Thứ tư 14/05/2025 00:00

Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Dự kiến, ngày 4/9, tại thành phố Pleiku sẽ diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Tiếp nối thành công của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng Tây Bắc, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp vận hành dịch vụ thương mại điện tử, các doanh nghiệp công nghệ tổ chức chuỗi sự kiện liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Dự kiến, Hội nghị diễn ra vào sáng ngày 4/9/2024 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Hội nghị có sự tham dự của đại diện Bộ Công Thương, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; đại diện UBND tỉnh Gia Lai; các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, đại diện các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trên cả nước và các hội, hiệp hội, doanh nghiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, các cơ quan truyền thông trung ương và địa phương.

Sắp diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Thông qua Hội nghị, các địa phương trong vùng được kết nối sâu và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số thúc đẩy liên kết vùng. các doanh nghiệp được hỗ trợ quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước. Người tiêu dùng trên cả nước được tiếp cận rộng rãi các đặc sản vùng, miền.

Bên cạnh những nội dung về trình bày về chủ trương thúc đẩy liên kết vùng trong thương mại điện tử, thực tiễn triển khai tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên, Hội nghị sẽ có phần chia sẻ cụ thể về các giải pháp thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên thông qua Sàn thương mại điện tử hợp nhất - Sàn Việt; Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử xuyên biên giới; Giải pháp phát triển logistics; Giải pháp livestream giúp tăng tốc bán hàng trên các nền tảng số.

Trong khuôn khổ Hội nghị, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ tổ chức trình diễn thực hành phiên livestream thông qua KOC, KOL để quảng bá các sản phẩm đặc trưng của Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên. Đây là một trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bán hàng thành công bằng những công cụ “thực chiến”.

Kết thúc Hội nghị, Đại diện Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử sẽ ký kết Biên bản ghi nhớ với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nhằm chung tay hỗ trợ các tỉnh Vùng Tây Nguyên phát triển logistics, tăng tốc bán hàng nhờ tận dụng ưu thế của livestream và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên các sàn TMĐT, trong đó có Sàn Việt và các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Thuỳ Linh
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng