10 kg quả bòn bon, 32 USD và câu chuyện nông sản Việt đi vào "đường ngược chiều"

10 kg quả bòn bon bị cảnh báo bởi một bộ phận nhận thức chưa đầy đủ, nhưng rất có thể sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam.
Văn phòng SPS Việt Nam thông tin về quả bòn bon bị cảnh báo tại Iceland Hàng rào kỹ thuật nhìn từ chuyện trái thanh long, sầu riêng

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngày 8/9/2023, Iceland đã gửi một cảnh báo trên hệ thống cảnh báo nhanh về Thực phẩm của Liên minh châu Âu về hàm lượng cao Carbaryl (thuốc trừ sâu) trong quả bòn bon (langsat) của Việt Nam.

Bòn bon Việt Nam bị cảnh báo ở Iceland do dư lượng Carbaryl
Bòn bon Việt Nam bị cảnh báo ở Iceland do dư lượng Carbaryl

Theo thông báo mới nhất của Iceland, hàm lượng Carbaryl có trong quả bòn bon đang ở mức cao và có khả năng gây hại cho con người. Hàm lượng tối đa cho phép của Carbaryl là 0,01mg/kg - ppm, nhưng hàm lượng Carbaryl được phát hiện trên bòn bon của Việt Nam xuất khẩu sang Iceland lên tới 15,4 +/-50% mg/kg - ppm. Các cơ quan chức năng của Iceland đánh giá đây là một trường hợp nghiêm trọng và hiện tại, nước này đã hạn chế việc phân phối quả bòn bon nhập khẩu từ Việt Nam trên thị trường của họ và thông báo lên trên hệ thống cảnh báo.

Carbaryl là một loại thuốc trừ sâu do con người tạo ra, có độc tính cao đối với côn trùng. Hoạt chất này thường được sử dụng để kiểm soát rệp, kiến lửa, bọ chét, bọ ve, nhện và nhiều loài côn trùng gây hại ngoài trời khác. Carbaryl đã được đăng ký để sử dụng trong các sản phẩm thuốc trừ sâu từ năm 1959. Hiện không có sản phẩm Carbaryl nào được đăng ký để sử dụng trong nhà để diệt các loài côn trùng như muỗi, gián, mối hoặc trên vật nuôi.

Ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, đây là lô hàng của một doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh xuất sang EU, tổng trọng lượng là 386 kg, trị giá 1.015 USD với 46 sản phẩm nông sản, bao gồm các loại rau, củ, quả như rau muống, rau răm, tía tô, rau nhút, rau cải, rau kinh giới, quả đu đủ, quả bầu… Trong đó, quả bòn bon chỉ 10kg, trị giá 32 USD, theo hóa đơn của đơn vị xuất khẩu sang Iceland.

“Như vậy, trong toàn bộ lô hàng 46 sản phẩm này, chỉ có 10kg là quả bòn bon bị vi phạm vượt ngưỡng giới hạn mức tối đa cho phép của chất Carbaryl theo quy định của EU”, ông Ngô Xuân Nam cho biết.

Ông Ngô Xuân Nam cho rằng, các nhà xuất khẩu nông sản chuyên nghiệp của Việt Nam về cơ bản đã hiểu rõ các quy định của thị trường. Tuy nhiên, còn một số trường hợp là nhóm người đi thăm thân, họ gửi hàng sang hoặc là học sinh, sinh viên đi học mang theo các sản phẩm nông sản của Việt Nam. Hoặc là những doanh nghiệp nhỏ lẻ, tức là đưa sang một số lượng hàng rất ít, điển hình như trường hợp lô hàng có 10 kg quả bòn bon bị cảnh báo. "Tuy chỉ có 10 kg quả bòn bon bị cảnh báo bởi một bộ phận nhận thức chưa đầy đủ, nhưng đã làm ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam", ông Ngô Xuân Nam cho biết.

Về xử lý hàng vi phạm, có nhiều hình thức cảnh báo và biện pháp khác nhau, tùy theo mức độ vi phạm. Ở mức độ nhẹ là thông báo cho nhà sản xuất, cao hơn là bị tiêu hủy tại nước nhập khẩu hoặc bị trả lại hàng.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng lại ở những con số có thể đo đếm được bằng tiền. Quan trọng hơn, đó chính là thương hiệu, uy tín của toàn bộ ngành hàng nông sản Việt nếu bị đánh mất thì sẽ khó lấy lại.

Trong câu chuyện về xây dựng thương hiệu nông sản tại thị trường xuất khẩu EU với phóng viên Báo Công Thương diễn ra mới đây, bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam - nhấn mạnh rằng chúng ta cần chắc chắn nền tảng từ gốc đó là chất lượng, cần thuyết phục được thị trường xuất khẩu bằng chất lượng, sau đó, mới là câu chuyện xây dựng thương hiệu.

Cũng theo bà Hoàng Thị Liên, hiện EU đặt ra khoảng hơn 500 tiêu chí về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cần phải kiểm soát. Các tiêu chí này tạo nên sức ép rất lớn cho toàn bộ chuỗi từ sản xuất đến xuất khẩu.

EU là thị trường khó tính và doanh nghiệp cần liên tục cập nhật các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát chất lượng. Năm nay, có thể chỉ dừng ở con số 507 tiêu chí về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên, sang năm, con số này có thể tăng thêm 1-2 tiêu chí nữa. Họ liên tục cập nhật thị trường để làm sao đảm bảo tiêu chí về chất lượng, an toàn thực phẩm”, bà Liên chia sẻ.

Nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, gây ảnh hưởng đến uy tín, cũng như vị thế của nông sản của Việt Nam trên trường quốc tế, ông Ngô Xuân Nam khuyến cáo, khi người dân, doanh nghiệp mang sản phẩm nông sản Việt Nam đi ra nước ngoài, phải tìm hiểu rõ quy định của nước đó về kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bởi vì mỗi thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đều có những quy định khác nhau về đối tượng kiểm dịch, mức dư lượng, trình tự thủ tục…

“Chúng ta cần phải hiểu rằng khi đã tham gia vào WTO thì phải cam kết tuân thủ hiệp định về các biện pháp an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (Hiệp định SPS) trong thương mại nông sản”, ông Nam nhấn mạnh và lưu ý thêm, hiện nay, Việt Nam đang tham gia 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có các cam kết về SPS.

Và các cam kết về SPS là biện pháp bắt buộc áp dụng, không phân biệt đối xử, không phân biệt thành phần, cá nhân hay tổ chức, trong nước hay ngoài nước… khi đã bị vi phạm thì đều bị xử lý theo cam kết mà Việt Nam đã tham gia.

Đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu nông sản đến gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong thời gian qua, nông sản Việt Nam đã được nhiều nước đánh giá cao về chất lượng, an toàn thực phẩm cũng như an toàn dịch bệnh.

Việt Nam hiện đang thực hiện rất nghiêm túc các cam kết khi tham gia Hiệp định SPS. Bài học của 10 kg quả bòn bon với trị 32 USD là quan trọng, đáng được rút ra.

Bởi giống như chúng ta đi vào đường ngược chiều, dù bất cứ lý do gì thì cũng vẫn là sai và sẽ bị phạt. Trong câu chuyện kiểm soát an toàn thực phẩm không có câu chuyện "xin cho", bởi vì vấn đề này ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tham gia sân chơi hội nhập, chúng ta phải tôn trọng các cam kết, bắt buộc phải thực hiện, điều này tốt cho cả chúng ta và cho cả đối tác.

Và để hạn chế đáng kể các vụ cảnh báo, gây thiệt hại cho không chỉ doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu của toàn bộ ngành hàng nông sản, có lẽ không chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng mà cần sự vào ý thức của bản thân mỗi doanh nghiệp và của mỗi người sản xuất ra sản phẩm.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường EU

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Vi phạm xây dựng “to như con voi”, cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

Hà Nội: Vi phạm xây dựng “to như con voi”, cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

Người đứng đầu cơ quan quản lý phải là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với vi phạm trong hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng.
Tăng giá trần vé máy bay sẽ tác động tới các hãng hàng không và người dân thế nào?

Tăng giá trần vé máy bay sẽ tác động tới các hãng hàng không và người dân thế nào?

Mới đây, Bộ GTVT đã ban hành quy định giá trần vé máy bay trên các đường bay nội địa. Vậy điều này sẽ tác động như thế nào tới các hãng hàng không và người dân?
Kinh doanh theo trend: Vòng xoáy của những trào lưu "sớm nở chóng tàn"

Kinh doanh theo trend: Vòng xoáy của những trào lưu "sớm nở chóng tàn"

Dù gây sốt mạng xã hội song các sản phẩm “hot trend” như trà mãng cầu, café muối… chỉ tồn tại một thời gian ngắn rồi rơi vào cảnh "sớm nở tối tàn”.
Cần nâng cao văn hóa ứng xử với bạn bè, thầy cô trên giảng đường

Cần nâng cao văn hóa ứng xử với bạn bè, thầy cô trên giảng đường

Sự việc nữ sinh viên đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp, đã đặt ra vấn đề cần xây dựng, nâng cao văn hóa ứng xử với bạn bè, thầy cô.
Xuất khẩu rau quả Việt và nỗi lo "gót chân A-sin"

Xuất khẩu rau quả Việt và nỗi lo "gót chân A-sin"

Xuất khẩu rau quả hiện đạt mức cao kỷ lục về kim ngạch nhưng vẫn còn những mối lo khi đâu đó câu chuyện vi phạm quy định tại thị trường xuất khẩu vẫn diễn ra.

Tin cùng chuyên mục

Câu chuyện xe buýt điện và lộ trình “xanh hóa”

Câu chuyện xe buýt điện và lộ trình “xanh hóa”

Việc chuyển đổi xe buýt từ nhiên liệu diesel sang sử dụng năng lượng xanh là xu thế tất yếu. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi vẫn còn khó khăn, thách thức.
Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Kiểm kê khí nhà kính là thước đo đánh giá hiệu quả trong “xanh hóa” sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất mơ hồ về khái niệm này.
Quy hoạch vùng trồng: Cần lấy “cầu” làm gốc

Quy hoạch vùng trồng: Cần lấy “cầu” làm gốc

Việc quy hoạch vùng trồng sẽ chỉ chính xác nếu cơ quan chức năng, người làm quy hoạch phải có cái nhìn dài hạn và tập trung vào khâu tiêu thụ.
Để không có “Vạn Thịnh Phát” thứ hai

Để không có “Vạn Thịnh Phát” thứ hai

Để không có "Vạn Thịnh Phát" thứ hai, hơn bao giờ hết, các cơ quan chức năng cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung các Luật để bịt kín kẽ hở, ngăn chặn các vi phạm.
Từ việc kiểm soát nồng độ cồn đã hình thành thói quen "uống rượu bia thì không lái xe"

Từ việc kiểm soát nồng độ cồn đã hình thành thói quen "uống rượu bia thì không lái xe"

Kể từ khi công tác kiểm tra nồng độ cồn triển khai, ý thức của người tham gia giao thông đã từng bước thay đổi, nhiều địa phương có chuyển biến “đột phá".
Cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe, tại sao không?

Cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe, tại sao không?

Trong khi văn hóa rượu bia của Việt Nam có phần còn mang tính hủ tục thì việc thực hiện nghiêm quy định của pháp luật sẽ giúp thói quen này thay đổi tích cực.
Quy định nồng độ cồn tuyệt đối là cần thiết

Quy định nồng độ cồn tuyệt đối là cần thiết

Với việc gia tăng số người chết do rượu bia hàng năm, việc quy định cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn lái xe là cần thiết.
Nhiều dư địa cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Algeria

Nhiều dư địa cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Algeria

Algeria hiện nằm trong danh sách 10 thị trường xuất khẩu càphê thô lớn nhất của Việt Nam, càphê của Việt Nam chiếm từ 30-50% thị phần càphê nhập khẩu của Algeria.
Xuất khẩu nông sản: Cần xóa bỏ tư tưởng chấp nhận rủi ro

Xuất khẩu nông sản: Cần xóa bỏ tư tưởng chấp nhận rủi ro

Quy định SPS là quy định bắt buộc áp dụng, nếu vi phạm, sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến cả ngành hàng và thương hiệu nông sản của Việt.
Loạt đại gia bị bắt vì lừa đảo, ngẫm lại câu

Loạt đại gia bị bắt vì lừa đảo, ngẫm lại câu 'tiền nhiều để làm gì'?

Trong ngục tối chỉ có 4 bức tường, quyền công dân bị hạn chế, có tiền cũng không thể tiêu. Vậy tiền nhiều để làm gì mà các đại gia phải bất chấp tất cả như vậy?
Dân không mặn mà, địa phương than khó, vì sao?

Dân không mặn mà, địa phương than khó, vì sao?

Nhiều hộ khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đăng ký nhận hỗ trợ xây dựng chòi/phòng trú bão, lũ lụt nhưng không triển khai vì nguồn hỗ trợ thấp.
Cần kiên quyết mạnh tay với "ma men"

Cần kiên quyết mạnh tay với "ma men"

Trong thời gian ngắn, cả nước xảy ra hàng loạt vụ tai nạn giao thông làm nhiều người thương vong. Đáng nói, các vụ tai nạn này đều do “ma men” cầm lái.
Để người có nhu cầu thực sự “chạm tay” tới giấc mơ an cư lạc nghiệp!

Để người có nhu cầu thực sự “chạm tay” tới giấc mơ an cư lạc nghiệp!

Các gói để xuất mở rộng đối tượng vay gói tín dụng và giảm lãi suất được kỳ vọng sẽ giúp người có nhu cầu thực sự “chạm tay” đến với giấc mơ an cư lạc nghiệp!
Có nên đưa dạy thêm, học thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Có nên đưa dạy thêm, học thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Vấn đề dạy thêm, học thêm đã được xã hội cũng như nghị trường Quốc hội bàn luận nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được tận gốc.
Ấn vàng triều Nguyễn hồi hương: Đoạn kết tuyệt đẹp của sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự tôn dân tộc

Ấn vàng triều Nguyễn hồi hương: Đoạn kết tuyệt đẹp của sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự tôn dân tộc

Ấn vàng triều Nguyễn “Hoàng đế chi bảo” đã hồi hương về tới Việt Nam ngày 18/11 sau một năm phối hợp tích cực thực hiện các thoả thuận, thủ tục pháp lý.
Trương Mỹ Lan và ‘kỷ lục’ kinh khủng!

Trương Mỹ Lan và ‘kỷ lục’ kinh khủng!

Điều hành tập đoàn Vạn Thịnh Phát với hàng nghìn công ty, chiếm đoạt hàng trăm nghìn tỷ đồng từ ngân hàng, Trương Mỹ Lan kinh khủng thật!
Đề xuất lắp thiết bị giám sát hành trình vào xe máy: Hãy cân nhắc thật kỹ!

Đề xuất lắp thiết bị giám sát hành trình vào xe máy: Hãy cân nhắc thật kỹ!

Dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì xây dựng đã đề xuất lắp thiết bị giám sát hành trình đối với xe máy.
Chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương: Cắt vài cành để cứu cả vườn cây

Chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương: Cắt vài cành để cứu cả vườn cây

Trong công tác chống tham nhũng, tiêu cực, nhiều cán bộ địa phương đã bị kỷ luật, xử lý và liệu có nỗi lo “kỷ luật nhiều cán bộ như vậy thì lấy ai làm việc"?
Nguyên nhân bạo lực học đường: Phải chăng do "lỗi hệ thống"?

Nguyên nhân bạo lực học đường: Phải chăng do "lỗi hệ thống"?

Cần có nhiều giải pháp đồng bộ, sự chung tay của nhà trường, gia đình, xã hội, để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường tái diễn.
Cá “ướp” phoóc môn, gạo nhuộm màu, người tiêu dùng đặt niềm tin vào đâu?

Cá “ướp” phoóc môn, gạo nhuộm màu, người tiêu dùng đặt niềm tin vào đâu?

Nhiều mẫu cá khoai tại Quảng Bình phát hiện có chứa phoóc môn, gạo Séng Cù nhuộm màu xanh làm người tiêu dùng “hoang mang” bởi không biết đặt niềm tin vào đâu?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động