Thứ năm 15/05/2025 10:21

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Thực hiện thường xuyên, liên tục

Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam những năm gần đây đã có sự cải thiện tích cực. Song, thay vì hài lòng với kết quả đã đạt được, Việt Nam cần tiếp tục coi đây là công việc thường xuyên, liên tục - tiến trình không thể dừng lại, nếu không sẽ tụt hậu.

Xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững là một trong những trọng tâm cải cách của nền kinh tế, từ năm 2014 đến nay, Chính phủ đã liên tục ban hành Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua Nghị quyết số 19/NQ-CP (từ năm 2014 - 2018) và Nghị quyết 02/NQ-CP (từ năm 2019 - 2022). Nhờ đó, vị trí xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu đã được nâng lên đáng kể so với năm 2018. Cụ thể, chỉ số năng lực cạnh tranh 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới xếp thứ 67/141, tăng 10 bậc; Chính phủ điện tử của Liên Hợp quốc xếp thứ 86/165, tăng 2 bậc; phát triển bền vững xếp thứ 51/165, tăng 37 bậc và an toàn an ninh mạng (của Liên minh Viễn thông quốc tế) xếp thứ 25/194, tăng 25 bậc….

Ảnh minh họa

Đối với chất lượng môi trường kinh doanh, có đến gần 60% DN đánh giá môi trường kinh doanh trong nước đã cải thiện tốt hơn, rõ rệt hơn ở cả 10 lĩnh vực được nêu trong Nghị quyết 19 và Nghị quyết 02, trong đó, việc thành lập DN và tiếp cận điện năng được đánh giá có cải thiện tốt nhất. Đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong cải thiện môi trường kinh doanh, bà Đặng Tuyết Vinh - đại diện Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) - cho rằng, nỗ lực này đã được thể hiện qua chỉ số Môi trường kinh doanh của EuroCham (BCI) đã tăng 42 điểm lên 61 điểm vào tháng 1/2022.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), giai đoạn từ năm 2015 - 2019, việc cải thiện môi trường kinh doanh đã diễn ra mạnh mẽ và đạt được hiệu quả tích cực, nhiều nội dung kiến nghị của cộng đồng DN đã được các bộ, ngành tháo gỡ. Nhưng từ giữa năm 2019 - 2021, tinh thần cải cách có dấu hiệu chững lại. Đầu năm 2022, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP, thể hiện rõ thông điệp tiếp tục đẩy mạnh cải cách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo niềm tin về sự đồng hành của Chính phủ với DN. Nghị quyết lựa chọn một số vấn đề và nội dung trọng tâm cải cách cho giai đoạn 2022 - 2025.

Để những quyết tâm của Chính phủ đi vào thực tiễn, tạo sức lan tỏa cho môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, rất cần sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ của các cấp, ngành, địa phương và cộng đồng DN.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ coi trọng thị trường Việt Nam

WFIS 2025 vinh danh hai lãnh đạo công nghệ của Techcombank dẫn dắt hành trình chuyển đổi số của ngân hàng

Khai trương phòng chờ Techcombank Private Lounge

Thủ tướng chỉ đạo công khai kết luận thanh tra vàng

Làm gì để doanh nghiệp miền Trung tiếp cận tín dụng xanh?

Nghị quyết 68: Thêm động lực cho thị trường chứng khoán

Prudential ra mắt sản phẩm bảo hiểm mới, tối ưu quyền lợi tài chính

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp Ấn Độ

Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

Mirae Asset 'đãi cát tìm vàng' sau mùa báo cáo quý I/2025

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán

App ngân hàng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

Ngân hàng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Pi Network tăng giá: Cẩn trọng trước làn sóng đầu cơ mới

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Từng bước gỡ 'mạng nhện sở hữu chéo' trong hệ thống ngân hàng

Mới nhất: Từ 1/7/2025 chi trả lương hưu qua ba hình thức