Longform
04/03/2024 06:05
Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia

04/03/2024 06:05

Với vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã và đang góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia
Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia
Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã Bộ đội Biên phòng Hà Giang: Chú trọng công tác dân vận Hà Giang: Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản ở xã biên giới Sơn Vĩ

ĐẢM BẢO AN NINH VÙNG BIÊN

Đứng chân trên địa bàn xã Sơn Vĩ (huyện Mèo Vạc), Đồn Biên phòng Sơn Vĩ được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài 17,457 km, tiếp giáp với huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam và huyện Nà Pô, khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) với tổng số 35 cột mốc (30 mốc chính, 5 mốc phụ). Xã Sơn Vĩ gồm 19 thôn, có 9 thôn giáp biên, 10 dân tộc thiểu số cùng chung sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 80%. Địa hình chia cắt, chủ yếu là núi cao, vực sâu, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, trình độ nhận thức của nhân dân còn hạn chế.

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia
Đường đến Đồn Biên phòng Sơn Vĩ

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, những năm qua, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an, dân quân và nhân dân địa phương tiến hành tuần tra, kiểm soát, phát quang đường biên, bảo vệ mốc giới; phát động phong trào “Quần chúng tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc” đấu tranh tố giác tội phạm, ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, buôn lậu, gian lận thương mại qua biên giới.

Thiếu tá Nguyễn Công Sơn - Đồn trưởng Biên phòng Sơn Vĩ cho biết: Nhằm duy trì ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên tuyến biên giới, nhất là thời điểm cuối năm, chúng tôi đã tích cực phối hợp tuần tra, kiểm tra, phát quang đường biên, mốc giới trên địa bàn phụ trách.

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia
Đồn Biên phòng Sơn Vĩ phối hợp với công an, tổ dân quân địa phương tuần tra biên giới.

Theo lời kể của Thiếu tá Sơn, trong năm 2023, tập thể cán bộ Đồn Biên phòng Sơn Vĩ đã xử lý và triệt phá được 2 chuyên án về mua bán người và phòng chống ma túy, qua đó triệt phá gần 1.000 cây thuốc phiện. Đối với chuyên án về mua bán người, các chiến sỹ đã bắt giữ được 5 đối tượng, giải cứu 1 nạn nhân và bàn giao Công an và xử lý theo quy định của pháp luật.

Thời điểm băng giá cuối tháng 1/2024 vừa qua, chiến sỹ đơn vị đã phối hợp với các lực lượng Công an, Quân sự và Đoàn thanh niên xã Sơn Vĩ khắc phục khó khăn về điều kiện thời tiết và địa hình hiểm trở, thực hiện đúng quy định, kiểm tra dấu hiệu đường biên giới, cột mốc, tuần tra, phát quang đường biên.

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia

Thiếu tá Nguyễn Công Sơn cho biết: “Đây là hoạt động được đơn vị duy trì thường xuyên nhằm kiểm tra, kiểm soát chặt biên giới, không để những vụ việc vi phạm quy chế biên giới xảy ra; đặc biệt, tăng cường tuần tra vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán để duy trì ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn biên giới”.

Đối với địa bàn Đồn Biên phòng Sơn Vĩ quản lý nói riêng và địa bàn của tỉnh Hà Giang nói chung, đa số các Đồn Biên phòng đều ở trên địa bàn phức tạp với địa hình khó khăn, thời tiết khắc nghiệt. Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, dốc sâu, vách núi dựng đứng, sông suối chia cắt, khó khăn đối với đường cơ động, đi đến các đơn vị nếu mùa mưa dễ gây sạt lở, ách tắc giao thông, có thời điểm đơn vị không ra được trung tâm huyện cả tháng trời.

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia
Chỉ huy Đồn Biên phòng Sơn Vĩ tặng bò giống nuôi luân chuyển cho các hộ nghèo trên địa bàn biên giới và cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Sơn Vĩ giúp dân mở đường giao thông

Còn như Đồn Biên phòng cửa khẩu Xín Mần (huyện Xín Mần), với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 30 km đường biên, 50 mốc quốc giới. Địa bàn biên giới của huyện có 4 xã, 30 thôn, trong đó có 13 thôn giáp biên. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, những năm gần đây, diện mạo nông thôn khu vực biên giới có nhiều đổi thay, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Đặc biệt, tình hình an ninh, trật tự luôn được giữ vững ổn định.

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia
Kiểm tra đường biên mốc giới- ĐBP Cửa khẩu Xín Mần

Thiếu tá Nguyễn Ngọc Huân, Chính trị viên, phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Xín Mần cho biết: “Trước kia, địa bàn đơn vị phụ trách còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội chưa phát triển, điều kiện giao thông hạn chế, nhiều bản xa trung tâm, địa hình cách trở, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhiều yếu tố phức tạp về an ninh, trật tự còn tiềm ẩn như: Di dịch cư tự do, tuyên truyền đạo trái pháp luật... Trước tình hình đó, đơn vị thường xuyên bám sát chỉ đạo của cấp trên, triển khai đồng bộ các biện pháp, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng cửa khẩu Xín Mần luôn chú trọng làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự trách nhiệm, bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống trong sáng; nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ; hiểu rõ phong tục, tập quán của nhân dân, từ đó duy trì hiệu quả, nền nếp mọi công tác. Đặc biệt là kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người, hàng hóa, phương tiện ra vào, hoạt động tại khu vực biên giới.

Cùng với công tác tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới, Đồn Biên phòng cửa khẩu Xín Mần còn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể của địa phương 4 xã biên giới đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như các quy định của địa phương bằng nhiều hình thức phù hợp.

Riêng năm 2023, đơn vị đã tổ chức tuyên truyền tập trung được 35 buổi với gần 3.000 lượt người nghe, nội dung tuyên truyền tập trung vào các chuyên đề pháp luật như: Phòng, chống tà đạo; phổ biến Luật Biên giới quốc gia; Luật Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và tuyên truyền cho người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh; che chắn chuồng trại phòng, chống giá rét cho gia súc…

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia
Ảnh 1: Cán bộ đồn Biên phòng Nghĩa Thuận hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây cà chua. Ảnh 2: Cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Tùng Vài hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây dược liệu. Ảnh 3: Trạm Biên phòng Pà Vầy Sủ phối hợp với dân quân xã giúp hộ dân thu hoạch vụ lúa.

Trong khi đó, tại Đồn Biên phòng Bản Máy ( huyện Hoàng Su Phì), đơn vị đã phát huy vai trò của đội ngũ người có uy tín ở khu vực biên giới, coi người có uy tín chính là những “cột mốc sống”, “điểm tựa bản làng”, chiếc cầu nối vô cùng quan trọng giữa nhân dân, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương với Đồn Biên phòng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở.

Thượng tá Đặng Quốc Phong, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng Bản Máy cho biết: “Để vận động được người có uy tín trên địa bàn tham gia quản lý, bảo vệ biên giới, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở, Đảng ủy đồn đã phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các bộ phận thuộc quyền trong việc nắm, tuyên truyền, thuyết phục đội ngũ người có uy tín tham gia các phong trào của địa phương; tổ chức bồi dưỡng kiến thức, ý thức trách nhiệm để họ có kỹ năng, nhiệt huyết, có cách làm đúng đắn, hiệu quả trong việc tham gia cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, Đồn Biên phòng vận động nhân dân cùng tham gia quản lý, bảo vệ biên giới, củng cố hệ thống chính trị cơ sở”.

Trong năm 2023, Đồn Biên phòng Bản Máy đã phối hợp với các lực lượng và người có uy tín trên địa bàn tuần tra được trên 20 lần; tuyên truyền, phổ biến pháp luật được 48 buổi với 1.548 lượt người nghe; người uy tín đã cung cấp 59 tin về tình hình biên giới, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; phát hiện, tham mưu bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới được 7 đồng chí; duy trì hiệu quả 10 tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới; kiện toàn 4 Ban công tác Mặt trận thôn.

Do đó, chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia được giữ vững, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, kiện toàn và hoạt động nề nếp, hiệu quả; vai trò nòng cốt, chuyên trách, chủ trì trong quản lý, bảo vệ biên giới; đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đơn vị ở khu vực biên giới được khẳng định và giữ vững.

BẢO VỆ VỮNG CHẮC CHỦ QUYỀN
LÃNH THỔ QUỐC GIA

Theo Thiếu tá Nguyễn Công Sơn, trong những năm qua các chiến sỹ đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị là quản lý bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Đồn Biên phòng Sơn Vĩ thường xuyên xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát bảo vệ biên giới và có những kế hoạch chuyên đề cụ thể để bám sát, nắm bắt, duy trì an ninh trật tự trên địa bàn.

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia
Công tác tuần tra biên giới của Đồn BP Sơn Vĩ.

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia

Tuyến đường biên giới đã được Rào thuộc địa bàn quản lý của Đồn Biên phòng Sơn Vĩ

Sinh năm 1982, đến nay, Thiếu tá Nguyễn Công Sơn đã có gần 24 năm rèn luyện, học tập, công tác và trưởng thành trong môi trường quân đội và là một trong những cán bộ, sỹ quan trẻ nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ của BĐBP tỉnh Hà Giang.

Khi hỏi kỷ niệm đáng nhớ nhất trong suốt 24 năm trở thành người lính mang quân hàm xanh, Thiếu tá Sơn không khỏi bùi ngùi nhớ lại những ngày đầu nhập ngũ và đóng quân tại Đồng Văn (Hà Giang).

“Đó là kỷ niệm tuyệt vời và đáng nhớ nhất đối với tôi, năm 2003 tôi được phân công làm thầy giáo ở điểm trường Lao Xa (xã Sủng Là, Đồng Văn), 20 tuổi nhập ngũ, 21 tuổi vừa thực hiện nhiệm vụ “cắm chốt” ở bản vừa làm thầy giáo.”- Thiếu tá Sơn cười và hồi tưởng: “Thời điểm đó tôi phải dạy cả lớp mầm non, không biết hát, không biết múa, cùng với tôi còn có 2 cô giáo, khi các cô ốm thì tôi dạy và quản lý lớp thay. Lúc đó phụ cấp chỉ có 80 nghìn đồng/tháng, công tác vận động và thu hút học sinh đến trường hết sức khó khăn. Để giữ chân các em, tôi đã dùng số tiền phụ cấp của mình để mua bóng về dạy các em đá bóng, dạy võ cho các em, vừa để kiện cường sức khoẻ, vừa tạo sự gắn kết và thu hút học sinh. Nhờ đó mà lớp tôi dạy luôn là lớp đông nhất của điểm trường Lao Xa”.

Vào mùa khô Sơn Vĩ rất thiếu nước, trong khi mùa mưa đường xá thường xuyên sạt lở dẫn đến khó khăn trong công tác tuần tra biên giới và quá trình cơ động thực hiện nhiệm vụ. Là xã xa nhất của tỉnh Hà Giang tiếp giáp với Cao Bằng, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn rất cao, ước tính còn trên 65%.

“Cấp uỷ, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị tăng cường quan tâm đầu tư nguồn lực, hỗ trợ bằng các chương trình, dự án giúp đỡ người dân nơi đây phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cấp hệ thống đường giao thông, hạ tầng cơ sở”- Thiếu tá Sơn bày tỏ nguyện vọng.

-------------------------------

Bài 3 (Bài cuối): Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia

10 SỰ KIỆN NỔI BẬT NGÀNH CÔNG THƯƠNG NĂM 2023

-----------------------------------

Nội dung: THU HƯỜNG

Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

Thu Hường - Tô Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1 đã bàn giao 97,7% mặt bằng

Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1 đã bàn giao 97,7% mặt bằng

Dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang, giai đoạn 1, đoạn qua tỉnh Hà Giang đến nay đã bàn giao mặt bằng được 26,844 km, quy mô đủ 4 làn xe, đạt 97,7%.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Ngày 5/11, tại xã Ma Lé, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng Hà Giang cùng nhà tài trợ triển khai trồng 5.000 cây xa mộc tại khu vực vành đai biên giới, Mốc 412.