Học sinh DTTS được tuyên dương tặng quà các năm |
80 xã, 370 thôn, bản ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn
Lên với các xã xa xôi, khó khăn của huyện Sốp Cộp (Sơn La), huyện Mường Tè (Lai Châu); huyện Mường Lát (Thanh Hóa) hay xã biên giới huyện Đức Cơ (Gia Lai), huyện Bờ Y (Kon Tum)…, không khó để bắt gặp những công trình giao thông, thủy lợi được xây dựng hoặc đổ bê tông kiên cố; những vườn cam, vườn cà phê, hồ tiêu, những rừng luồng, nương sắn, đồi chè xanh mướt. Làm nên những đổi thay này có sự đóng góp không nhỏ của Chương trình 135. Chương trình 135 giai đoạn 2011-2015 đã hỗ trợ sản xuất cho trên 1,33 triệu hộ, xây dựng 21.181 công trình giao thông, thủy lợi, điện...; duy tu 5.799 công trình đã đầu tư những năm trước. Nhờ có sự hỗ trợ này, tỷ lệ hộ nghèo vùng miền núi và DTTS đã giảm từ 35% (năm 2011) xuống còn 16,8 (cuối năm 2015). Kết thúc giai đoạn 2011- 2015 đã có 80 xã, 370 thôn, bản ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuổi
Với chính sách phát triển giáo dục - đào tạo đúng đắn, đến nay 100% xã ở vùng miền núi và DTTS có trường tiểu học, trung học cơ sở; tỷ lệ trường, lớp học được kiên cố hóa 84,6%; 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, nhiều nơi đã đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Toàn quốc hiện có 4 trường Học sinh DTTS được tuyên dương tặng quà các năm ngày 14/1/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về các nhóm chính sách và công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Tiếp theo đó là hơn 100 văn bản được các cơ quan có thẩm quyền ban hành liên quan đến chính sách dân tộc. Với các chính sách đi vào cuộc sống (giai đoạn 2011-2015), diện mạo, đời sống vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã có những đổi thay mạnh mẽ… dự bị đại học, với quy mô 3.000 học sinh/năm; 314 trường Phổ thông dân tộc nội trú, với quy mô 91.193 học sinh; tỷ lệ học sinh DTTS học trong các trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú chiếm 8% học sinh DTTS cả nước. Hàng năm, UBDT đã tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu. Số học sinh DTTS được tuyên dương năm sau nhiều hơn năm trước.
Cán bộ là người DTTS ngày càng tăng |
Cán bộ là người DTTS ngày càng tăng
Giai đoạn 2011-2015 cũng ghi nhận sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức DTTS và cán bộ công tác tại vùng miền núi và DTTS. Theo đó, tỷ lệ cán bộ người DTTS tham gia các cơ quan trong hệ thống chính trị ngày càng tăng. Nhiều tỉnh tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS khá cao như: Bắc Kạn 86%, Hà Giang 57%, Hòa Bình 52%, Tuyên Quang 38%... Một số bộ, ngành tỷ lệ này cũng đạt khá như: Ủy ban Dân tộc 24,2%, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao 8,2%, Bộ Tư pháp 8%, Bộ Kế hoạch - Đầu tư 5,5%, Bộ Tài chính 4,6% tổng số biên chế được giao.... Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp vùng miền núi và DTTS là 30 - 40% (riêng cấp xã hơn 60%) gần tương ứng với tỷ lệ dân số. Ngoài chính sách chung, một số địa phương đã ban hành chính sách thu hút, chế độ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của địa phương.
Do chính sách thuộc nhiều lĩnh vực, áp dụng cho nhiều vùng miền, với những đối tượng thụ hưởng là đồng bào DTTS có phong tục tập quán, xuất phát điểm khác nhau nên không tránh khỏi những bất cập, hạn chế, yếu kém. Tuy nhiên, về cơ bản, các chính sách đã có tác động mạnh mẽ, tạo sức lan tỏa sâu rộng, động viên đồng bào DTTS trên cả nước phát huy nội lực, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, xây dựng cuộc sống ngày càng no đủ, yên vui.