3 khâu đột phá chiến lược cho phát triển kinh tế biển xanh Việt Nam

Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - Uỷ viên Uỷ ban KHCN&MT của Quốc hội khi nói về vấn đề phát triển kinh tế biển xanh của Việt Nam hiện nay.
Tạo tính đột phá, huy động tối đa nguồn lực phát triển bền vững kinh tế biển Quảng Ninh: Phát triển kinh tế biển bám vào các trụ cột theo hướng bền vững Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Nói về vấn đề phát triển kinh tế biển xanh của Việt Nam hiện nay, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nhận định: Kinh tế biển xanh và tăng trưởng xanh tạo cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc nền kinh tế biển, nhưng cũng đối mặt với hàng loạt vấn đề liên quan tới phát triển bền vững biển, đảo trong thời gian tới.

Quảng Ninh đi đầu trong phát triển mô hình kinh tế biển xanh

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam (Chiến lược xanh) yêu cầu: “Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế”.

Chiến lược xanh cũng đề ra mục tiêu chung là: “Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế cacbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội”.

Chiến lược xanh ra đời là sự khẳng định xu thế phát triển tất yếu trong dài hạn của nền kinh tế Việt Nam, chủ động chuyển dần từ nền kinh tế nâu sang xanh với các lợi ích cơ bản: góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu, biến đổi đại dương, duy trì và tiến tới tăng cường nguồn vốn tự nhiên, cải thiện nguồn vốn văn hóa, bảo đảm công bằng xã hội và hướng tới phát triển bền vững.”- PGS.TS Nguyễn Chu Hồi khẳng định.

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Quảng Ninh là tỉnh đi đầu trong việc định hình và triển khai khá bài bản mục tiêu chiến lược chuyển từ kinh tế “nâu” sang “xanh”. Nhờ vậy, kinh tế Quảng Ninh hiện không còn phụ thuộc quá nhiều vào khai thác khoáng sản, chủ yếu là than như trước đây, mà hướng vào phát triển bền vững các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, dịch vụ và du lịch chất lượng cao, góp phần “xanh hóa” kinh tế của tỉnh, trong đó có kinh tế bảo tồn biển.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi chia sẻ, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế biển xanh không chỉ là xu thế tất yếu toàn cầu mà còn là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, được khẳng định tại Nghị quyết số 36-NQ/TW (2018) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đặc biệt khi kinh tế biển “nâu” đang trở thành “vật cản” trên con đường phát triển bền vững kinh tế biển đất nước trong bối cảnh phức tạp, khó lường của biến đổi khí hậu và tình hình ở Biển Đông.

Ba khâu đột phá chiến lược cho phát triển kinh tế biển xanh của Việt Nam
Quảng Ninh được đánh giá là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế biển xanh

Ông Hồi cho rằng, phát triển bền vững kinh tế biển phải dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh, phát huy các giá trị văn hoá biển đặc trưng Việt Nam và đòi hỏi phải thực hiện thành công ba khâu đột phá chiến lược về: thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, khoa học - công nghệ biển cùng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực biển, hệ thống cơ sở hạ tầng “đa dụng”.

Phát triển kinh tế biển xanh: Cách tiếp cận nào cho Việt Nam?

Đối với Việt Nam, biển đảo nói chung và kinh tế biển nói riêng luôn là những vấn đề có ý nghĩa trọng đại, liên quan đến sự sinh tồn của dân tộc, nhưng rất nhạy cảm, phức tạp, khó lường. Đặc biệt, trong bối cảnh Biển Đông, nơi chứa đựng các lợi ích đan xen, nơi tồn tại các tuyên bố chủ quyền và tranh chấp biển, đảo đơn phương, phi lý của các cường quyền chính trị nước lớn.

Đây cũng là một trong những thách thức trong dài hạn đối với chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế biển xanh ở nước ta. Cùng với thách thức từ biến đổi khí hậu (Climate change), biến đổi đại dương (Ocean change), Việt Nam phải lấy tài nguyên và môi trường làm nền tảng, làm “chất xúc tác” để thúc đẩy phát triển kinh tế biển xanh, bền vững.”- PGS.TS Nguyễn Chu Hồi nhấn mạnh và cho rằng bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ quyền biển đảo phải được xem là ba mặt của một vấn đề, không thể tách rời trong bối cảnh Biển Đông.

Ba khâu đột phá chiến lược cho phát triển kinh tế biển xanh của Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc triển khai thực hiện chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế biển xanh ở nước ta rất cần sự đóng góp của những nhà hoạch định chính sách, nhà ra quyết định, nhà quản lý và nhà khoa học theo nhiều cách, dưới nhiều hình thức.

Bên cạnh đó, phát triển kinh tế biển xanh ở nước ta cũng đòi hỏi phải thực thi các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, như: Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển là một trong những quan điểm cơ bản của các chiến lược biển và chiến lược xanh gần đây. Đó là phát triển một nền kinh tế biển hiệu quả và bền vững trên cơ sở sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển.

Các công cụ kinh tế có thể áp dụng trong phát triển các ngành kinh tế biển, bao gồm: lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính, thuế, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng biển, đảo, các quỹ môi trường biển và các khoản trợ cấp khác.

Đi cùng đó, ngành thuỷ sản cần chủ động thay đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng và cấu trúc ao đầm trong nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ven biển và trên biển có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu và biến đổi đại dương...

Cho nên, phát triển điện gió vùng ven biển và điện gió ngoài khơi là nhu cầu chiến lược, cần được ưu tiên. Bên cạnh điện gió, cần phát triển điện mặt trời trên các đảo có dân và từng bước nghiên cứu phát triển cácc dạng năng lượng biển tái tạo khác (dòng chảy, thuỷ triều, sóng biển).

Tổ chức lại không gian kinh tế biển Luật Quy hoạch 2017 quy định: “Quy hoạch không gian biển quốc gia cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về phân vùng chức năng và sắp xếp, phân bổ hợp lý không gian các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam”.

Quy hoạch không gian biển là một phương thức hỗ trợ quản lý bền vững biển, đảo theo không gian, và là một vấn đề còn mới mẻ với Việt Nam. Ngày 28/6/2024, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về “Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050."

Bên cạnh đó, khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc khớp nối và hài hòa các nhu cầu phát triển kinh tế biển bền vững, cũng như trong việc xây dựng và thực hiện các dự án ở cấp cộng đồng. Trong thực tế, xuất đầu tư vào các ngành/lĩnh vực kinh tế biển thường rất lớn và chịu nhiều rủi ro, nhưng cho hiệu quả cao nếu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.

Quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển, Kinh tế biển xanh hướng tới sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và bảo tồn các hệ sinh thái biển, đại dương. Cho nên, đầu tư vào kinh tế biển xanh không thể coi nhẹ đầu tư bảo toàn các nguồn vốn tự nhiên biển, nhất là các hệ sinh thái biển thông qua thành lập và quản lý hiệu quả mạng lưới các khu bảo tồn biển. Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển yêu cầu lộ trình hóa kế hoạch mở rộng diện tích biển được bảo tồn đến năm 2045. Tức là tăng diện tích “vùng xanh”, cùng với đa dạng hoá các kiểu loại bảo tồn biển (bãi giống, bãi đẻ thuỷ sản, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, vườn ươm san hô,…).

Ba khâu đột phá chiến lược cho phát triển kinh tế biển xanh của Việt Nam
Kinh tế biển xanh hướng tới sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và bảo tồn các hệ sinh thái biển, đại dương (Ảnh minh họa: Thu Hường)

Đồng thời, chú trọng điều chỉnh thể chế quản lý và cơ chế điều hành để đáp ứng nhu cầu mở rộng vùng xanh, duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu trong từng vùng biển và trong toàn vùng biển quốc gia. Tiến tới khai thác các giá trị bảo tồn để phát triển “kinh tế bảo tồn” như: nghề cá giải trí, dược liệu biển, nuôi thuỷ sản sạch, du lịch lặn biển, tín chỉ cacbon, PES,…

Bảo đảm an ninh, chủ quyền biển, đảo Việt Nam Biển tạo ra “thế và lực” trong xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc, cho nên kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo đảm an ninh, chủ quyền biển, đảo phải là nhiệm vụ ưu tiên trong bối cảnh của Biển Đông. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho phát triển kinh tế biển nhanh, hiệu quả và bền vững, góp phần thực hiện “chủ quyền dân sự” của Việt Nam trên các vùng biển, đảo quốc gia. Đồng thời cũng góp phần duy trì hoà bình, ổn định và thịnh vượng ở Biển Đông.

Quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển, đảo Quản lý tổng hợp và thống nhất quản lý nhà nước đối với biển đảo là cách tiếp cận quản lý tiên tiến, được áp dụng thành công ở nhiều nước có biển trên thế giới. Thực hiện hiệu quả phương thức quản lý này và quy hoạch không gian biển sẽ giúp giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích, xung đột không gian giữa các bên liên quan trong khai thác, sử dụng cùng một vùng biển, bảo đảm phát triển bền vững.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn

Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn

Chiều 17/9, Hội nghị Thị trưởng thủ đô các nước ASEAN (MGMAC) và Diễn đàn Thị trưởng ASEAN (AMF) năm 2024 diễn ra tại Thủ đô Viêng Chăn - CHDC nhân dân Lào.
TP. Hà Nội: Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công

TP. Hà Nội: Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công

Ngày 17/9, UBND TP. Hà Nội có tờ trình HĐND Thành phố xem xét, thông qua Đề án thí điểm và quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội.
Vụ suất ăn 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả: Chủ tịch huyện Châu Đức nói sẽ thanh tra toàn diện

Vụ suất ăn 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả: Chủ tịch huyện Châu Đức nói sẽ thanh tra toàn diện

Liên quan đến suất ăn 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả, nhiều giáo viên cho biết, họ bị chèn ép, không dám đứng lên nói ra sự việc vì "miếng cơm manh áo".
Nhiều trường học dừng tổ chức Trung thu lấy kinh phí hỗ trợ các địa phương thiệt hại do bão lũ

Nhiều trường học dừng tổ chức Trung thu lấy kinh phí hỗ trợ các địa phương thiệt hại do bão lũ

Nhiều trường học, tổ chức đã phát đi thông báo dừng tổ chức các chương trình vui Tết Trung thu để dành nguồn lực ủng hộ đồng bào đang gặp khó khăn do bão lũ.
Hà Nội ưu tiên đảm bảo an toàn cho người dân sau mưa lũ

Hà Nội ưu tiên đảm bảo an toàn cho người dân sau mưa lũ

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3064/UBND-KTN về việc bảo đảm an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ.

Tin cùng chuyên mục

Điểm nóng 24h ngày 17/9: Áp thấp nhiệt đới hình thành bão tràn vào biển Đông, miền Trung gấp rút ứng phó

Điểm nóng 24h ngày 17/9: Áp thấp nhiệt đới hình thành bão tràn vào biển Đông, miền Trung gấp rút ứng phó

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, 13h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820 km.
Sắp diễn ra chuỗi các hoạt động về năng lượng hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững

Sắp diễn ra chuỗi các hoạt động về năng lượng hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững

Từ ngày 18-19/9 tại Đà Nẵng, Bộ Công Thương sẽ tổ chức chuỗi các hoạt động về sử dụng năng lượng hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững, biến đổi khí hậu.
Nóng: Bão số 4 sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi

Nóng: Bão số 4 sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, xác suất 80% bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi trong 24 - 48 giờ tới.
BAOVIET Bank ủng hộ 1,28 tỷ đồng cho người dân bị thiệt hại từ cơn bão số 3

BAOVIET Bank ủng hộ 1,28 tỷ đồng cho người dân bị thiệt hại từ cơn bão số 3

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) đã ủng hộ 1,28 tỷ đồng nhằm giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thuỷ tặng quà Tết Trung thu cho học sinh trên địa bàn biên giới

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thuỷ tặng quà Tết Trung thu cho học sinh trên địa bàn biên giới

Ngày 17/9, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thuỷ phối hợp với các trường tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang trao quà cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn.
Công an làm việc với chủ tài khoản Youtube

Công an làm việc với chủ tài khoản Youtube 'Những bài học nhỏ'

Cơ quan chức năng đã làm việc với chủ tài khoản Youtube "Những bài học nhỏ" sau khi kênh này có hành động "câu view" từ nỗi đau tại thôn Làng Nủ (tỉnh Lào Cai).
Nhiều doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ chương trình “Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt” của Báo Công Thương

Nhiều doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ chương trình “Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt” của Báo Công Thương

Danh sách các cá nhân, đơn vị ủng hộ tiền và hiện vật vào chương trình “Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt” của Báo Công Thương tính đến 17/9/2024.
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh quyên góp hơn 3,75 tỷ đồng ủng hộ đồng bào phía Bắc

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh quyên góp hơn 3,75 tỷ đồng ủng hộ đồng bào phía Bắc

Nhằm chung tay, góp sức cùng cả nước hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng cơn bão số 3, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM ủng hộ hơn 3,75 tỷ đồng.
Công đoàn Công Thương Việt Nam thăm, hỗ trợ một số đơn vị tại Hải Phòng

Công đoàn Công Thương Việt Nam thăm, hỗ trợ một số đơn vị tại Hải Phòng

Động viên đoàn viên, người lao động khắc phục khó khăn sau bão, Đoàn công tác Công đoàn Công Thương Việt Nam tiếp tục đến thăm, hỗ trợ một số đơn vị trực thuộc.
Sau đêm rằm, bánh trung thu ‘ế’ sẽ được xử lý thế nào?

Sau đêm rằm, bánh trung thu ‘ế’ sẽ được xử lý thế nào?

Khi mùa Trung thu khép lại, những chiếc bánh còn lại trên thị trường khiến nhiều người đặt câu hỏi chúng sẽ đi đâu? Được tái chế hay chờ ngày hết hạn?
Dự báo thời tiết ngày mai 18/9/2024: Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa mạnh thành bão

Dự báo thời tiết ngày mai 18/9/2024: Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa mạnh thành bão

Dự báo thời tiết ngày mai 18/9/2024: Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa mạnh thành bão; Trên đất liền cả 3 miền đều có mưa rào và dông.
Dân chung cư ở Hà Nội bị

Dân chung cư ở Hà Nội bị 'hành xác' vì thiếu nước, phải dùng lại nước sinh hoạt

Sau bão số 3, cư dân chung cư 361 ở Hà Nội khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt, phải thức khuya, dậy sớm hứng từng giọt, nửa đêm xin nước và tắm nhờ.
Công đoàn Công thương Việt Nam giữ vững ổn định lao động, nâng cao đời sống đoàn viên

Công đoàn Công thương Việt Nam giữ vững ổn định lao động, nâng cao đời sống đoàn viên

Công đoàn Công Thương Việt Nam đạt được kết quả đáng ghi nhận trong việc duy trì ổn định quan hệ lao động và nâng cao đời sống cho đoàn viên, người lao động.
Người Việt Nam tại Đức hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Người Việt Nam tại Đức hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thuỷ đã tiếp nhận ủng hộ từ người Việt Nam ở CHLB Đức hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế hỗ trợ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế hỗ trợ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, cùng sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, mạnh thường quân sẽ có chuyến hỗ trợ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Vừa được công nhận là cây công nghiệp chủ lực quốc gia, ngành dừa Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn từ sự trở lại của sâu đầu đen.
Tin áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão mới nhất 13h ngày 17/9: Với cường độ cấp 8-9, giật cấp 10-11

Tin áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão mới nhất 13h ngày 17/9: Với cường độ cấp 8-9, giật cấp 10-11

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (13h/17/9) vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở 16,8 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, phía Đông của Bắc Biển Đông.
Vụ 21 học sinh ở Gia Lai nghi ngộ độc trà sữa: Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Vụ 21 học sinh ở Gia Lai nghi ngộ độc trà sữa: Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đề nghị tạm đình chỉ cơ sở cung cấp thực phẩm (trà sữa) làm 21 học sinh ở Gia Lai nghi bị ngộ độc.
Hà Nội: Cháy lớn gần Trường Đại học Thương mại, sinh viên tháo chạy khỏi phòng trọ

Hà Nội: Cháy lớn gần Trường Đại học Thương mại, sinh viên tháo chạy khỏi phòng trọ

Vụ cháy xảy ra gần Trường Đại học Thương Mại, quận Cầu Giấy, Hà Nội khiến hàng trăm sinh viên đang ngủ trưa bật dậy tháo chạy khỏi phòng trọ.
May 10 chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

May 10 chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Những chuyến xe chở hàng nghìn sản phẩm thiết yếu của Tổng công ty May 10 đã được gửi tới người dân hai huyện Simacai và Bát Xát của tỉnh Lào Cai.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động