Chủ nhật 20/04/2025 02:29

7 doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị Hàn Quốc tăng kiểm tra đối với thực phẩm bảo quản bằng đường

7 doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị tăng cường kiểm tra đối với màu tổng hợp hữu cơ thực phẩm bảo quản bằng đường trong thời gian 1 năm, từ 30/9/2024 đến 29/9/2025.

Theo Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) sẽ mở rộng phạm vi thực phẩm phải chịu kiểm tra khi nhập khẩu vào quốc gia này. Trong đó, bao gồm những mặt hàng mà Hàn Quốc đánh giá là không tuân thủ quy định khi kiểm tra tại biên giới, hoặc lo ngại về rủi ro an toàn.

7 doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị Hàn Quốc siết quản lý màu tổng hợp trong thực phẩm bọc đường

Theo đó, từ 30/9/2024 - 29/9/2025, MFDS sẽ tăng cường kiểm tra về màu tổng hợp hữu cơ của thực phẩm bảo quản bằng đường, ngoại trừ sản phẩm được đóng gói kín và tiệt trùng bằng nhiệt đối với 7 cơ sở sản xuất thực phẩm của Việt Nam.

Cụ thể: Chi nhánh Công ty TNHH ATL Global (Đồng Nai), Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế C&C (Sơn La), Công ty TNHH Sunrise Ins (Đồng Tháp), Công ty TNHH One Food Việt Nam (Thái Bình) và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Hoàng Tuấn Khoa, Công ty TNHH Sao Khuê SG, Công ty TNHH Lê Trung Thiên (cùng thuộc TP Hồ Chí Minh).

Ngoài 7 doanh nghiệp (DN) kể trên của Việt Nam, các tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới, nếu có ý định xuất khẩu thực phẩm sang Hàn Quốc, phải được nước này kiểm tra và nộp báo cáo thử nghiệm tại 48 phòng thí nghiệm được MFDS chấp thuận khi làm tờ khai nhập khẩu.

Trong số những phòng thí nghiệm này, 8 cơ sở đặt tại Việt Nam, gồm 6 Trung tâm Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường vùng (NAFIQPM 1-6), cùng với Phòng thí nghiệm chi nhánh Cần Thơ, Công ty TNHH Intertek Việt Nam và Công ty TNHH SGS Việt Nam - Phòng Thí nghiệm Thực phẩm.

Ông Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - cho biết, MFDS yêu cầu các nước xuất khẩu thực phẩm vào Hàn Quốc phải đảm bảo, sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật hiện hành của nước này.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ việc kiểm tra thực phẩm, trước khi nhập khẩu vào Hàn Quốc.

Danh sách các phòng kiểm nghiệm đã được Hàn Quốc quy định rất rõ. Nếu kiểm nghiệm sản phẩm không đúng phòng thí nghiệm được chỉ định, doanh nghiệp sẽ không được phía bạn chấp thuận cho phép nhập khẩu.

Văn phòng SPS Việt Nam, đơn vị đầu mối thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hóa theo yêu cầu của Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) của WTO, cam kết hỗ trợ doanh nghiệp trong việc trao đổi, thống nhất với phía Hàn Quốc các vấn đề liên quan đến chỉ tiêu, sản phẩm kiểm nghiệm...

“Do mỗi sản phẩm có thể có những quy định khác nhau, nên doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin, kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy trình sản xuất, nhằm đáp ứng một cách tốt nhất với quy định mới”, ông Ngô Xuân Nam thông tin thêm.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD