8 "điểm sáng" trong bức tranh kinh tế Việt Nam

Có nhiều dư địa để phục hồi tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2022, tuy nhiên, Việt Nam vẫn “cẩn trọng” với diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Kinh tế Việt Nam chịu tác động như thế nào từ "làn sóng tăng lãi suất" của các quốc gia? Tết Độc lập và triển vọng bứt phá kinh tế Việt Nam

8 “điểm sáng” ấn tượng

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chỉ ra 8 điểm sáng ấn tượng trong bức tranh kinh tế Việt Nam, bao gồm: Thứ nhất, về nông nghiệp. tính đến trung tuần tháng 8/2022, cả nước thu hoạch được 1.112,7 nghìn ha lúa hè thu, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng gỗ khai thác 8 tháng năm 2022 ước đạt 11,9 triệu m3, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 3.172,2 nghìn tấn, tăng 7%...

Thứ hai, ngành công nghiệp phục hồi nhanh, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8/2022 tăng cao trong bảy tháng liên tiếp, ước tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó chỉ số sản xuất của ngành chế biến chế tạo tăng 16,2%. Tính chung 8 tháng năm 2022, chỉ số IIP tăng 9,4%, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao.

Thứ ba, hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 8/2022 phục hồi ở hầu hết các ngành, đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước và dần lấy lại quy mô so với năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

‘"Tính chung 8 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó bán lẻ hàng hóa tăng 15,4% (tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2019)’ – bà Nguyễn Thị Hương thông tin.

8 "điểm sáng" trong bức tranh kinh tế Việt Nam
Tính chung 8 tháng năm 2022, chỉ số IIP tăng 9,4%, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao

Thứ 4, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8/2022 đạt 486,4 nghìn lượt người, tăng 38% so với tháng trước và gấp 52,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng, khách quốc tế đến nước ta đạt 1.441 nghìn lượt người, gấp 13,7 lần cùng kỳ năm 2021.

Thứ năm, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì mức tăng cao, tính chung 8 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 497,64 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 13,6%. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD, là điểm sáng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn.

Thứ sáu, doanh nghiệp thích ứng tốt với bối cảnh mới, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tiếp tục tăng cao. Trong 8 tháng, cả nước có 101,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 1.136,3 nghìn tỷ đồng, tăng 24,2% về số doanh nghiệp, tăng 0,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp tham gia thị trường 8 tháng năm 2022 đạt 149,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ bảy, vốn đầu tư tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 8 tháng ước tính tăng 16,9%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,5%, cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua.

Thứ tám, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,79% của bình quân 8 tháng năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của bình quân 8 tháng năm 2020 (3,96%). Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 1,64%.

8 "điểm sáng" trong bức tranh kinh tế Việt Nam
Tính chung 8 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 497,64 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước

Áp lực vẫn rất lớn

Mặc dù có những tín hiệu tích cực, ổn định vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo trong 8 tháng đầu năm. Cùng với đó, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng 3,6% so với cùng kỹ năm trước, tính chung 8 tháng tăng 2,58%, tương đương cùng kỳ các năm 2018-202, giá lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng giảm nhẹ. Nguồn cung điện, xăng dầu đảm bảo khi các cơ quan chức năng kịp thời chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoạt động không đúng quy định, chủ động phương án điều hành, tạo dư địa hỗ trợ giá xăng dầu trong trường hợp cần thiết.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, đã và sẽ tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của nước ta trong những tháng tới. Cùng đó, diễn biến lạm phát, lãi suất, tỷ giá và nguy cơ suy thoái kinh tế của kinh tế thế giới là thách thức lớn nhất đối với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Giá xăng dầu, lương thực, thép, phân bón.... thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng rất khó dự báo; thiếu hụt, gián đoạn nguồn cung, chi phí sản xuất, vận tải toàn cầu gia tăng... tạo áp lực lên lạm phát, giá cả hàng hóa trong nước. Những yếu tố này chưa giải quyết trong ngắn hạn do căng thẳng Nga-Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, khó đoán định; lạm phát cao, kéo dài tại nhiều nền kinh tế lớn; xu hướng gia tăng bảo hộ ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ…

Cụ thể, theo TS Lương Văn Khôi – Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Xu hướng tăng lạm phát đã hình thành cùng chiều với xu hướng tăng giá nguyên liệu và năng lượng trên thế giới và dự kiến sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, chủ yếu do các yếu tố: Chi phí đẩy; Lạm phát kỳ vọng tăng; Áp lực tăng giá cả từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong nước; Áp lực tăng giá các mặt hàng nhà nước quản lý (điện, nước, y tế, giáo dục); Lạm phát do cầu kéo bởi hoạt động du lịch tăng trưởng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát; thiên tai, dịch bệnh bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm.

"Ngoài ra, do độ trễ của chính sách tài khóa và tiền tệ nên với các áp lực nêu trên, lạm phát không chỉ tăng trong năm 2022 mà có thể tiếp diễn trong năm 2023 nêu không có các giải pháp kịp thời kiềm chế" - ông Lương Văn Khôi khẳng định.

Trên cơ sở phân tích trên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những tháng cuối năm 2022 các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện các Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023); chủ động ứng phó linh hoạt, kịp thời với các tình huống phát sinh, đồng thời tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp căn cơ trong trung và dài hạn để phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển 5 năm đề ra; bảo đảm hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa việc thực hiện các giải pháp để vừa phục hồi, vừa tăng trưởng vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát...

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Nhu cầu mua sắm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cuối năm được kỳ vọng sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại, trong đó có mảng vay tiêu dùng của các công ty tài chính.
Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 12/11 đã khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần Miza trên sàn UPCoM HNX với mã MZG.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), trong quý 3/2024, doanh thu khai thác mới khối bảo hiểm nhân thọ (BHNT) đạt hơn 5.934 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Manulife Việt Nam nâng cấp sản phẩm "Sống khỏe mỗi ngày" lên phiên bản năm 2024 với tính linh hoạt tối đa, chi phí hợp lý và thời hạn bảo vệ lên tới 75 tuổi
Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng, đưa Việt Nam trở thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Theo thông tin từ EuroCham, hơn 69% doanh nghiệp châu Âu nhận định lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Từ tháng 11, khách hàng có thể mở tài khoản và cập nhật sinh trắc học trên Techcombank Mobile bằng hình thức xác thực điện tử thông qua kết nối ứng dụng VNeID.
Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Tuần qua, thị trường chứng khoán tiếp tục diễn biến giằng co khi tâm lý nhà đầu tư tiếp tục thận trọng. Kết tuần, chỉ số VN-Index giảm 2,33 điểm so tuần trước.
Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Theo VIS Rating, trong 10 tháng qua, tổng giá trị trái phiếu chậm trả mới chỉ đạt 16.600 tỷ đồng, giảm mạnh so với 137.600 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Chương trình cho vay giải quyết việc làm đã có 12.665 lượt khách hàng vay vốn với số tiền 936 tỷ đồn
Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến hết tháng 10, tín dụng đã tăng trên 10%, tuy nhiên sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân còn thấp.
Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Techcom Capital đã hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng tiền thuế vào ngân sách nhà nước nâng tổng tiền thuế đã đóng kỳ 2022 - 2023 lên 114,3 tỷ đồng.
Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Bộ Tài chính vừa có thông tin về quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký cấp phép tại Việt Nam cùng đề xuất nộp thay thuế.
Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) ký kết thỏa thuận hợp tác, mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực bancassurance tại Việt Nam.
Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Để triển khai các dự án PPP, theo Tổng Giám đốc HHV, các dự án trước khi được ngân hàng rót vốn huy động đều phải qua quá trình thẩm định chặt chẽ.
Giá vàng giảm

Giá vàng giảm 'chóng mặt', có thể có hành vi thao túng thị trường

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khả năng có sự tồn tại hành vi thao túng thị trường, dẫn đến tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và thế giới.
VietinBank thông báo các trường hợp khách hàng, tổ chức bị tạm dừng giao dịch từ đầu năm 2025

VietinBank thông báo các trường hợp khách hàng, tổ chức bị tạm dừng giao dịch từ đầu năm 2025

Từ ngày 01/01/2025, tài khoản thanh toán sẽ bị tạm dừng giao dịch thanh toán, rút tiền khi giấy tờ tùy thân của khách hàng và người có liên quan hết hiệu lực.
Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV tổ chức Lễ khai trương Chi nhánh BIC Thanh Hóa. Đây là đơn vị thành viên thứ 36 của BIC, chính thức hoạt động từ ngày 01/11/2024.
Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 94,6 nghìn tỷ đồng.
Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất thực hiện Đề án một triệu héc-ta lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm tối thiểu 1%/năm.
Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

Theo Nghị định 146/2024/NĐ-CP ngày 6/11/2024 vừa được Chính phủ ban hành, từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Ngày 4/11, tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024.
Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng.
Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Sau bầu cử Tổng thống Mỹ, vàng được dự đoán sẽ biến động mang tính trung và dài hạn, chứ không phải ngắn hạn. Còn chứng khoán vẫn khó kiếm tiền.
Thu ngân sách nhà nước 10 tháng tăng 17,3%

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng tăng 17,3%

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng năm 2024 tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chi ngân sách nhà nước tăng 4,1% so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động