61 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng tăng
Công nghiệp Chủ nhật, 29/05/2022 - 19:39 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bất chấp giãn cách xã hội, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng tại nhiều địa phương 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,5% |
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong 5 tháng tăng 8,3%
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/5, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2022 ước tính tăng 4% so với tháng trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,1%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,5%; ngành khai khoáng tăng 4,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,4%.
![]() |
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng phục hồi do dịch Covid-19 được kiểm soát, các doanh nghiệp đã thích ứng với bối cảnh mới, khắc phục khó khăn để phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh |
Tính chung 5 tháng năm 2022, chỉ số IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 10%). Trong đó, ngànhcông nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,2% (cùng kỳ năm 2021 tăng 12,5%), đóng góp 7,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,5%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 4,1%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,5%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Đáng chú ý, chỉ số sản xuất 5 tháng đầu năm 2022 của một số ngành trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, sản xuất trang phục tăng 22%; sản xuất thiết bị điện tăng 20,4%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 16,8%; khai thác than cứng và than non, sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng cùng tăng 13,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11,6%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,5%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 11,2%.
Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm như: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 13,8%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 9,8%; thoát nước và xử lý nước thải giảm 3%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 2,6%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên, khai khoáng khác cùng giảm 1,7%.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng phục hồi do dịch Covid-19 được kiểm soát theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 02 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP tăng cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi mạnh mẽ khi dịch bệnh được kiểm soát như: Thanh Hóa tăng 17,3%; Bắc Ninh tăng 19,9%; Quảng Nam tăng 22,4%; Bình Phước tăng 22,6%; Hà Giang tăng 25,8%; Bắc Giang tăng 45,7%...
Ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh.
Ngoài ra, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 5 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Linh kiện điện thoại tăng 21,6%; phân u rê tăng 17,9%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 14,5%; than sạch tăng 13,4%; thủy hải sản chế biến tăng 11,4%; bia tăng 10,5%; ô tô tăng 10,3%; bột ngọt tăng 9,5%. Một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước như: Ti vi giảm 18,2%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 9,8%; điện thoại di động giảm 7,1%; thức ăn cho thủy sản giảm 7%; xăng, dầu giảm 3,7%; sắt, thép thô giảm 3,5%; dầu mỏ thô khai thác giảm 2%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 1,4%.
Số lao động quay trở lại làm việc tăng trong lĩnh vực công nghiệp
Bên cạnh đó, báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng đề cập đến số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/5/2022 tăng 1,4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,4% so với cùng thời điểm năm trước.
Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và giảm 4,5%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,1% và giảm 1,3%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,8% và tăng 6%.
Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,2% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 2,2% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1,5% và tăng 4,8%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi và tăng 1,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải không đổi và tăng 2,4%
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Nghị định 35 tạo bước đột phá thu hút đầu tư, phát triển khu công nghiệp

Việt Nam có tiềm năng trở thành công xưởng sản xuất lớn?

Sở Công Thương Đồng Nai: Triển khai nhiều hoạt động, bám sát kế hoạch khuyến công

Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia: Tấm “kim bài” hữu hiệu

Sản xuất, kinh doanh 6 tháng cuối năm: Nhiều hiệp hội, ngành hàng kêu khó!
Tin cùng chuyên mục

Đầu tư vào Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh: Vẫn vướng thủ tục hành chính

Sản xuất co kéo giữa “bão giá” nguyên, nhiên liệu

Cần Luật riêng cho ngành cơ khí

Phát triển công nghiệp xanh thu hút vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao

Đề xuất quy định quản lý chặt xe ô tô nhập khẩu không vì mục đích thương mại

Thanh Hóa: Điều chỉnh, bổ sung hàng loạt cụm công nghiệp

Sản xuất công nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi

Toạ đàm “Tháo gỡ khó khăn để ngành thép phát triển bền vững”

Gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng trong đầu tư công: Quan trọng là ở cách làm!

Kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2023: 7 nội dung chính

Phát triển ngành công nghiệp hóa chất: Hình thành các tổ hợp hóa chất có quy mô lớn

Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam ra mắt Sáng kiến mạng lưới doanh nghiệp chuyển đổi LEAN

Thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho ngành công nghiệp

Tỉnh Vĩnh Phúc: Phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp hỗ trợ

Khu công nghiệp, khu chế xuất: Làm tổ đón "đại bàng"

Bộ Công Thương - Samsung: Hợp tác đào tạo chuyên gia khuôn mẫu

Bộ Công Thương - Toyota hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm vũ khí hóa học

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Khơi thông nguồn lực
