4 thách thức trong phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở các địa phương hiện nay còn gặp nhiều thách thức, khó có thể thực hiện sau ngày 31/12/2024.
Hội thảo “Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt - Thực trạng và giải pháp” Hải Phòng áp dụng các quy định mới về quản lý chất thải rắn Hạn cuối 31/12/2024 hoàn thành phân loại chất thải rắn sinh hoạt Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến 2 dự thảo Thông tư về chất thải rắn sinh hoạt

Đây là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn Môi trường lần 3 – năm 2024 với chủ đề “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp” do Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức ngày 4/6 tại Hà Nội.

Thời điểm thực thi phân loại chất thải rắn sinh hoạt đang cận kể

Diễn đàn Môi trường lần thứ 3 được diễn ra trong bối cảnh cả nước đang tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, tích cực về môi trường để hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6 và triển khai tháng hành động về môi trường năm 2024.

Với chủ đề Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp, Diễn đàn Môi trường là hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa thôi, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình, cá nhân theo tinh thần của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Phân loại chất thải rắn sinh hoạt: Điểm tên 4 thách thức lớn
Toàn cảnh Diễn đàn

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) – cho hay, sự gia tăng dân số cùng với quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước diễn ra mạnh mẽ một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng lượng và thành phần chất thải chất thải, trong đó có cả chất thải rắn sinh hoạt, gây áp lực rất lớn đến môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quản lý môi trường và quản lý chất thải. Theo đó coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất nếu đã được phân loại; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải, giảm thiểu tối đa chất thải phải xử lý; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tái chế, phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; thực hiện triệt để nguyên tắc: Người gây ô nhiễm phải trả tiền, người thải nhiều chất thải thì phải trả tiền nhiều.

Sau hơn 2 năm, kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, để thúc đẩy quản lý chất thải rắn sinh hoạt và phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình, cá nhân, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức nhiều các hoạt động để xây dựng mô hình phân loại chất thải, hoàn thiện các văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Theo đó, hệ thống pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt về cơ bản đã hoàn thiện, hiện chỉ còn 1 văn bản về định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn tất các thủ tục để ban hành vào cuối tháng 6 và tháng 9/2024, làm cơ sở cho các tỉnh, thành phố xây dựng định mức kỹ thuật, giá dịch vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Tại các tỉnh, thành phố, hầu hết đã xây dựng và triển khai nội dung quản lý chất thải trong các quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh để làm căn cứ xây dựng cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt của địa phương.

Nhiều địa phương, đặc biệt là các thành phố trực thuộc Trung ương đã bắt đầu thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở quy mô lớn hơn; áp dụng những công nghệ mới, tiên tiến (như tái chế, khí hóa, đốt có thu hồi năng lượng, sản xuất phân compost) để tái chế, tái sử dụng và xử lý theo tính chất các loại chất thải sau phân loại, làm cơ sở để điều chỉnh định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho phù hợp với địa phương mình; một số địa phương đã thí điểm tính giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý theo khối lượng và thể tích thông qua bao bì chứa chất thải.

Một số mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương đã đem lại kết quả khá tích cực, bắt đầu có được giá trị kinh tế từ chất thải rắn sinh hoạt, ý thức và trách nhiệm của cộng đồng và người dân được tăng lên đáng kể.

Điểm tên 4 thách thức lớn

Tại Diễn đàn, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và địa phương đều cho rằng công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo đúng tinh thần của Luật Bảo vệ môi trường 2020 còn gặp nhiều thách thức, khó có thể thực hiện sau ngày 31/12/2024.

Nguyên nhân do, thứ nhất, hạ tầng thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại còn thiếu và không đồng bộ. Nhiều địa phương chưa tìm kiếm đầu ra cho từng loại chất thải, chưa tìm kiếm công nghệ tái chế và xử lý mỗi loại chất thải sau khi phân loại. Đây là công việc quan trọng nhất trước khi thực hiện công tác phân loại chất thải.

Thứ hai, thiếu cơ chế thu hút đầu tư, cơ chế giá để thúc đẩy cơ sở, doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh, thành phố trong bối cảnh hầu hết các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh thuộc quản lý nhà nước, chưa đảm bảo năng lực và trang thiết bị cho quản lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại.

Thứ ba, nhận thức và sự vào cuộc của chính quyền địa phương còn chậm, chưa quyết liệt. Cụ thể là nhiều địa phương vẫn tư duy chất thải phải mang đi xử lý, chưa tìm kiếm hoặc xây dựng các cơ sở tái chế trong và ngoài tỉnh để biến chất thải sau phân loại thành tài nguyên và nguyên liệu sản xuất, phát triển kinh tế của đất nước; chưa đưa các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật về thu gom, vận chuyển, phân loại chất thải rắn sinh hoạt, các điểm tập kết/trạm trung chuyển/trạm phân loại chất thải rắn sinh hoạt, các khu tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt vào trong quy hoạch của tỉnh để có lộ trình thực hiện; chưa xây dựng các mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với địa phương.

Thứ tư, nhận thức của cộng đồng, người dân về phân loại chất thải rắn sinh hoạt còn hạn chế và cần thời gian để tổ chức thực hiện.

Chia sẻ tại Diễn đàn, TS. Đào Xuân Hưng – Tổng biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường – cho biết, quản lý chất thải rắn sinh hoạt là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó, vai trò của các địa phương, doanh nghiệp là yếu tố quan trọng và trách nhiệm của người dân là yếu tố đầu tiên trong việc bảo vệ môi trường hiệu quả.

Khi chất thải rắn sinh hoạt được phân loại và tận dụng triệt để giá trị cũng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nếu khai thác tốt sẽ tạo ra nguồn thu rất lớn để tái đầu tư tại địa phương, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn vì chất thải rắn sinh hoạt có thể trở thành nguyên liệu đầu vào của lĩnh vực sản xuất khác.

Tại Diễn đàn, các cơ quan quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp đều cho rằng, để các địa phương thực thi công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế từ chất thải rắn sau phân loại thì cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ và có phối hợp chặt chẽ của 3 bên: đó là chính quyền địa phương; doanh nghiệp, cộng đồng và người dân.

Thanh Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế tuần hoàn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gia tăng cao

Chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gia tăng cao

Tính đến hết tháng 10, tình hình sử dụng chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế toàn quốc có sự gia tăng cao so với cùng kỳ năm 2023.
Nóng: Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý người đưa tin sai sự thật về sáp nhập tỉnh, thành

Nóng: Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý người đưa tin sai sự thật về sáp nhập tỉnh, thành

Ngày 28/11, Bộ Nội vụ đã gửi văn bản đề nghị Bộ Công an phối hợp xử lý việc đưa các thông tin không đúng sự thật liên quan đến việc sáp nhập đơn vị hành chính.
Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
VEAM trao tặng 27 máy cày cho hộ dân bị ảnh hưởng thiên tai ở Thanh Hóa

VEAM trao tặng 27 máy cày cho hộ dân bị ảnh hưởng thiên tai ở Thanh Hóa

Ngày 28/11, tại Thanh Hóa, Tổng công ty VEAM đã trao tặng 27 máy cày với tổng giá trị 594 triệu đồng đến các hộ dân nghèo ở huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn.
Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam’

Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam’

Sáng 28/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH ASHUI tổ chức Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam”.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tuyển 7.000 việc làm tại Ngày hội tuyển dụng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp tuyển 7.000 việc làm tại Ngày hội tuyển dụng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

7.000 vị trí việc làm được hơn 60 doanh nghiệp trong và ngoài nước trực tiếp phỏng vấn, tuyển dụng trong “Ngày hội tuyển dụng, việc làm năm 2024” tại IUH.
Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu

Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra xác định rõ nguyên nhân, truy xuất tận cùng nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm.
Trao giải cuộc thi viết “Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024”

Trao giải cuộc thi viết “Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024”

Sáng ngày 28/11, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ tổng kết chương trình truyền thông và trao giải cuộc thi viết “Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024”.
Quảng Ninh: Đầu tư nhân lực, nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Quảng Ninh: Đầu tư nhân lực, nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực thu hút nhân lực y tế chất lượng cao về làm việc tại các cơ sở y tế, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
Nhân sự 27/11: Bộ Xây dựng bổ nhiệm Chánh văn phòng; Hòa Bình, Hà Giang điều động cán bộ chủ chốt

Nhân sự 27/11: Bộ Xây dựng bổ nhiệm Chánh văn phòng; Hòa Bình, Hà Giang điều động cán bộ chủ chốt

Tin nhân sự ngày 27/11, Phó Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Ngô Lâm được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng.
Dự báo thời tiết biển hôm nay ngày 28/11/2024: có gió mạnh sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay ngày 28/11/2024: có gió mạnh sóng lớn và mưa dông trên biển

Thời tiết biển hôm nay 28/11, ở trạm Huyền Trân có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7; ở trạm Lý Sơn có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; ở trạm Phú Quý có gió cấp 7.
Dự báo thời tiết hôm nay 28/11/2024: Trung Bộ cục bộ có nơi mưa to và giông

Dự báo thời tiết hôm nay 28/11/2024: Trung Bộ cục bộ có nơi mưa to và giông

Dự báo thời tiết hôm nay 28/11, Trung Bộ có mưa, mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to và giông; cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy.
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng: Chuyển đổi số thành công nhờ 3 yếu tố

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng: Chuyển đổi số thành công nhờ 3 yếu tố

Để chuyển đổi số thành công, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng đã tập trung vào 3 yếu tố: Con người, quy trình và công nghệ.
Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao

Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao

Cô giáo Lê Thị Ngọc Linh (29 tuổi) mang đam mê, nhiệt huyết của tuổi trẻ để bám các điểm trường, mang con chữ đến từng học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai.
Bộ Nội vụ: Thông tin sáp nhập các tỉnh, thành trên mạng xã hội là sai sự thật

Bộ Nội vụ: Thông tin sáp nhập các tỉnh, thành trên mạng xã hội là sai sự thật

Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh khẳng định với Báo Công Thương thông tin, hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội về sáp nhập các tỉnh không chính xác.
Trường hợp nào không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế?

Trường hợp nào không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế?

Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định một số trường hợp không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế.
Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10

Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10

Ngày 27/11, tại Hải Phòng đã diễn ra Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10.
Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng

Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng

Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh, số người cao tuổi gia tăng đặt ra nhiều thách thức cho việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.
Chính sách

Chính sách 'vàng' thu hút nhân lực y tế về Quảng Ninh

Ngành Y tế Quảng Ninh luôn đặc biệt chú trọng việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ, duy trì thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao.
Quảng Nam: Xuất hiện vết nứt dài, 10 hộ dân phải di dời khẩn cấp

Quảng Nam: Xuất hiện vết nứt dài, 10 hộ dân phải di dời khẩn cấp

Một vết nứt dài 50 m xuất hiện tại xã Trà Bui (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) khiến chính quyền địa phương phải di dời khẩn cấp 10 hộ dân bị ảnh hưởng.
Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Mặc dù đang vào mùa thu hoạch, giá dưa hấu đã giảm mạnh khiến người dân phải chịu thua lỗ, nhiều chủ vườn ngậm ngùi chờ đợi nhưng không thấy thương lái đến mua.
Thận trọng trước loạt sản phẩm hỗ trợ sức khỏe bán trái phép trên thương mại điện tử

Thận trọng trước loạt sản phẩm hỗ trợ sức khỏe bán trái phép trên thương mại điện tử

Nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ sinh lý nam dù chưa được cấp phép vẫn ngang nhiên rao bán trên sàn thương mại điện tử.
Vũng Tàu: Gần 50 người nhập viện nghi do ngộ độc bánh mì

Vũng Tàu: Gần 50 người nhập viện nghi do ngộ độc bánh mì

Sáng nay 27/11, Bệnh viện Vũng Tàu đã tiếp nhận 48 trường hợp người nhập viện cấp cứu với cùng triệu trứng nôn ói, đau bụng nghi do ngộ độc bánh mì.
Quảng Bình: Cháy xưởng sản xuất bột cá, thiệt hại ước tính hơn 100 tỷ đồng

Quảng Bình: Cháy xưởng sản xuất bột cá, thiệt hại ước tính hơn 100 tỷ đồng

Sáng ngày 27/11, trên địa bàn xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã xảy ra một vụ cháy xưởng sản xuất bột cá, thiệt hại ước tính hơn 100 tỷ đồng.
Nhân sự 26/11: Bộ Tài chính bổ nhiệm lãnh đạo cục, vụ; Tỉnh ủy Thái Bình, Hà Nam có nhân sự mới

Nhân sự 26/11: Bộ Tài chính bổ nhiệm lãnh đạo cục, vụ; Tỉnh ủy Thái Bình, Hà Nam có nhân sự mới

Về thông tin nhân sự ngày 26/11, Bộ Tài chính bổ nhiệm hai Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước; một Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động