ABAC III 2022: Cơ hội để Việt Nam khẳng định thành tựu chống dịch và quảng bá môi trường đầu tư

Kỳ họp thứ III, Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC III) năm 2022 chính là cơ hội để Việt Nam khẳng định thành tựu chống dịch và quảng bá môi trường đầu tư.
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Thực hiện thường xuyên, liên tục Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư Kỳ họp III, Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC sẽ diễn ra tại Quảng Ninh từ 26-29/7

Với chủ đề “Nắm bắt - Tham gia - Kiến tạo”, Kỳ họp thứ III, Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC III) năm 2022 sẽ diễn ra tại TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) vào cuối tháng 7. Nhân sự kiện này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đồng thời là Chủ tịch ABAC Việt Nam.

Theo kế hoạch ban đầu, ABAC III 2022 sẽ được tổ chức tại Trung Quốc, nhưng sau đó lại chuyển quyền đăng cai sang Việt Nam. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về điều này?

Theo kế hoạch hoạt động của ABAC, trong năm 2022, ABAC có 4 kỳ họp, bao gồm: Kỳ 1 tại Singapore từ ngày 15-18/2; kỳ 2 từ ngày 25-28/4 tại Vancouver (Canada); kỳ 3 sẽ diễn ra tại Trung Quốc vào tháng 7/2022 và kỳ 4 tại Bangkok (Thái Lan) từ ngày 13-16/11/2022.

ABAC III 2022: Cơ hội để Việt Nam khẳng định thành tựu chống dịch và quảng bá môi trường đầu tư
Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI, Chủ tịch ABAC Việt Nam

Năm 2022, Thái Lan là Chủ tịch APEC, nên ABAC Thái Lan cũng nắm giữ vai trò Chủ tịch ABAC. Để khuyến khích sự giao lưu trực tiếp giữa các thành viên thời kỳ hậu Covid-19, Thái Lan chủ trương thực hiện các cuộc họp trực tiếp, hạn chế họp trực tuyến. Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan nên Kỳ họp ABAC III không thể tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Trung Quốc như dự kiến. Vì vậy, Chủ tịch ABAC 2022 là Thái Lan đã đề nghị ABAC Việt Nam giúp đăng cai tổ chức Kỳ họp III của ABAC trong tháng 7/2022.

Nhận thấy đây là thách thức không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội tốt để Việt Nam khẳng định, quảng bá thành tựu của nước ta trong cuộc chiến chống Covid-19, cũng như trong phục hồi, phát triển kinh tế, VCCI đã báo cáo và được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ủng hộ việc đăng cai tổ chức ABAC III.

Theo đó, Hội nghị ABAC III sẽ được tổ chức tại Hạ Long (Quảng Ninh), di sản thiên nhiên thế giới. Nhân dịp này, VCCI sẽ phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức 2 hoạt động quan trọng: Thứ nhất là Hội nghị xúc tiến đầu tư Quảng Ninh vào chiều ngày 26/7/2022 nhằm quảng bá về môi trường đầu tư kinh doanh và các cơ hội hợp tác của tỉnh với tên gọi “Quảng Ninh 2022: Hội tụ và lan tỏa”. Hoạt động thứ hai là Diễn đàn kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông, hướng đến hình thành liên kết kinh tế 4 địa phương dọc theo con đường cao tốc từ Hà Nội đến cửa khẩu Móng Cái, đó là Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, được tổ chức vào 15h30 chiều ngày 28/7.

Xin ông cho biết những nội dung gì sẽ được lãnh đạo APEC tập trung thảo luận tại ABAC III vào tháng 7?

Kỳ họp III có chủ đề “Nắm bắt, Tham gia, Kiến tạo” (Embrace, Engage, Enable). Với mong muốn nắm bắt những cơ hội khi thế giới đã kết nối trở lại; kiến tạo thông qua hợp tác đưa ra những ý tưởng, sáng kiến; và tham gia vào chuyển đổi số, phát triển bao trùm và bền vững.

ABAC III 2022: Cơ hội để Việt Nam khẳng định thành tựu chống dịch và quảng bá môi trường đầu tư
APEC có tổng dân số 2,9 tỷ người (38% dân số thế giới), tổng GDP của các thành viên tương đương 62% GDP toàn cầu (52 nghìn tỷ USD)

Những chủ đề được thảo luận trong Kỳ họp III là những vấn đề được cộng đồng doanh nghiệp khu vực đặc biệt quan tâm, hướng đến phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu. Đặc biệt, kỳ họp này của ABAC là sự kiện quan trọng để Hội đồng xây dựng báo cáo khuyến nghị của doanh nghiệp gửi lên các bộ trưởng phụ trách tài chính, các bộ trưởng phụ trách thương mại, các thống đốc ngân hàng và chuẩn bị nội dung cho Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo APEC với ABAC tại Tuần lễ cấp cao APEC 2022 vào tháng 11/2022 tại Thái Lan tới đây.

Kỳ họp ABAC III sẽ có khoảng 200 đại biểu (tham dự theo cả hai hình thức trực tuyến và trực tiếp trong đó có trên 130 đại biểu quốc tế sẽ đến Việt Nam tham dự trực tiếp), bao gồm các thành viên ABAC chính thức, thành viên ABAC dự khuyết là chủ tịch, CEO của các tập đoàn lớn tầm cỡ toàn cầu, một số quan chức APEC...

ABAC III tổ chức tại Việt Nam là cơ hội để chúng ta quảng bá về chính sách khuyến khích thương mại và đầu tư, giới thiệu môi trường kinh doanh thông thoáng thuận lợi của Việt Nam. Dự kiến, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự và phát biểu chào mừng tại phiên khai mạc Kỳ họp ABAC III.

Việc tổ chức ABAC III trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang phục hồi mạnh mẽ và tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt sẽ tạo ra những cơ hội như thế nào cho môi trường đầu tư, kinh doanh và nền kinh tế Việt Nam, thưa ông?

APEC là tổ chức quốc tế kết nối 21 nền kinh tế thành viên vành đai Thái Bình Dương được thành lập từ năm 1989, với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị, là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực, với mục tiêu chủ yếu là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. APEC quy tụ 15/30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, chiếm hơn 77% thương mại, gần 81% đầu tư trực tiếp và hơn 85% du lịch.

APEC có tổng dân số 2,9 tỷ người (38% dân số thế giới), tổng GDP của các thành viên tương đương 62% GDP toàn cầu (52 nghìn tỷ USD), về thương mại chiếm tới 50% thương mại toàn cầu. Trong số 21 thành viên APEC, có 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản); 9 thành viên Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) (Australia, Canada, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Mỹ).

Việc Việt Nam đồng ý đăng cai Kỳ họp III của ABAC được bạn bè quốc tế rất trân trọng và đánh giá cao những nỗ lực và đóng góp của Việt Nam trong cộng đồng APEC. VCCI đánh giá, Kỳ họp III của ABAC là sự kiện lớn và có ý nghĩa kinh tế - thương mại quan trọng, là nơi tập trung nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu, lãnh đạo của các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư uy tín và có ảnh hưởng lớn trong khu vực.

Theo đó, việc đăng cai kỳ họp III của ABAC sẽ tạo ra 3 cơ hội cho Việt Nam: Thứ nhất, thúc đẩy những ưu tiên của Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu ứng phó bệnh dịch, phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững; Thứ 2, là dịp để Việt Nam thể hiện là điểm sáng của đầu tư quốc tế trong thời kỳ “bình thường mới” với những chính sách đầu tư an toàn, cởi mở, hấp dẫn; chính phủ kiểm soát dịch bệnh một cách hiệu quả; đồng thời thể hiện tinh thần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; Thứ 3, nâng cao vị thế Viêt Nam trong ABAC nói riêng và APEC nói chung.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Hòa (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: môi trường đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản lý nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng chiến lược phát triển ngành Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, Bộ Công Thương không ngừng nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.
Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Phân bón là một trong những ngành tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đã mang lại những kết quả nhất định.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Luật Điện lực (sửa đổi) mở đường cho các cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch hơn; khuyến khích đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo.
Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Một trong những tiêu chí để được xuất hàng sang châu Âu mà doanh nghiệp cần ghi nhớ đó là thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có thúc đẩy bình đẳng giới.
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được triển khai 15 năm, mang lại hiệu quả tích cực trong việc khẳng định sự vươn mình của hàng Việt.
Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Công nghệ nhà máy điện hạt nhân hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên theo ông Lê Đại Diễn, Việt Nam nên sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.
Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành Công Thương.
TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Theo chuyên gia năng lượng, TS Hà Đăng Sơn, Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ giúp khơi thông các điểm nghẽn pháp lý trong phát triển điện lực ở Việt Nam.
Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Chuyển đổi số ngành Công Thương đang được đẩy mạnh với mục tiêu nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức nhưng công tác đào tạo vẫn gặp nhiều thách thức.
Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Trong quá trình chuyển đổi số, Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực số và thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức để bắt kịp xu thế.
Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa phải tạo nên những đột phá, để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận.
Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, loạt giải pháp của Bộ Công Thương giúp người tiêu dùng ưa thích hàng Việt Nam.
Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Cổng FTAP đã trở thành một địa chỉ cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, tái khởi động các dự án được xem là chiến lược hết sức quan trọng.
Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ về thách thức và cơ hội, đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Tài chính xanh đang trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam, với những cam kết mạnh mẽ và giải pháp thiết thực cho tương lai.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Tài chính xanh có vai trò then chốt trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam, hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Với mức giảm giá đến 100%, Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ dịp cuối năm và Tết 2025.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động