Ba cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam khi Hiệp định RCEP thực thi

Thời cơ để tiếp cận thương mại toàn cầu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam khi Hiệp định RCEP được thực thi với 15 thành viên.
Philippnes phê chuẩn Hiệp định RCEP: Chấp nhận thách thức Thực hiện hiệu quả, bảo đảm đúng lộ trình cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do

Kể từ ngày 2/6 vừa qua, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã chính thức có hiệu lực tại Philippines, đồng nghĩa, Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới hiện có hiệu lực đối với tất cả 15 thành viên. Kể từ khi được ký kết vào tháng 11 năm 2020 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, RCEP đã thúc đẩy thương mại - đầu tư trong và ngoài khu vực, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các nền kinh tế thành viên.

Ba cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam khi Hiệp định RCEP thực thi
Hiệp định RCEP thực thi sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh minh họa

Là một thành viên của RCEP, Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ổn định trong lĩnh vực nhập khẩu và xuất khẩu. Trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 730 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm trước đó (tương ứng tăng 61,2 tỷ USD). Tính chung 8 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 227,71 tỷ USD.

Bà Ee-Hui Tan, Giám đốc Khai thác của FedEx Việt Nam và Campuchia đánh giá: Việc Hiệp định RCEP có hiệu lực với tất cả 15 thành viên sẽ giúp Việt Nam đạt được nhiều lợi ích hơn nữa, như tăng cường vị thế thương mại, mang đến những tác động tích cực để thúc đẩy nền kinh tế đất nước đi lên.

Cụ thể, theo bà Ee-Hui Tan, RCEP là Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thứ 15 của Việt Nam, đồng thời cũng là FTA lớn nhất hiện nay, bao trùm một thị trường khổng lồ với ước tính 1/3 dân số toàn cầu, có cấu trúc thành viên đa dạng với 15 quốc gia và mang tiềm năng phát triển cao nhất. Theo lộ trình cam kết trong RCEP, các quốc gia thành viên sẽ cắt giảm thuế quan; mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư; giảm bớt các rào cản thương mại, củng cố mối quan hệ kinh tế và thương mại trong khu vực. Khi tiềm năng từ RCEP được các quốc gia thành viên khai thác hợp lý, kim ngạch thương mại và đầu tư của châu Á cùng với các nước đối tác sẽ tăng nhanh, tạo ra tác động tích cực đến chuỗi giá trị của khu vực.

Theo đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tham gia các chuỗi cung ứng mới do RCEP tạo ra nếu biết khai thác triệt để các lợi ích do Hiệp định mang lại, đặc biệt là trong môi trường đầu tư nhiều tiềm năng đi cùng với sự hỗ trợ hết mình của các chính sách, định hướng của Chính phủ Việt Nam.

“Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn chiếm 98% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam và đóng góp đáng kể vào bức tranh thương mại của Việt Nam, sẽ hưởng lợi khi RCEP mang đến các cơ hội giúp các doanh nghiệp phát triển lên những nấc thang cao hơn trong chuỗi cung ứng. Ngoài việc cắt giảm thuế quan, RCEP còn cung cấp các biện pháp thuận lợi hóa hải quan, dỡ bỏ các rào cản thương mại để các doanh nghiệp này có thể mở rộng không gian phát triển tại thị trường quốc tế, đồng thời xây dựng môi trường thuận lợi hóa đầu tư cạnh tranh, đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng ngoại thương chung của quốc gia”- bà Ee-Hui Tan chỉ ra.

Cũng theo bà Ee-Hui Tan, có 3 lợi ích chính cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp SMEs của Việt Nam khi RCEP thực thi.

Thứ nhất, cải thiện hiệu quả thông quan hàng hóa nhờ thủ tục hải quan được tinh giản. RCEP đánh giá cao đóng góp của các doanh nghiệp SMEs vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, do đó Hiệp định này tập trung thuận lợi hóa thương mại, giảm chi phí giao dịch sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua các biện pháp như: Kiểm tra trước khi giao hàng, xác định xuất xứ hàng hóa, xử lý trước khi hàng đến, xác định trước về mã số và trị giá hay Quản lý rủi ro, RCEP tạo ra khuôn khổ để đơn giản hóa thủ tục hải quan và đẩy nhanh tốc độ thông quan, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng, cũng như chuỗi giá trị và sản xuất khu vực hiệu quả hơn.

Thứ hai, tạo đà tăng trưởng thương mại. Một lợi ích lớn của RCEP đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam là các lịch trình loại bỏ thuế quan mà Hiệp định này đưa ra, tạo thuận lợi cho cả hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu với mức thuế quan hợp lý, dựa trên các cam kết cắt giảm thuế quan đã có và sẽ xóa bỏ khoảng 90% thuế nhập khẩu trong vòng 20 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Theo một báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam có khả năng sẽ đạt mức tăng thu nhập và thương mại cao nhất trong số các thành viên RCEP trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2035. Báo cáo của WB nêu cụ thể: Trong kịch bản tăng năng suất, gồm cả cú sốc về năng suất, thương mại sẽ là lĩnh vực có mức tăng mạnh nhất, với xuất khẩu tăng 11,4% và nhập khẩu tăng 9,2%. Dự báo này càng làm nổi bật tác động tích cực mà RCEP dự kiến sẽ mang lại đối với các hoạt động thương mại của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới cũng dự đoán khi các biện pháp phi thuế quan được cắt giảm nhờ RCEP, nhiều lĩnh vực sản xuất của Việt Nam sẽ ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, cao nhất là dệt may (16,2%) và tiếp đến là may mặc (14,9%). Mức tăng trưởng này không chỉ mang lại động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để mở rộng quy mô kinh doanh ra toàn cầu mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu của Việt Nam.

Thứ ba, mở đường cho những cơ hội đầu tư xuyên biên giới. Việc cắt giảm thuế quan của RCEP mang lại lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đang tìm cách mở rộng sự hiện diện trên thị trường thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới. Đầu tiên, doanh nghiệp SMEs có thể tối ưu chi phí sản xuất một cách hiệu quả bằng cách tiếp cận nguồn nguyên liệu thô có giá cả phải chăng hơn từ các nguồn cung quốc tế. Ngoài ra, các SMEs có thể định giá sản phẩm của họ cạnh tranh hơn khi tiếp cận thị trường nước ngoài trong bối cảnh lượng lớn số dòng thuế (từ 64%-82% số dòng thuế) được dỡ bỏ.

Tuy nhiên, những lợi ích này cũng đi kèm với không ít thách thức liên quan đến tốc độ giao hàng xuyên biên giới cũng như sự phức tạp của mạng lưới vận tải quốc tế. Để khai thác tối đa tiềm năng phát triển thương mại trong khu vực, doanh nghiệp SMEs ở Việt Nam cần có sự hỗ trợ của một đối tác hậu cần xuyên biên giới chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Những đối tác này có thể giúp các doanh nghiệp SMEs tận dụng được những lợi ích do RCEP mang lại và xử lý các loại thuế, quy tắc xuất nhập khẩu phức tạp, hay rủi ro trong quá trình vận chuyển do các yếu tố bên ngoài. “Là tập đoàn vận chuyển hàng đầu trên thế giới, FedEx luôn tích cực hỗ trợ các SMEs tại Việt Nam thông qua việc tổ chức các hội thảo hay diễn đàn trực tuyến về phương pháp “mở khóa” thành công đối với các cơ hội đầu tư thương mại xuyên biên giới”- bà Ee-Hui Tan chia sẻ thêm.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Sau hơn 3 năm thực thi, theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam - ông Olivier Brochet, lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn.
Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Bộ Tài chính đề xuất, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong thực hiện FTA Việt Nam - Israel sẽ giảm dần từ nay đến năm 2027.
Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Công tác phối hợp giữa 3 Bộ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực được thực hiện ráo riết trong thời gian qua.
Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hai năm thực thi RCEP, chi phí thương mại trong khu vực đã giảm đáng kể, chuỗi cung ứng đã liên kết chặt chẽ hơn, mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.

Tin cùng chuyên mục

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Với nhiều cơ hội theo các cam kết mang lại, song sau 5 năm dư địa thị trường từ Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn.
Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tăng trưởng, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Nhằm cải thiện công tác tuyên truyền, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, Cổng FTAP đang đẩy mạnh hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp.
Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Tuy nông sản luôn gia tăng về số lượng và giá trị xuất khẩu, nhưng lượng hàng hóa mang thương hiệu Việt xuất khẩu sang thị trường EU còn khá khiêm tốn.
Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Các thông tin, dữ liệu trên Cổng FTAP được hiển thị dưới dạng song ngữ Việt - Anh giúp cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hiểu thêm về nhau.
Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Trong Hiệp định RCEP, các cam kết về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại được quy định nhằm thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch.
Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cùng với các Bộ ngành khác, Bộ Công Thương thực hiện đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại trên Cổng FTAP.
Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng thông tin FTAP cung cấp thông tin, hỗ trợ tối đa các cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do mang lại tới doanh nghiệp.
Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Cơ hội Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mang lại song hành cùng các khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp, ngành hàng.
Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Từ kết quả khảo sát FTA Index, khuyến nghị đưa ra đối với doanh nghiệp là tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin yêu cầu của thị trường.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Hiện các cam kết về lao động, công đoàn của Việt Nam trong các FTA cũng như Hiệp định EVFTA cơ bản đã được nội luật hoá trong hệ thống pháp luật.
Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh không còn là xu hướng mà là yêu cầu tất yếu đối với nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là dệt may trước yêu cầu phát triển chung của toàn cầu.
Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Ưu đãi từ Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Gia Lai tận dụng hiệu quả, với kinh ngạch xuất khẩu vào thị trường EU tăng cao 60-70%
FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

Bộ chỉ số FTA Index sẽ là cơ sở quan trọng để Chính phủ và Quốc hội chỉ đạo, giám sát thực hiện FTA của các địa phương; là biện pháp cần thiết để tận dụng FTA.
Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Hiệp định EVFTA đã giúp xóa bỏ hoặc có lộ trình xoá bỏ hạn ngạch thuế quan từ ngày 1/8/2020 đối với khá nhiều sản phẩm giày dép của Việt Nam.
Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Các cam kết về thương mại điện tử trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm tăng cường mở cửa thị trường thông qua ứng dụng điện tử.
Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái được cho là giải pháp cấp thiết giúp ngành cà phê nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu thị trường, tận dụng tốt EVFTA.
Cổng FTAP - giao diện thân thiện, khoa học, tạo thuận lợi và tiện ích cho người dùng

Cổng FTAP - giao diện thân thiện, khoa học, tạo thuận lợi và tiện ích cho người dùng

Cổng FTAP là địa chỉ cung cấp công cụ tra cứu trực tuyến thông minh với giao diện thân thiện, khoa học, tạo sự thuận lợi và tiện ích cho người sử dụng.
FTA Index: Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index: Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA của chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.
Cổng FTAP khởi động các chuyên mục thông tin về Hiệp định CPTPP

Cổng FTAP khởi động các chuyên mục thông tin về Hiệp định CPTPP

Chỉ với một click chuột, ở bất cứ đâu, khi có nhu cầu, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm hiểu về Hiệp định CPTPP trên Cổng thông tin FTAP.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động