức Thịnh cho hay.

Nhu cầu sử dụng song mây hàng năm của nước ta vào khoảng 80.000 tấn/năm trong khi đó, chỉ đáp ứng được sản lượng khoảng 30.000 - 40.000 tấn/năm. Nguồn nguyên liệu song, mây chủ yếu là khai thác tự nhiên và trở nên rất khan hiếm do việc khai thác quá mức, thiếu sự quản lý.

Việc chưa hình thành được các vùng trồng tập trung, quy mô lớn dẫn đến tình trạng nguồn cung nguyên liệu thiếu tính ổn định. Bên cạnh đó, các quốc gia có nhiều nguyên liệu song, mây trên thế giới như: Indonesia, Lào… cũng cấm xuất khẩu nguyên liệu thô nên các doanh nghiệp Việt Nam thiếu nguyên liệu trầm trọng.

Về vấn đề này, ông Lê Bá Ngọc đánh giá, hiện nay vùng nguyên liệu của chúng ta đang ở trạng thái không ổn định. Với nguyên liệu tre Việt Nam với diện tích khoảng 1,5 triệu ha, có thể thấy chúng ta không thiếu nguyên liệu cho ngành thủ công. Nhưng trong nguyên liệu tre này nếu chúng ta phân nhỏ ra từng nguyên liệu nào dành cho từng ngành thủ công thì chúng ta lại thiếu. Nguyên liệu trúc chẳng hạn, chúng ta đang thiếu.

Mặt khác, trong các loại tre, chúng ta có số lượng tưởng như nhiều, nhưng điều kiện khai thác và giá thành không khuyến khích được người dân trồng, sơ chế và chế biến, thì rõ ràng chúng ta đang thiếu nguyên liệu ở mức độ mang tính chất tạm thời.

Những tồn tại, hạn chế của ngành lâm sản ngoài gỗ đang hạn chế đi những đóng góp của ngành cho mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường tại tỉnh, đặc biệt là với vùng đồng bào dân tộc miền núi.

Bài 3: Hướng tới chuỗi giá trị toàn diện

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Làng nghề Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Theo thống kê trước lũ năm 2024, cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp.
Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Ngày 17/11, tại Hà Nội đã diễn ra Toạ đàm Áp thuế giá trị gia tăng (VAT) phân bón vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Cả nước hiện có 18.109 công trình cấp nước tập trung nông thôn, cấp nước sạch đạt quy chuẩn, trong số này vẫn còn 41,8% số công trình hoạt động kém bền vững.
Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Phát triển bền vững thông qua nông nghiệp công nghệ cao và năng lượng tái tạo là một giải pháp toàn diện giúp bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị nông sản.
Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, bão số 7 sẽ hướng vào Trung Trung bộ nhưng cường độ bão sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ VI được tổ chức tại Đà Nẵng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc kết nối, hợp tác giữa nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp
Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix giúp Hùng Nhơn hiện thực hóa mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi gia súc theo tiêu chuẩn Halal.
Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đạt các tiêu chuẩn trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống vào năm 2050.
Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Để ứng phó với bão số 6 (bão Trà Mi), các địa phương cần lên phương án phòng, chống với tinh thần không hối tiếc.
Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Sáng 24/10, diễn ra lễ khai mạc Hội thảo quốc tế về “Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC”.
Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Hà Nội hiện có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng chuyển đổi số, trong đó có 262 mô hình ở lĩnh vực trồng trọt.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến hết tháng 8/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông thôn mới chỉ đạt 45% tổng kế hoạch vốn được giao.
Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thừa Thiên Huế ban hành nhiều kế hoạch, chính sách phát triển nghề truyền thống, làng nghề, tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.
Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Trong quý 3/2024, doanh thu mảng nông nghiệp của Hòa Phát tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi nhuận tăng đột biến tới 80% so với cùng kỳ 2023.
Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Nhiều khó khăn đang ‘bủa vây’ mô hình du lịch canh nông tại Lâm Đồng, trong đó khó khăn lớn nhất là việc áp dụng Luật Đất đai, Luật Du lịch và Luật Xây dựng.
Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Sáng 18/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng.
Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với chủ đầu tư Dự án nông nghiệp công nghệ cao DHN Gia Lai và nghe báo cáo kết quả triển khai tại dự án này.
Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Vốn, đất đai và thị trường là những lĩnh vực còn tiềm ẩn khó khăn mà nhiều nông dân vẫn đang phải đối mặt.
Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Việc bắt tay với đối tác ngoại thực hiện chăn nuôi theo mô hình công nghệ cao đã và đang giúp Hùng Nhơn khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.
Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Để thực hiện mục tiêu xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, Tuyên Quang đã huy động các nguồn lực, vận động cộng đồng chung tay giúp hộ nghèo có một nơi an cư dài lâu.
Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã chủ động “nâng cấp” hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, ứng dụng công nghệ số với quy mô lớn.
Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 được tổ chức cùng Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam.
Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,… mỗi lĩnh vực gắn liền với trí tuệ, tâm huyết của cố Phó Thủ tướng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động