Longform
03/03/2024 09:53
Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

03/03/2024 09:53

Giữa núi rừng mênh mông ấy, những người lính mang quân hàm xanh với nụ cười ấm áp và ý chí kiên cường trong sự nghiệp bảo vệ biên giới của Tổ quốc.
Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã
Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân” Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới

XÂY DỰNG ĐỊA BÀN VỮNG MẠNH

Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang có nhiệm vụ quản lý trên 277 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc). Không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ biên giới, các cán bộ, chiến sỹ mang quân hàm xanh còn có nhiệm vụ giúp dân tại các xã vùng biên phát triển kinh tế.

Chia sẻ với phóng viên, Đại tá Đào Hồng Hà - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh Hà Giang cho hay: Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, bởi khu vực biên giới của Hà Giang có 07 huyện, với 32 xã và 02 thị trấn; dân số trên 135.000 người, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm trên 62%. Không những thế, địa hình nơi đây bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; trình độ dân trí không đồng đều, nhiều hủ tục lạc hậu còn tồn tại, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao; tình hình hoạt động của các loại tội phạm, di cư tự do, xuất nhập cảnh trái pháp luật,... vẫn còn xảy ra.

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã
BĐBP tỉnh Hà Giang tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân khu vực biên giới.

Trước thực tế đó, bám sát chức năng, nhiệm vụ, BĐBP tỉnh Hà Giang đã phát huy tốt vai trò nòng cốt, chuyên trách, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện, tạo cơ sở xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với nước láng giềng. Đồng thời, tại các xã biên giới, đều có một cán bộ biên phòng được tăng cường về làm Phó Bí thư Đảng uỷ xã phụ trách lĩnh vực an ninh quốc phòng, tham mưu cấp ủy trong phát triển kinh tế- xã hội, góp phần xây dựng địa bàn vững mạnh.

Được sự giới thiệu của BĐBP tỉnh, tôi được Thiếu tá Trần Văn Long – Đồn Biên phòng cửa khẩu Xín Mần (BĐBP tỉnh Hà Giang) đón tại xã biên giới Pà Vầy Sủ (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang). Là một trong hàng chục sỹ quan biên phòng được tăng cường về làm Phó Bí thư Đảng uỷ xã Pà Vầy Sủ từ năm 2019, Thiếu tá Trần Văn Long cho biết: "Trong hơn 4 năm công tác địa bàn có lẽ điều gian khổ nhất không phải là thời tiết, hay những khi tuần tra biên giới mà khó khăn nhất đó là làm sao để có thể đi xe máy ở địa hình núi cao, đường đất mà không bị “chóng mặt”."

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã
Trạm BP Pà Vầy Sủ đi thôn bản tuyên truyền chủ quyền đường biên, mốc giới đến với bà con nhân dân trên địa bàn xã Pà Vầy Sủ.

“Pà Vầy Sủ là một trong những xã biên giới khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang, khi mới đến Pà Vầy Sủ, tôi không ngờ đường xá đi lại khó khăn đến vậy, nhất là 4 thôn vùng cao: Tả Lừ Thận, Seo Lừ Thận, Thào Chư Ván và Si Khà Lá. Khi mới đến, tôi đi đường dốc, đá to, nhìn từ trên cao xuống bờ sông nhìn hoa mắt phải xuống dắt xe. Nhiều lúc đi ngang núi “chóng mặt” vì độ cao, đường mòn bé xíu, không dám đi tiếp phải gọi điện nhờ người lên đón. Ngày đấy ngại thật, giờ qua hơn 4 năm đi lại nhiều mình quen đường, quen địa hình nên đi dễ hơn”- Thiếu tá Long ngại ngùng chia sẻ ấn tượng những ngày đầu về Pà Vầy Sủ đi cơ sở.

Ngồi sau xe máy của thiếu tá Trần Văn Long chỉ có chưa đầy 10km đi từ trụ sở xã Pà Vầy Sủ xuống cột mốc 172 thuộc thôn Ma Lỳ Sán, mất gần 45 phút tôi mới đến được vị trí cột mốc 172.

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã
Đường đến vị trí cột mốc 172 hiểm trở, một bên là vực sâu.
Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã
Khu vực đường biên đi qua địa bàn Ma Lỳ Sán của xã Pà Vầy Sủ
Đường đi có nhiều lúc dốc dựng đứng sau đó lại như lao xuống vực, nhiều đoạn tôi không dám mở mắt nhìn vì quá chóng mặt. Có lẽ chẳng cần phải đi tàu lượn hay tham gia các trò chơi mạo hiểm ở các công viên giải trí, chỉ cần lên các thôn bản vùng cao Hà Giang nói riêng các tỉnh Tây Bắc nói chung, mọi người chắc chắn sẽ cảm nhận được cảm giác mạo hiểm khi đi trên những con đường đến các thôn bản. Ấy vậy mà Ma Lỳ Sán vẫn chỉ là thôn vùng “thấp” của Pà Vầy Sủ, thế mới biết, để đến 4 thôn vùng cao – nơi những ngôi nhà ẩn dấu trong mây mới thấy được sự khó khăn, nhọc nhằn của của những đảng viên cơ sở nơi “phên dậu” của đất nước.
Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã
Thiếu tá Trần Văn Long (đứng thứ 2 từ trái sang) cùng cán bộ chiến sỹ Trạm kiểm soát Biên phòng Pà Vầy Sủ chụp ảnh lưu niệm với phóng viên và ông Lê Văn Tiến - Bí thư xã Pà Vầy Sủ tại vị trí cột mốc 172

Thiếu tá Trần Văn Long cho biết, cán bộ xã chúng tôi ai cũng có đến 2 chiếc xe máy, trong đó có 1 cái để về huyện họp hoặc đi những khu vực đường “bằng”, còn đi xuống cơ sở phải dùng xe côn tay thì mới có thể đi được. Đường xá khó khăn, xe máy hỏng và sửa liên tục, chủ yếu là lốp, phanh, côn, xích…

Chỉ vào chiếc xe Win dựng ở sân trụ sở xã, Thiếu tá Trần Văn Long cười và cho hay giá của chiếc xe máy đó anh mua lại chỉ hơn 2 triệu đồng. Nhưng mỗi lần sửa thì số tiền thường xấp xỉ hoặc có khi hơn cả tiền mua xe.

Nếu xích trùng hoặc hỏng hóc đơn giản tôi thường ra hàng sửa chữa xe máy mượn đồ nghề để tự sửa”- Thiếu tá Long cho biết.

Địa bàn xã Pà Vầy Sủ có 7 thôn giáp biên, chiều dài biên giới trên 15km, với 23 cột mốc trong đó có 9 mốc chính và 14 mốc phụ. Tình hình dân cư phân bổ làm 7 thôn với 420 hộ/2063 khẩu, thành phần dân tộc cơ bản người Mông.
Thiếu tá Long chia sẻ, trước đây dân cư hai bên biên giới vẫn qua lại với nhau, giờ hàng rào được dựng phần nào cũng hạn chế người dân qua lại, việc quản lý biên giới 2 bên cũng chặt chẽ hơn, người dân khu vực biên giới đã làm giấy thông hành và đi theo đường chính ngạch. Không còn trường hợp người nước ngoài đi vào Việt Nam trái phép và ngược lại.
Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã
Đường biên mốc giới đã được rào chắn.

Ở khu vực biên giới, lực lượng biên phòng và chính quyền đã xây dựng mô hình người già có uy tín, quần chúng nhân dân tốt, nhờ đó khi có dấu hiệu bất thường hay có người lạ mặt tại địa phương thì lực lượng biên phòng và chính quyền địa phương kịp thời nắm bắt thông tin, xử lý. Trong năm 2023, Pà Vầy Sủ không có đối tượng lạ mặt và truyền đạo trái pháp luật.

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ, GIÚP DÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Thấm nhuần quan điểm của Đảng “Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cả nước; dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nhân dân là chủ thể, “mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống”; lực lượng vũ trang làm nòng cốt; BĐBP là lực lượng chuyên trách, lực lượng chiến đấu đầu tiên, bám trụ đến cùng để bảo vệ và giữ vững biên giới quốc gia”, cán bộ, chiến sĩ BĐBP nhận thức sâu sắc rằng: Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ luôn phải dựa vào dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và hệ thống chính trị tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới; phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), xây dựng khu vực biên giới vững mạnh.

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

Phóng viên chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ xã cùng cán bộ, sỹ quan Trạm Kiểm soát Biên phòng Pà Vầy Sủ.

Quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về việc Quân đội tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, lao động sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; những năm qua, BĐBP tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ, hướng dẫn người dân tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế.

Với cương vị Phó Bí thư Đảng ủy xã, phụ trách công tác an ninh quốc phòng, tham mưu cho chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế- xã hội, Thiếu tá Trần Văn Long đã tham mưu cho Đảng ủy xã trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, những mô hình phát triển kinh tế.

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

Thiếu tá Trần Văn Long xuống thăm mô hình phát triển chăn nuôi của người dân tại thôn Thèn Ván.

Là người dân tộc Kinh, quê ở Phú Thọ rồi lên Hà Giang công tác để có thể giao tiếp, nói chuyện được với người dân ở cơ sở, hướng dẫn người dân sản xuất, phát triển kinh tế, tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại địa bàn, Thiếu tá Long đã được cơ quan cử đi học 2 khóa tiếng dân tộc Mông.

Tuy nhiên để người dân làm theo thì cán bộ phải “sắn tay vào làm” theo hình thức “cầm tay chỉ việc”. Đơn cử như chương trình cải tạo vườn tạp, Thiếu tá Trần Văn Long đã tham mưu cho Đảng ủy xã cử các tổ xuống giúp bà con; trong công tác xây dựng đảng, cử cán bộ công chức xã xuống thôn hỗ trợ các Bí thư hay Phó Bí thư Chi bộ là người dân nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo trong triển khai Chỉ thị cấp trên hay hoàn chỉnh các thủ tục về giấy tờ.

Theo Thiếu tá Trần Văn Long, Pà Vầy Sủ có 13 chi bộ thì có 7 chi bộ thôn bản có 2 cán bộ của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Xín Mần tham gia sinh hoạt, hướng dẫn bà con phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng tại địa bàn.

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã
Nhiều mô hình kinh tế chăn nuôi theo hướng hàng hóa được phát triển ở Pà Vầy Sủ.

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

Thiếu tá Trần Văn Cường đã có 18 năm gắn bó với vùng biên Hà Giang

Trở thành người lính quân hàm xanh 21 năm thì có đến 18 năm Thiếu tá Trần Đức Cường - Trạm Biên phòng Pà Vầy Sủ gắn bó với các xã biên giới của Hà Giang.

Thiếu tá Cường cho biết, để giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, chúng tôi đã phải xuống địa bàn nắm bắt tình hình, một số cán bộ, chiến sỹ đi đến thôn, bản rồi ở lại địa bàn luôn. “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”, qua đó chúng tôi đã hướng dẫn bà con canh tác, trồng trọt, sản xuất nông nghiệp như: Chăn thả bò, trồng cỏ làm thức ăn cho trâu, bò, chăm sóc vật nuôi, cây trồng khi thời tiết giá lạnh…để đảm bảo vật nuôi không bị dịch bệnh, chết rét.

Chia sẻ thêm với phóng viên, Bí thư xã Pà Vầy Sủ Lê Văn Tiến cho biết, được sự quan tâm của BĐBP tỉnh và Đồn Biên phòng Cửa khẩu Xín Mần, các thôn, bản giáp biên giới đều có đảng viên là cán bộ, chiến sỹ BĐBP tham gia sinh hoạt chi bộ vào ngày 20 hằng tháng. Đồng thời, bám theo Nghị quyết của Đảng ủy cấp trên và Nghị quyết của Đảng ủy xã qua đó hướng dẫn cho các Bí thư chi bộ phát triển đảng, phát triển kinh tế. Các hoạt động được triển khai theo mùa, như mùa khô tuyên truyền bà con phát nương rẫy gom vào để đốt nương nhằm tránh cháy lan dẫn đến cháy rừng. Mùa mưa tuyên truyền cho người dân không đi lại nhiều do địa hình hiểm trở, đá lăn. Qua đó góp phần làm chuyển biến tư duy, nhận thức của người dân tự vươn lên, ổn định cuộc sống và làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

Đánh giá về các hoạt động của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Xín Mần, ông Lê Văn Tiến khẳng định: “Đồn Biên phòng Cửa khẩu Xín Mần luôn tích cực phối hợp cùng chính quyền xã tuyên tuyền hỗ trợ người dân vùng biên phát triển kinh tế. Các mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả, đời sống của bà con ngày càng được nâng cao. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo của xã đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu; qua đó, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia”.

Nói về cuộc sống gia đình, Thiếu tá Trần Văn Cường cười cho biết: Tôi thuận lợi hơn Thiếu tá Trần Văn Long, lấy vợ tại Pà Vầy Sủ, hiện con lớn đang được gửi về quê nội ở Phú Thọ để đi học, đứa nhỏ ở cùng với bố mẹ. Từ năm 2016 đến nay, tôi cũng đã 3 lần được ăn Tết với gia đình ở quê.

Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

Nhiệm vụ gian khổ là vậy, nhưng nói về đồng đội mình và gia đình, Thiếu tá Trần Văn Long cho rằng, mình vẫn còn may mắn hơn nhiều đồng đội khác, mặc dù vợ con đều ở Phú Thọ nhưng mỗi khi Tết đến xuân về, anh đều được đồng đội tạo điều kiện để về quê ăn Tết, sum vầy với gia đình.

Được biết, năm 2023 chương trình cải tạo vườn tạp, BĐBP tỉnh Hà Giang đã hỗ trợ 24 hộ, giúp 1.127 ngày công, hỗ trợ 400kg gừng; 7 tấn xi măng; 3.500 cây giống (cây mận, lê, hồng không hạt). Cử 334 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia cùng địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn thu hoạch lúa, di dời tài sản, vật chất đến nơi an toàn.

Theo Đại tá Đào Hồng Hà, BĐBP tỉnh Hà Giang đang có 07 đồng chí tham gia cấp ủy cấp huyện, 19 đồng chí tham gia Hội đồng nhân dân các cấp, 34 đồng chí cán bộ tăng cường xã, thị trấn biên giới; 177 đồng chí đảng viên dự sinh hoạt tại 172 chi bộ thôn (bản), 343 đảng viên phụ trách giúp đỡ 1.598 hộ trong tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương các xã, thị trấn biên giới xây dựng, củng cố, duy trì hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng, quy chế làm việc, sinh hoạt Đảng, tổ chức quán triệt các chỉ thị, nghị quyết; tham m­ưu, củng cố kiện toàn cấp ủy, hoạt động của chi bộ thôn và của trư­ởng xóm đi vào nền nếp có hiệu quả. Nhờ đó đã góp phần củng cố 528 chi bộ, 163 tổ chức đoàn thể, bồi dưỡng giúp đỡ kết nạp 87 đảng viên là người địa phương.

Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới, giữ vững chủ quyền quốc gia
Chuyện những người “Ăn rừng ngủ núi” giữ biên ở Hà Giang - Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã
Đồn Biên Phòng phối hợp với Đảng ủy, UBND, MTTQ, cùng các cơ quan công an, dân quân, đoàn thanh niên xã Pà Vầy Sủ, tổ chức tuần tra đường biên cột mốc.
10 SỰ KIỆN NỔI BẬT NGÀNH CÔNG THƯƠNG NĂM 2023

  • -----------------------------------

  • Nội dung: THU HƯỜNG
  • Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

Thu Hường - Tô Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Hà Giang phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân liên kết phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Nhờ nâng cao quyền năng kinh tế, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quang Bình (Hà Giang) đã tự tin vươn lên làm chủ kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo
Hà Giang: Hiệu quả từ quy chế phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các huyện biên giới năm 2023

Hà Giang: Hiệu quả từ quy chế phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các huyện biên giới năm 2023

Ngày 17/4 tại huyện Xín Mần, Đảng ủy BĐBP Hà Giang và Huyện ủy 7 huyện biên giới tỉnh Hà giang tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp năm 2023.