An ninh lương thực và thời cơ của ngành gạo: Kỳ 1 - Bấp bênh an ninh lương thực toàn cầu

Khi dân số thế giới đạt mốc 8 tỉ người vào năm 2022, nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chuyên gia, nhà khoa học bàn về an toàn thực phẩm và an ninh lương thực Các nước cấm xuất khẩu gạo; doanh nghiệp Việt được khuyến nghị hạn chế bán, tăng mua dự trữ

Cầu vượt cung, nhiều quốc gia cấm xuất khẩu gạo

Gần 2 tuần qua, cả thế giới chung một mối lo đó là đảm bảo an ninh lương thực do sự xoay chuyển khó đoán từ xuất khẩu sang tích trữ của một số cường quốc xuất khẩu nông sản. Nguyên nhân là do những tác động của Elnino đến sản lượng lương thực.

Câu chuyện bắt đầu nóng lên khi Ấn Độ dừng xuất khẩu một số loại gạo thường. Sau đó đến Nga rút khỏi Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Thỏa thuận sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen vốn được coi là phao cứu sinh đối với an ninh lương thực toàn cầu bị đổ vỡ đã gây ra một đòn giáng mạnh vào thị trường lương thực thế giới. Giá một số loại lương thực chủ chốt với người dân toàn cầu đã bật tăng trở lại.

Thực tế, vấn đề an ninh lương thực toàn cầu đã được các tổ chức quốc tế đưa ra cảnh báo từ nhiều năm gần đây bởi biến đổi khí hậu, khủng hoảng địa chính trị và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Theo báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP), thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực "với quy mô chưa từng có, lớn nhất trong lịch sử hiện đại".

Riêng trong năm 2023, theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo thế giới năm 2022/2023 được dự báo đạt mức 509,4 triệu tấn, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Fitch Solutions dự báo, sản lượng gạo toàn cầu đang giảm khiến lượng gạo thâm hụt lên đến 8,7 triệu tấn. Thâm hụt sẽ khiến giá gạo duy trì ở mức cao cho đến năm 2024.

Trong khi đó, xu hướng bảo hộ an ninh lương thực đang lan rộng. Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO) nhận định, tỷ lệ các quốc gia và vùng lãnh thổ không đảm bảo an ninh lương thực đã chiếm tới 30,4% dân số thế giới. Vì vậy, hiện nay có gần 30 quốc gia đã thực hiện siết chặt, hạn chế hoặc tạm dừng xuất khẩu lương thực nhằm bảo vệ nguồn cung nội địa.

An ninh lương thực và thời cơ của ngành gạo: Kỳ 1 - Bấp bênh an ninh lương thực toàn cầu
Gạo đang là chủ đề nóng trên các diễn đàn khi thế giới đang trong thời điểm cầu vượt cung.

Giá gạo toàn cầu tăng vọt

Các chuyên gia nhận định, động thái cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và các quốc gia khác đã ngay lập tức đã đẩy giá gạo tăng đột biến. Trong đó, giá gạo 5% của Thái Lan chốt phiên giao dịch mới nhất ngày 2/8/2023 đã được điều chỉnh lên mức 625 USD/tấn (cao hơn 132 USD/tấn so với thời điểm tháng 6/2023). Tương tự, gạo cùng loại của Việt Nam cũng tăng từ mức 498 USD/tấn lên mức 593 USD/tấn và là mức giá cao nhất được ghi nhận kể từ cơn sốt giá gạo lịch sử năm 2008 đến nay.

“Biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ trên toàn cầu khiến an ninh lương thực bị đe dọa. Việc một số nước ra lệnh cấm xuất khẩu gạo đã đã đẩy giá gạo toàn cầu tăng chóng mặt bởi cầu đang lớn hơn cung và nhiều nước đẩy mạnh thu mua gạo để phục vụ nhu cầu trong nước. Dự báo gạo trên thế giới sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới” - GS.TS. Võ Tòng Xuân nhận định.

Chỉ ra nguyên nhân giá gạo toàn cầu liên tục “nhảy múa”, ông Đỗ Hà Nam -Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam - cho biết: Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới khi chiếm tới 40% nên bất kỳ động thái nào từ quốc gia này chắc chắn ảnh hưởng lớn đến toàn cầu, đặc biệt là với những nước sử dụng nhiều gạo làm lương thực tiêu dùng. Chính vì vậy khi quốc gia này cấm xuất khẩu đã gây tác động lớn lên thị trường lương thực toàn cầu, dẫn đến việc giá cả biến động mạnh.

Cũng theo ông Đỗ Hà Nam, ngay các nước nhập khẩu khi nghe thông tin Ấn Độ cấm xuất khẩu đã trực tiếp liên hệ với doanh nghiệp Việt Nam và đưa ra giá cao hơn để mua. Từ đó tác động đến thị trường gạo trong nước và đẩy giá lúa, giá gạo ở nội địa lên cao trong những ngày qua.

Theo Tổ chức Lương tực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) thực trạng mất an ninh lương thực đã diễn ra trong nhiều năm nhưng đang lan rộng trên toàn cầu do cùng lúc chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng, đe dọa an ninh, sự ổn định chính trị kinh tế thế giới, đặc biệt khu vực châu Phi chịu thiệt hại nặng nề nhất do phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực. 45 quốc gia (33 quốc gia châu Phi, 9 quốc gia châu Á, 2 quốc gia châu Mỹ Latinh và Caribe, và 1 ở châu Âu) đang cần hỗ trợ lương thực nhập khẩu để tránh tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng.

Báo cáo Toàn cầu về Khủng hoảng Lương thực 2023 gần đây đã cho rằng khoảng 258 triệu người cần viện trợ lương thực khẩn cấp vào năm ngoái, tăng từ 193 triệu người vào năm trước.

Kỳ 2: Giá gạo tăng nhưng không dễ bán

Thùy Dương - Hà Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Ngày 24/4/2025, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu, thu hút 400 doanh nghiệp.
Hội thảo Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0

Hội thảo Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0

Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Hội nghị đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, năng lực quản lý trong công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là yếu tố sống còn với ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Qua 50 năm phát triển, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mexico ngày càng có nhiều bước tiến mới. Hiện có rất nhiều tiềm năng thương mại chờ được khai phá.
Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Từ phiên chợ quê đến hội chợ nông sản, xúc tiến thương mại đang tiếp sức cho hợp tác xã bứt phá và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu.
Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Bộ Công Thương khẳng định, không để gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi đơn vị cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI về Bộ Công Thương.
Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam xây dựng chính sách xúc tiến thương mại mang tính đột phá hơn sau sáp nhập.
Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch nước Lương Cường tới đây sẽ là xung lực mới, thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Lào sớm đạt mốc 10 tỷ USD.
Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Theo Quyết định 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, từ ngày 5/5/2025, VCCI chấm dứt việc cấp C/O, CNM và mã số REX.
Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Chiều ngày 22/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến và tổ chức triển khai Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Dù chưa vào chính vụ thu hoạch nhưng giá sầu riêng đang giảm. Nỗi lo 'sầu riêng' thành 'sầu chung' đang hiện hữu nếu vấn đề thị trường không sớm được giải quyết
Khai trương Trung tâm Logistics khép kín lớn nhất miền Bắc

Khai trương Trung tâm Logistics khép kín lớn nhất miền Bắc

Sáng 22/4, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang theo tiêu chuẩn xanh, thông minh, lớn nhất miền Bắc.
Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX đã uỷ quyền cho VCCI trước đó.
Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Sáng 22/4, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm “Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt” theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến.
Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

8 hội, hiệp hội tiếp tục kiến nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành liên quan về bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.
Chanh leo nhận

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Sau hơn 2 năm thí điểm nhập khẩu, giữa tháng 4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Diễn ra 6 ngày tại Hà Nội, Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã tại khu vực miền Bắc quy tụ 167 gian hàng đặc sắc
Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp tư nhân vươn lên mạnh mẽ, trở thành những thương hiệu quốc gia tiêu biểu, có sức lan tỏa và được thị trường trong nước và quốc tế ghi nhận.
Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng mạnh những năm qua đã phản ánh sức mạnh, nội lực vươn lên của các doanh nghiệp, thương hiệu hàng đầu trong nước.
Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Các chương trình xúc tiến thương mại xuất khẩu theo các lĩnh vực, ngành hàng hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp Đà Nẵng tiếp cận, mở rộng thị trường.
Top 10 thương hiệu giá trị và 100 thương hiệu mạnh Việt Nam

Top 10 thương hiệu giá trị và 100 thương hiệu mạnh Việt Nam

Ngày 20/4 hàng năm được chọn là Ngày Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, đánh dấu hành trình xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Xúc tiến thương mại được xác định là giải pháp quan trọng giúp khai mở và đa dạng thị trường, ổn định xuất khẩu trong bối cảnh thương mại thế giới bất ổn.
Mobile VerionPhiên bản di động