8 điểm mới quan trọng của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Với 16 chương và 237 điều, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Quốc hội vào tháng 10/2022.
Luật Đất đai sửa đổi sẽ xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường Cần thể chế hóa quan điểm, chủ trương mới vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Sự cần thiết sửa Luật Đất đai năm 2013

Phát biểu tại Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức vào chiều ngày 4/8, nhiều ý kiến đều cho rằng, Luật Đất đai là đạo luật lớn, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, tác động đến từng gia đình, cá nhân và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi có nhiều điểm mới
Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức vào chiều ngày 4/8

Sau hơn 8 năm tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và khả thi cho việc khai thác và sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác nguồn lực đất đai cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặt biệt là việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nhà ở đô thị, tạo điều kiện cho đất đai tham gia vào thị trường bất động sản, tạo ra những động lực mạnh mẽ cho phát triển đô thị, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước…

Tuy nhiên, theo ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, sau hơn 8 năm thực hiện, Luật Đất đai năm 2013 cũng bộc lộ những tồn tại, do thủ tục hành chính rườm rà, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, cản trở trong tiếp cận đất đai.

Qua điều tra vào năm 2021 cho thấy hơn 53% doanh nghiệp cho biết gặp cản trở về tiếp cận đất đai. Cùng với đó, nhiều vụ việc liên quan đến đất đai vẫn tiềm ẩn những vấn đề về thiệt hại kinh tế, những vụ tham nhũng liên quan đến đất đai vẫn còn nhiều. Tỷ lệ số vụ tố cáo, khiếu nại liên quan đến đất đai còn lớn, chiếm trên 70% số vụ tố cáo khiếu nại…

Trong bối cảnh đó, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013. Nghiên cứu quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Từ những phân tích, các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết, nhằm khắc phục những tồn tại trên và phù hợp với những thay đổi hiện nay của nền kinh tế và đời sống xã hội.

Về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được Bộ Tài Nguyên và Môi trường lấy ý kiến, ông Lê Thanh Khuyến - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) – cho biết: Bố cục của dự thảo gồm 16 chương và 237 điều.

Mục đích của dự thảo nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để quản lý, sử dụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi có nhiều điểm mới
Luật Đất đai sửa đổi đưa ra 8 điểm đổi mới quan trọng

8 điểm mới quan trọng của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Theo đó, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Luật Đất đai sửa đổi đưa ra 8 điểm đổi mới quan trọng. Thứ nhất, dự thảo quy định cụ thể hơn quyền và trách nhiệm của nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý đối với đất đai và quyền, nghĩa vụ của công dân đối với đất đai bảo đảm tuân thủ chặt chẽ các quy định của Hiến pháp về sở hữu đất đai và quyền con người.

Thứ hai, hoàn thiện đồng bộ các quy định về xây dựng hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai đồng bộ ở 3 cấp, gắn với quy hoạch đô thị, xây dựng, hạ tầng để đảm bảo phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau phát triển...

Thứ ba, công khai, minh bạch bình đẳng trong giao đất, cho thuê đất, chủ yếu giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất nhằm huy động các nguồn lực xã hội. Quy định cụ thể đối với các trường hợp cho thuê đất trả tiền một lần, cho thuê đất trả tiền hàng năm để đảm bảo dễ thực thi, dễ kiểm tra, dễ giám sát, tạo nguồn thu ổn định vào tạo điều kiện cho người sử dụng đất chủ động hạch toán sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, phân cấp thẩm quyền cho các địa phương trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn để khơi thông nguồn lực, đồng thời, phải đi đôi với kiểm soát chặt chẽ, thiết lập các cơ chế quản lý của trung ương, thông qua quy định về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai tập trung, thống nhất kiểm soát và quản lý mọi biến động của thửa đất được cập nhật theo thời gian thực từ địa phương về trung ương...

Thứ năm, tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch trong thu hồi đất thông qua quy định cụ thể về thẩm quyền, điều kiện, tiêu chí thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; chỉ được thu hồi đất sau khi hoàn thành bố trí tái định cư, trừ trường hợp tái định cư tại chỗ; giải quyết hài hoà lợi ích giữa nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư thông qua chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bảo đảm vấn đề an sinh bền vững cho người có đất bị thu hồi.

Thứ sáu, chuyển trọng tâm từ phương thức quản lý về hành chính sang thực hiện đồng bộ các công cụ kinh tế, quy hoạch, hành chính để quản lý, điều tiết các quan hệ đất đai. Bỏ khung giá đất, đồng thời hoàn thiện các quy định về giá đất theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch…

Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện các quyền của người sử dụng đất để thúc đẩy thương mại hoá quyền sử dụng đất, vốn hoá thị trường, phát huy nguồn lực đất đai, nhất là quyền chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm; mở rộng hạn mức, đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp cùng các cơ chế góp quyền sử dụng đất để thúc đẩy tập trung đất đai, tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp nông nghiệp...

Thứ tám, hoàn thiện các quy định về chế độ sử dụng đất đa mục đích, đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, đất tôn giáo kết hợp với mục đích khác, đất mặt nước sử dụng đa mục đích, sử dụng không gian ngầm, trên không,… để khởi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất nguồn lực tài nguyên đất đai, phù hợp với xu thế phát triển.

Đánh giá cao dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, tuy nhiên, nhiều đại biểu vẫn cho rằng dự thảo vẫn cần tiếp tục được lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Quốc hội vào tháng 10/2022. Trong đó, liên quan đến Điều 130 về Bảng giá đất, theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, cần xác định rõ như thế nào là giá đất phổ biến trên thị trường có sự biến động để làm căn cứ điều chỉnh bảng giá đất. Bởi thực tế hiện nay, giá đất trên thị trường luôn luôn có sự biến động từng ngày. Việc biến động giá đất trên thị trường xuất phát từ nhiều lý do và luôn có tình trạng cố tình thổi giá. Việc Nhà nước xây dựng Bảng giá đất và áp dụng trong trường hợp quy định tại Khoản 3 sẽ tác động trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng đất.

"Vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào sự biến động giá đất trên thị trường để làm căn cứ điều chỉnh bảng giá đất trong năm thì bảng giá đất sẽ được điều chỉnh liên tục, như vậy sẽ thiếu tính ổn định và gây nhiều ý kiến ranh cãi, không thống nhất" - ông Nguyễn Quốc Hiệp khẳng định.

Phát biểu tại hội thảo góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, đây là chủ đề còn rất nhiều vấn đề phải bàn, do đó Bộ Tài Nguyên và Môi trường lắng nghe và tiếp thu các ý kiến góp ý để tiếp tục hoàn thiên dự thảo Luật trong thời gian tới.

Dự án Luật Đất đai sửa đổi dự kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, tháng 10/2022 và kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5/2023. Đồng thời, thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10/2023.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Đất đai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bất động sản công nghiệp quý I: Lấp đầy nhanh, giá thuê tăng nhẹ

Bất động sản công nghiệp quý I: Lấp đầy nhanh, giá thuê tăng nhẹ

Thị trường bất động sản công nghiệp phía Nam tương đối khả quan trong quý I/2025 với tỷ lệ lấp đầy đạt 89%, giá thuê tiếp tục tăng nhẹ.
Đà Nẵng: Vì sao hồ sơ chuyển nhượng đất đai tăng đột biến?

Đà Nẵng: Vì sao hồ sơ chuyển nhượng đất đai tăng đột biến?

Lượng người dân đến làm thủ tục chuyển nhượng đất đai tại quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) tăng mạnh trong hai tuần gần đây.
Nhiều

Nhiều 'đại bàng' bất động sản chọn Hoài Đức để đầu tư

Hoài Đức, huyện cửa ngõ phía Tây Thủ đô đang nổi lên như một "điểm đến chiến lược" được giới đầu tư bất động sản săn đón.
Thanh Xuan Valley: Biểu tượng sống mới, quy tụ tinh hoa

Thanh Xuan Valley: Biểu tượng sống mới, quy tụ tinh hoa

Lần đầu khảo sát địa hình, đoàn chuyên gia quốc tế WATG (Mỹ) không khỏi bất ngờ: “Thanh Xuan Valley là điểm đến có thiên nhiên và địa thế hiếm thấy”.
Sốt đất Thái Nguyên: ‘Nóng’ như hội, giá bật đỉnh theo ngày

Sốt đất Thái Nguyên: ‘Nóng’ như hội, giá bật đỉnh theo ngày

Giá đất tại nhiều khu vực của Thái Nguyên tăng chóng mặt, các nhà đầu tư ùn ùn kéo về như trẩy hội. Nhà đầu tư cần lưu ý gì?

Tin cùng chuyên mục

Yếu tố khiến bất động sản TP. Hồ Chí Minh hút nhà đầu tư phía Bắc

Yếu tố khiến bất động sản TP. Hồ Chí Minh hút nhà đầu tư phía Bắc

Thị trường bất động sản toàn quốc bước vào giai đoạn hồi phục sau thời gian trầm lắng, TP. Hồ Chí Minh là điểm đến được giới đầu tư phía Bắc đặc biệt quan tâm.
Vì sao thị trường bất động sản vẫn ‘nguội lạnh’?

Vì sao thị trường bất động sản vẫn ‘nguội lạnh’?

Theo chuyên gia, thị trường bất động sản quý I/2025 dù có tín hiệu tích cực nhưng chưa đáp ứng sự mong đợi từ người dân và các nhà đầu tư.
Bất động sản ngõ nhỏ Hà Nội: Vì sao giá vẫn

Bất động sản ngõ nhỏ Hà Nội: Vì sao giá vẫn 'nóng'?

Phân khúc nhà trong ngõ tại khu vực nội đô lại chứng kiến đà tăng giá mạnh, thậm chí ngang ngửa nhà mặt phố. Vậy điều gì đang thúc đẩy xu hướng này?
Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh 'khủng' của Sunshine Group 2025: Doanh thu và lợi nhuận dự kiến tăng gần 20 lần

Ngày 4/4, Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunshine công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 với chỉ tiêu tham vọng, đánh dấu bước ngoặt chiến lược giai đoạn phát triển mới
Giá đất thổ cư Hà Nội tăng mạnh, nên mua khu vực nào?

Giá đất thổ cư Hà Nội tăng mạnh, nên mua khu vực nào?

Hạ tầng bứt phá và làn sóng dịch chuyển ra ngoài trung tâm đang khiến đất vùng ven Hà Nội trở thành “điểm nóng” hút nhà đầu tư. Vậy, khu vực nào đáng đầu tư?
Yếu tố nào tạo sức hút của bất động sản Hà Nam?

Yếu tố nào tạo sức hút của bất động sản Hà Nam?

Với đà phát triển công nghiệp cùng làn sóng đầu tư hạ tầng đã biến Hà Nam từ 'vùng trũng' thành yếu tố mang sức hút mới trên bản đồ bất động sản miền Bắc.
Giá đất có tăng trước tin Hà Nội giảm 50% xã, phường?

Giá đất có tăng trước tin Hà Nội giảm 50% xã, phường?

Hà Nội dự kiến giảm 50% số xã, phường. Liệu giá đất sẽ tăng "nóng" hay đây chỉ là “đòn gió” làm nhiễu thị trường?
Bài toán thanh khoản bất động sản sau tin đồn sáp nhập tỉnh

Bài toán thanh khoản bất động sản sau tin đồn sáp nhập tỉnh

Hậu cơn "sốt đất" theo tin đồn sáp nhập tỉnh là bài toán lớn về thanh khoản cho các nhà đầu tư rót vốn với kỳ vọng sinh lời.
Vì sao đất đấu giá là kênh đầu tư an toàn?

Vì sao đất đấu giá là kênh đầu tư an toàn?

Đất đấu giá sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về pháp lý, trình tự thủ tục chuyển nhượng so với những loại đất khác nên được coi là kênh đầu tư an toàn.
Nóng: Dự án Hanoi Melody Residences nhận sổ đỏ toàn khu

Nóng: Dự án Hanoi Melody Residences nhận sổ đỏ toàn khu

Dự án Hanoi Melody Residences đã được cấp sổ đỏ, đánh dấu một cột mốc pháp lý quan trọng.
Hà Nội: Hoang hóa dự án chậm triển khai ở Hà Đông

Hà Nội: Hoang hóa dự án chậm triển khai ở Hà Đông

Dự án khu dân cư mới và khu đất dịch vụ phường Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) dù được đầu tư hạ tầng từ năm 2010 nhưng đến nay hoang hóa.
Nghịch lý bất động sản: Nơi

Nghịch lý bất động sản: Nơi 'sốt' đất, chỗ ảm đạm!

Thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2025 đang chứng kiến bức tranh nhiều mảng đối lập, với sự phân hóa rõ rệt giữa các khu vực và phân khúc.
Vì sao bất động sản nghỉ dưỡng vẫn ‘lặng sóng’?

Vì sao bất động sản nghỉ dưỡng vẫn ‘lặng sóng’?

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản khác "nóng" lên từng ngày, thì bất động sản nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”, nguyên nhân do đâu?
Nhiều nhà đầu tư đổ về

Nhiều nhà đầu tư đổ về 'săn' bất động sản Quy Nhơn

Thời gian qua, thị trường bất động sản tại Quy Nhơn chứng kiến sự săn đón của các nhà đầu tư đến từ các thành phố lớn như: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Khu vực nào của tỉnh Ninh Bình giá đất tăng chóng mặt?

Khu vực nào của tỉnh Ninh Bình giá đất tăng chóng mặt?

Thị trường bất động sản tỉnh Ninh Bình đang chứng kiến một đợt tăng giá chóng mặt, nhiều nhà đầu tư đổ xô về đây tìm kiếm, vậy khu vực nào đang là điểm nóng?
Flamingo Hải Tiến báo lãi 151 tỷ đồng trong năm 2024

Flamingo Hải Tiến báo lãi 151 tỷ đồng trong năm 2024

Nhờ bàn giao các căn biệt thự Ibiza, năm 2024, Công ty TNHH Flamingo Hải Tiến đã ghi nhận 1.663 tỷ đồng doanh thu, tương ứng lợi nhuận đạt 151 tỷ đồng.
Loạt doanh nghiệp bất động sản phía Nam đua nhau

Loạt doanh nghiệp bất động sản phía Nam đua nhau 'bung hàng'

Sau giai đoạn trầm lắng, thị trường bất động sản khu vực phía Nam đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi tích cực khi doanh nghiệp địa ốc đua nhau ra dự án mới.
Hệ lụy lợi dụng tin đồn sáp nhập tỉnh để

Hệ lụy lợi dụng tin đồn sáp nhập tỉnh để 'thổi giá' đất

Thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng "sốt" giá khi có tin đồn về việc sáp nhập tỉnh, điều này gây ra nhiều hệ lụy đối với nền kinh tế.
Hà Nội: Cận cảnh đường nối hai quận dự kiến thông xe vào tháng 5

Hà Nội: Cận cảnh đường nối hai quận dự kiến thông xe vào tháng 5

Theo ghi nhận, dự án đường nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông đang thi công hoàn thiện những hạng mục cuối cùng, sẵn sàng thông xe toàn tuyến vào tháng 5.
Giá chung cư có giảm sau nỗi lo động đất?

Giá chung cư có giảm sau nỗi lo động đất?

Sự việc ảnh hưởng của động đất tại Myanmar gây nứt tường hơn 300 căn hộ chung cư tại TP. Hồ Chí Minh đã làm dấy lên lo ngại giá chung cư sẽ giảm.
Mobile VerionPhiên bản di động