Thương vụ Việt Nam chung tay tiếp sức cho doanh nghiệp xuất khẩu

Bài 2: Các doanh nghiệp xuất khẩu đề xuất gì?

Các doanh nghiệp xuất khẩu mong muốn sẽ có sự hỗ trợ từ các thương vụ Việt Nam, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp trong xác minh năng lực của đối tác xuất khẩu.
Bài 1: “Sức khỏe” của thị trường xuất khẩu và những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Gặp khó trong khâu thanh toán, xác minh năng lực đối tác

Ông Lê Hoàng Khánh Nhựt - Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) cho biết, hiện yếu tố thanh toán ở các thị trường xuất khẩu vẫn là vấn đề khó khăn. Doanh nghiệp nào cũng muốn an toàn, đơn vị nào cũng muốn hiệu quả, mà thanh toán ảnh hưởng thì hầu như không doanh nghiệp nào muốn làm. Trong khi thanh toán hình thức nào cũng ảnh hưởng đến chi phí. DRC chọn mua bảo hiểm thanh toán. Ví dụ, tại một số thị trường khó tính như Hoa Kỳ luôn yêu cầu cao khắt khe về chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp phải mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm và phải mua tại nước sở tại (Hoa Kỳ). Nhưng người Việt không thể mua trực tiếp tại Hoa Kỳ. “Đây là một thiệt thòi rất lớn cho doanh nghiệp Việt khi buộc lòng phải mua thông qua trung gia một đối tác khác, vừa mất cơ hội mua bảo hiểm cho doanh nghiệp Việt, vừa mất cơ hội đưa sản phẩm lưu hành tại thị trường khắt khe này. Mong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ có những giải pháp hỗ trợ”, ông Nhựt đề xuất.

Bài 2: Các doanh nghiệp xuất khẩu đề xuất gì?
Các doanh nghiệp xuất khẩu mong muốn được hỗ trợ trong khâu thanh toán quốc tế và xác minh năng lực đối tác xuất khẩu

Theo ông Nguyễn Anh Huy – Giám đốc Trung Nam EMS, hiện đơn vị có đối tác ở hơn 100 quốc gia trên toàn cầu. Trong đó, công tác xác minh năng lực của đối tác luôn là vấn đề khó khăn. “Công ty mong muốn các thương vụ, tham tán thương mại sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, Trung Nam EMS nói riêng trong việc xác minh khách hàng tại thị trường khách hàng, bao gồm xác minh năng lực tài chính của các đối tác tại các nước có thương vụ Việt Nam”, ông Huy bày tỏ và lý giải thêm “Trong điều kiện thanh toán hiện nay có những khoản thanh toán sau 30 – 45 ngày thì rủi ro về mặt tài chính là có”.

Ngoài ra, các doanh nghiệp mong muốn tăng cường hơn nữa vai trò kết nối của Bộ Công Thương, các thương vụ.

“DRC mong muốn Bộ Công Thương, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại, hợp tác giữa các quốc gia. Đặc biệt là xem xét ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, doanh nghiệp mang thương hiệu quốc gia”, Đại diện DRC kiến nghị.

Ông Nguyễn Đức Huy - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ và lâm sản TP. Đà Nẵng cho biết, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, lạm phát tại nhiều quốc gia xuất khẩu, thị trường giảm sút rõ rệt. Dù có một số tín hiệu khởi sắc nhưng hiện các doanh nghiệp của hiệp hội vẫn rất khó khăn và tình hình này có thể kéo sang đầu năm 2024. Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản miền Trung mong muốn các tham tán thương mại hỗ trợ đưa các sản phẩm gỗ vào các thị trường mới như Úc, Đông Âu và các thị trường khác. “Chúng tôi mong sẽ có những chương trình kết nối trực tiếp với các thương vụ và tham tán thương mại để doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp có thể liên hệ và kết nối tìm kiếm cơ hội vào thị trường mới”, ông Huy nói.

Bài 2: Các doanh nghiệp xuất khẩu đề xuất gì?
Đề xuất Bộ Công Thương, các Cục, Vụ thuộc bộ hỗ trợ để doanh nghiệp có nhiều hơn các cơ hội kết nối, tìm kiếm đối tác ở thị trường mới, tiềm năng

Tương tự, Giám đốc Trung Nam EMS mong muốn Bộ Công Thương, các vụ thị trường, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ tăng cường kết nối các khách hàng tại các quốc gia để doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, Trung Nam EMS nói riêng mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Các thương vụ Việt Nam luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

“Bộ Công Thương và Vụ Thị trường châu Á - châu Phi sẽ luôn đồng hành với các doanh nghiệp trong tìm kiếm tác, hỗ trợ thẩm định năng lực doanh nghiệp đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu”, Ông Tô Ngọc Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi khẳng định.

Theo bà Nguyễn Thảo Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, hiện nay, các thị trường nhập khẩu lớn đều chú trọng đến ổn định chuỗi cung ứng và có xu hướng chuyển chuỗi cung ứng về gần thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh đa dạng nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của họ. Các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dệt may, da giày đối mặt với nguy cơ thiếu đơn hàng rất lớn. “Trước mắt, Bộ Công Thương, Vụ Thị trường Châu Âu – Châu Mỹ với hệ thống thương vụ của mình ở thị trường Âu Mỹ đều đang tăng cường tìm kiếm bạn hàng, đơn hàng hỗ trợ cho doanh nghiệp, phát triển mở rộng thị trường của mình trong khu vực”, bà Hiền nói và thông tin thêm, về dài hạn, tiếp tục nâng cao năng lực cho doanh nghiệp (năng lực cạnh tranh, công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi năng lượng để có thể theo đuổi yêu cầu và mục tiêu về phát triển bền vững).

Bài 2: Các doanh nghiệp xuất khẩu đề xuất gì?
Ông Tô Ngọc Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi khẳng định Bộ Công Thương và Vụ Thị trường châu Á – châu Phi sẽ luôn đồng hành với các doanh nghiệp trong tìm kiếm tác, hỗ trợ thẩm định năng lực doanh nghiệp đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu

Ông Tạ Đức Minh – Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, thời gian qua, thương vụ Nhật Bản thường xuyên kết nối nhu cầu cung – cầu giữa doanh nghiệp các nước. Thông qua sự hỗ trợ của thương vụ đã có một số sản phẩm Việt Nam thâm nhập thành công vào các chuỗi siêu thị của Nhật Bản; thương vụ cũng tổ chức thường xuyên tuần hàng Việt Nam tại Tokyo, các điểm bán hàng Việt; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các triển lãm hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, thủy sản, thực phẩm đồ uống, công nghiệp phụ trợ… Nhiều doanh nghiệp đã hàng mẫu sang và được thương vụ trưng bày miễn phí cũng như kết nối với các đầu mối phân phối, nhà nhập khẩu lớn ở Nhật Bản. nhiều doanh nghiệp đã kết nối thành công với lượng hàng lớn…. Tổ chức quảng bá các sản phẩm nông sản tại Nhật Bản. “Thời gian tới, thương vụ sẽ tiếp tục thường xuyên cập nhật các mặt hàng mới của doanh nghiệp Việt Nam gửi đến trưng bày ở showroom của Thương vụ ở Nhật Bản”, ông Minh cho hay.

Liên quan đến vấn đề thanh toán giao dịch, xác minh năng lực đối tác ông Trần Ngọc Hà – Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Hungary cho rằng việc xác minh đối tác trước khi thực hiện giao dịch là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. “Doanh nghiệp quan tâm đến thị trường Hungary có thể gửi thông tin cho Thương vụ Việt Nam ở Hungary để thương vụ hỗ trợ. Thương vụ sẽ hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, mở rộng ở thị trường Hungary”, ông Hà nói.

Bà Đỗ Việt Hà – Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức cũng nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp có thể liên hệ với thương vụ Việt Nam tại Đức. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm tra đối tác, kiểm tra khả năng thanh toán, hạn mức tín dụng các hoạt động kinh doanh và các thông tin cơ bản khác để tránh rủi ro trong mua bán kinh doanh”.

Bài cuối: Khuyến nghị nào dành cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam?

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường châu Âu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Xây dựng Nghị định quy định về kiểm soát thương mại chiến lược không chỉ bảo vệ công nghệ lõi mà còn thu hút các doanh nghiệp lớn đến đầu tư tại Việt Nam.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Theo Vụ trưởng Tạ Hoàng Linh, Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian để trao đổi, đàm phán về mức thuế quan để đi tới một kết quả hai bên cùng có lợi.
Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Chiều 3/4, trong khuôn khổ Vietnam Expo 2025, đã diễn ra hội thảo kết nối với chủ đề "Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam - Tăng trưởng toàn cầu cùng Amazon".
Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Theo đánh giá của chuyên gia, dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược được xây dựng nhanh chóng, thể hiện sự nhanh nhạy trong phản ứng chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Trong dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương.
Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ ban hành.
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, trong đó, nhiều nhóm hàng ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Từ 31/3/2025, ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry,... được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Kết thúc quý I, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Tiền Giang, đạt gần 20 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

5 năm qua, thủy sản Việt không phát hiện nhiễm asen vô cơ, trước quy định mới của EU, chủ động thích ứng đang là việc mà ngành hàng này triển khai, thực hiện.
Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Không chỉ Việt Nam mà Philippines cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch tả lợn, do vậy, nhu cầu vắc xin dịch tả lợn châu Phi tại Philippines rất cấp thiết.
Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Bức tranh xuất khẩu nông sản đầu năm 2025 có nhiều tín hiệu sáng. Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu mặt hàng này.
Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Brazil vừa là cơ hội để hai nước thâm nhập sâu hơn vào thị trường của nhau, vừa đặt nền tảng thúc đẩy hợp tác ASEAN-MERCOSUR
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 831/QĐ-BCT ngày 21/3/2025 thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc kinh doanh xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

So với cùng kỳ, hiện giá dừa tươi tăng 110-120%, trong khi dừa khô tăng 150%. Biến động mạnh của giá dừa tác động như thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Xuất khẩu rau quả liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay đặt ra bài toán cấp bách trong việc tái cấu trúc ngành hàng này.
Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Dù nông sản Gia Lai từng bước đã tiếp cận được với thị trường “khó tính” Nhật Bản, song dư địa cho các sản phẩm này vẫn còn rất lớn.
Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với Long An chiều 21/3, Bộ Công Thương đề nghị Long An tiếp tục phối hợp với Bộ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương hoàn thiện Thông tư về hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu 2025, đảm bảo minh bạch, tuân thủ cam kết WTO và phù hợp chính sách ngoại thương.
Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Trung Quốc quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn trong tháng 3/2025, tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam ở nhiều lĩnh vực.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng kiến nghị loạt giải pháp với An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Trung Quốc siết kiểm tra vàng O và Cadimi khiến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam chậm lại. Đây cũng là thời điểm sốc lại ngành hàng này sau thời gian tăng nóng.
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

2 tháng đầu năm, Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 7 của Singapore với kim ngạch gần 5,06 tỷ SGD (tăng 28,38%).
Mobile VerionPhiên bản di động