Bắc Giang: Phát triển giao thông để tăng “kết nối” với vùng miền núi

Để trợ lực cho kinh tế vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, Bắc Giang đã bố trí hợp lý nguồn kinh phí cải tạo, mở mới nhiều tuyến đường giao thông.
Tác động mạnh mẽ đến vùng miền núi và đồng bào dân tộc Chính sách dân tộc giúp “đổi mới” vùng miền núi Bắc Giang: Nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

70% đường trục thôn, bản được cứng hóa

Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có 73 xã và 20 thôn, bản thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó còn có những thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Nhằm tiếp tục trợ lực cho vùng khó khăn, thời gian qua, tỉnh đã chú trọng phát triển hạ tầng giao thông, cải tạo, mở mới nhiều tuyến đường vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bắc Giang: Phát triển giao thông để tăng “kết nối” với vùng miền núi
Phát triển giao thông góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Trong giai đoạn 2021 – 2025, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Bắc Giang dành hơn 391 tỷ đồng để xây dựng đường dẫn, cầu Suối Xả, xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động và 9 dự án cứng hóa đường giao thông đến trung tâm các xã.

Cùng với tỉnh, các địa phương cũng có cơ chế, chính sách hỗ trợ cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn. Điển hình tại Sơn Động, huyện ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí nâng cấp, mở rộng tuyến đường xã, thôn, nội đồng giai đoạn 2022-2025 với tổng kinh phí dự kiến hơn 293 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện hơn 264 tỷ đồng, còn lại ngân sách cấp xã và người dân đóng góp.

Hay tại Lục Ngạn, huyện cũng bố trí kinh phí để mở rộng, nâng cấp một số tuyến đường dẫn lên các cầu, ngầm dân sinh.

Nhờ đó, đến nay, 100% xã đặc biệt khó khăn ở Bắc Giang, kể cả mùa mưa xe ô tô vẫn có thể vào được; 70% đường trục thôn, bản được cứng hóa. Việc phát triển giao thông góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã vươn lên thoát nghèo.

Nhu cầu về cầu, đường kết nối vùng miền núi còn lớn

Mặc dù giao thông khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số ở Bắc Giang đã được đầu tư mở rộng nhưng do đồng bào chủ yếu sống quanh núi và bị chia cắt bởi nhiều sông, suối nên nhu cầu về cầu, đường kết nối tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi rất lớn.

Là vùng trồng vải thiều lớn của Bắc Giang nhưng nhiều thôn như Thác Lười, Khuôn Tỏ, Khuôn Kén… (xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn) thương nhân không thể đưa xe tải đến tận vườn để thu mua, người dân phải vận chuyển bằng xe máy ra khu vực trung tâm xã. Một số xã khi mùa mưa bão đến dễ bị đứt gãy giao thông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế của bà con.

Theo ông Vi Thanh Quyền - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang: Tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn, hạ tầng giao thông còn hạn chế. Ngoài nguồn lực hỗ trợ, các địa phương cần tuyên truyền, vận động đồng bào hiến công, hiến của để nối dài, mở rộng các tuyến đường.

Được biết, trong giai đoạn 2022 – 2024, ngân sách tỉnh sẽ đầu tư hỗ trợ 150 tỷ đồng; ngân sách huyện và các nguồn vốn khác đối ứng 15,5 tỷ đồng. Nguồn vốn đối ứng của ngân sách huyện chủ yếu dành cho chi phí khảo sát, thiết kế, lập dự toán và đối ứng với các công trình ngầm, cầu có tổng mức đầu tư lớn hơn định mức hỗ trợ của UBND tỉnh (2 tỷ đồng/1 ngầm và 2,5 tỷ đồng/1 cầu dân sinh) hoặc những công trình ngầm, cầu cần phải giải phóng mặt bằng, đầu tư thêm đường dẫn tới chân công trình.

Do các công trình xây dựng đều ở vùng sâu, vùng xa, nên để phù hợp với điều kiện, năng lực quản lý, giám sát, đảm bảo chất lượng công trình, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã đề xuất chia làm 4 dự án, mỗi huyện một dự án thuộc 4 huyện: Sơn Động 79,930 tỷ đồng, Lục Ngạn 27,3 tỷ đồng, Lục Nam 45,22 tỷ đồng, Yên Thế 13,050 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án; chủ động thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn để nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí. Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện tiến hành rà soát những điểm đứt, gãy về giao thông trong mùa mưa, bão...

Tổng vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2023 gần 635 tỷ đồng. Tỉnh tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hợp lý để hoàn thành đường giao thông đến trung tâm xã, đường liên xã, đặc biệt giao thông đến các vùng khó khăn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư vùng dân tộc và miền núi chậm

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư vùng dân tộc và miền núi chậm

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Quảng Bình đang gặp nhiều vướng mắc, giải ngân chậm.
Hướng đi mới giải bài toán đầu ra cho mận Tam Hoa Bắc Hà

Hướng đi mới giải bài toán đầu ra cho mận Tam Hoa Bắc Hà

Cuối tháng 5, cao nguyên trắng Bắc Hà (Lào Cai) đã hấp dẫn nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm du lịch miệt vườn tại các đồi trồng mận Tam hoa chín đỏ.
Đảng bộ Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh): Điểm tựa vững chắc cho người dân

Đảng bộ Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh): Điểm tựa vững chắc cho người dân

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc trong huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) đã phát huy tinh thần sáng tạo trong lao động, học tập, ý chí vươn lên.
Nông sản Sơn La tiêu thụ tốt trên sàn thương mại điện tử

Nông sản Sơn La tiêu thụ tốt trên sàn thương mại điện tử

Các sàn thương mại điện tử đang là nơi tiêu thụ tốt các sản phẩm nông sản Sơn La.
Đắk Lắk: Xây dựng thương hiệu vải thiều vươn ra thế giới

Đắk Lắk: Xây dựng thương hiệu vải thiều vươn ra thế giới

Ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang khuyến khích nhân rộng diện tích trồng, xây dựng thành chuỗi thương hiệu vải thiều, giúp sản phẩm vươn lên tầm cao mới.

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Mới đây, Craft link đã tổ chức trình diễn “Nghệ thuật dệt lanh và vẽ sáp ong” của phụ nữ dân tộc Hmong hoa ở xã Chế Cu Nha nhằm lan tỏa nghề thủ công độc đáo.
Quảng Ninh: Ngày hội Kiêng gió của đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán có gì độc đáo?

Quảng Ninh: Ngày hội Kiêng gió của đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán có gì độc đáo?

Ngày hội kiêng gió là một trong những hoạt động văn hóa tinh thần đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) được tổ chức hằng năm.
Sức sống mới trên làng nghề dệt lanh Lùng Tám

Sức sống mới trên làng nghề dệt lanh Lùng Tám

Nhiều thanh niên trẻ chọn ở lại học và phát triển nghề dệt lanh truyền thống kết hợp làm du lịch đã giúp làng nghề Lùng Tám “sáng” lên từng ngày.
Người lưu giữ văn hoá Thái qua cổ vật

Người lưu giữ văn hoá Thái qua cổ vật

Ngôi nhà sàn tại huyện Con Cuông như ‘bảo tàng’ thu nhỏ trở thành nơi lưu giữ hơn 10.000 hiện vật cổ xưa của người Thái do chính tay ông Vi Văn Phúc sưu tầm.
Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo ở Yên Bái giảm nhanh, bình quân 4,6%/năm giai đoạn 2016-2021. Từ năm 2016 đến nay, có 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo.
Lào Cai: Thúc đẩy sản xuất và thương mại nông sản

Lào Cai: Thúc đẩy sản xuất và thương mại nông sản

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị phối hợp triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và thương mại nông sản trên địa bàn tỉnh.
3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

3 di sản văn hoá vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Hợp tác xã phát huy vai trò ‘trụ đỡ’ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An

Hợp tác xã phát huy vai trò ‘trụ đỡ’ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An

Nhiều hợp tác xã ở vùng miền núi Nghệ An do người dân tộc thiểu số làm chủ, đã mở ra hướng phát triển kinh tế hàng hóa cho bà con đồng bào dân tộc địa phương.
Du lịch nông nghiệp - giải pháp hiệu quả phát triển nông thôn

Du lịch nông nghiệp - giải pháp hiệu quả phát triển nông thôn

Phát triển du lịch nông thôn được xem là giải pháp đem lại cơ hội phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân địa phương, nhất là vùng dân tộc thiểu số
Chia sẻ cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh Tây Bắc phát triển

Chia sẻ cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp các tỉnh Tây Bắc phát triển

Ngày 13/5, Hiệp hội DN tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị liên kết, hợp tác, phát triển với Hiệp hội DN các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Hà Nội dẫn đầu cả nước trong nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội dẫn đầu cả nước trong nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội là địa phương điển hình tiên tiến, dẫn đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tập trung huy động nguồn lực trong xã hội để thực hiện công tác giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững.
Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Ý nghĩ nhân văn trong lễ bỏ mả của người Raglai

Lễ bỏ mả là nghi thức quan trọng nhất trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai, chứa đựng những yếu tố văn hóa nghệ thuật và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Vĩnh Phúc: Thành quả và định hướng trong xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Vĩnh Phúc: Thành quả và định hướng trong xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Hiện nay, 100% các xã miền núi tại tỉnh Vĩnh Phúc đã có trạm y tế xã, 100% các xã vùng dân tộc thiểu số, miền núi có nhà văn hoá hoặc điểm bưu điện văn hoá.
Tuần Giáo - Điện Biên: Nhiều chính sách xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc

Tuần Giáo - Điện Biên: Nhiều chính sách xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc

Huyện Tuần Giáo đặt mục tiêu tỷ lệ nghèo chung toàn huyện giảm từ 5,5% trở lên, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới.
Tháng 5 lên cùng Điện Biên Phủ: Thời gian đi cùng khát vọng phát triển

Tháng 5 lên cùng Điện Biên Phủ: Thời gian đi cùng khát vọng phát triển

Tháng 5 về trên mảnh đất Điện Biên Phủ, bầu trời cùng những cánh đồng lúa nơi chiến trường khốc liệt 69 năm trước như xanh hơn, thắm hơn.
Thương mại hoá sản phẩm của đồng bào miền núi: Câu chuyện từ thổ cẩm Lan Rừng

Thương mại hoá sản phẩm của đồng bào miền núi: Câu chuyện từ thổ cẩm Lan Rừng

Các sản phẩm thổ cẩm của HTX Lan Rừng đều làm thủ công rất tinh xảo, được thêu tay và dệt bằng khung cửi. Đây cũng là nét riêng giúp sản phẩm thương mại hoá.
Độc lạ món xôi bảy màu của dân tộc Nùng Dín

Độc lạ món xôi bảy màu của dân tộc Nùng Dín

Là món ăn chỉ có trong những ngày lễ tết, xôi bảy màu của dân tộc Nùng Dín (Mường Khương, Lào Cai) ngoài giá trị ẩm thực còn mang giá trị tâm linh sâu sắc.
Du lịch tạo sức bật cho nền kinh tế hàng hóa ở vùng cao Yên Minh (Hà Giang)

Du lịch tạo sức bật cho nền kinh tế hàng hóa ở vùng cao Yên Minh (Hà Giang)

Nhờ phát triển du lịch, nông sản, hàng hóa trên địa bàn huyện Yên Minh (Hà Giang) được tiêu thụ, nhờ đó đời sống người dân đã từng bước được cải thiện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động