Yếu tố nào sẽ thúc đẩy thị trường thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam?

Hiện, quy mô thị trường thực phẩm hữu cơ Việt Nam còn khá khiêm tốn, tuy nhiên, triển vọng phát triển trong tương lai hoàn toàn khả thi.
Thực phẩm hữu cơ kén người mua Đưa sản phẩm hữu cơ đến với người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ tại sự kiện "Làm thế nào để cải thiện hệ thống chất lượng thực phẩm? Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ của Liên minh châu Âu và Naturland vào thực phẩm của chúng ta", diễn ra mới đây, ông Marco Schlüter - Trưởng ban Chiến lược và Quan hệ quốc tế, kiêm thành viên Hội đồng quản trị của Hiệp hội Nông dân hữu cơ Đức (Naturland) - nhận định: Hiện tại, quy mô phát triển thị trường thực phẩm hữu cơ của Việt Nam còn nhỏ.

Ông Marco Schlüter chia sẻ về cách thức để nhà sản xuất thực phẩm Việt Nam tuân thủ tiêu chuẩn hữu cơ.
Ông Marco Schlüter chia sẻ về cách thức để nhà sản xuất thực phẩm Việt Nam tuân thủ tiêu chuẩn hữu cơ.

Đáng chú ý, việc sản xuất và sử dụng sản phẩm hữu cơ đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Tại Việt Nam, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, được sản xuất tự nhiên và bền vững.

Theo ông Marco Schlüter, sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng có xu hướng quan tâm tới sản phẩm chất lượng nhiều hơn. Việc tầng lớp trung lưu của Việt Nam ngày càng mở rộng sẽ là cơ hội để phát triển thị trường thực phẩm hữu cơ.

Liên quan tới sự phát triển của tầng lớp trung lưu, nhiều chuyên gia đã nhận định rằng họ có xu hướng tiêu dùng nhiều thực phẩm hữu cơ. Vì vậy, hiện tại, dù quy mô của thị trường thực phẩm hữu cơ của Việt Nam còn nhỏ nhưng triển vọng phát triển trong tương lai là rất khả thi.

Ông Marco Schlüter cũng cho rằng, Việt Nam có thể sản xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn hữu cơ để xuất khẩu sang châu Âu. Đây là cơ hội lớn không thể bỏ qua.

Tuy nhiên, muốn xuất khẩu được thì việc đầu tiên phải xác định sản phẩm muốn xuất khẩu sang châu Âu là gì, phù hợp với thị trường nào?

Theo chuyên gia này, khi sản phẩm hữu cơ xuất khẩu sang châu Âu phải đảm bảo có giấy chứng nhận hữu cơ, cơ quan xác minh sản phẩm hữu cơ xem chất lượng có đạt tiêu chuẩn châu Âu hay không. Sau đó, họ lấy mẫu sản phẩm tùy theo quy định từng mặt hàng để kiểm tra.

Cơ quan nhập khẩu châu Âu sẽ giữ lại một số mặt hàng để kiểm tra, nếu hàng không đảm bảo thì không được phép nhập khẩu vào châu Âu.

Để sản phẩm thâm nhập tốt vào thị trường châu Âu, nhà sản xuất Việt Nam cũng cần quan tâm tới việc tham gia các hội chợ lớn, liên hệ với đối tác nhờ cung cấp thông tin hữu ích về quy trình sản xuất hữu cơ cần tuân thủ trước khi muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường mới.

Ông Marco Schlüter cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc thiết lập các tiêu chuẩn trong việc giúp người tiêu dùng phân biệt và nhận biết “hữu cơ” thật sự là như thế nào cùng giá trị của các sản phẩm hữu cơ.

Tiêu chuẩn hữu cơ EU và Naturland được biết đến với quy định nghiêm ngặt và chặt chẽ, mang đến những thông tin minh bạch về phương pháp sản xuất và truy xuất nguồn gốc, giúp người tiêu dùng hoàn toàn tin tưởng và yên tâm sử dụng các sản phẩm hữu cơ chất lượng.

Nông dân hữu cơ trồng trọt và chăm bón cây tự nhiên, hạn chế tối đa phân hóa học, thuốc trừ sâu và các chất phụ gia. Tất cả các trang trại và nhà máy chế biến của EU và Naturland đều hoạt động theo tiêu chuẩn hữu cơ của EU và Tiêu chuẩn Naturland, bao gồm việc kiểm tra trang trại thường xuyên, đảm bảo sản phẩm thực phẩm đến tay người tiêu dùng là dinh dưỡng, chất lượng, an toàn, xác thực và bền vững.

"Môi trường tự nhiên được tôn trọng khi đất đai và tài nguyên nước được bảo vệ và tiếp cận theo hướng quản lý bền vững, và sự đa dạng sinh học được thực hành trên tất cả các trang trại của EU và Naturland", ông Marco Schlüter chia sẻ.

Theo số liệu của Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam tính đến hết năm 2021 là 119.105 ha, chiếm 0,5% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Trong khi đó, theo đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ 2020 - 2030 cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đề ra mục tiêu đến năm 2030 diện tích đất sản xuất nông nghiệp là sản xuất hữu cơ chiếm 2,5 - 3%; giá trị gia tăng của các sản phẩm hữu cơ so với sản phẩm thông thường là 1,5 - 1,8 lần.

Đây là giai đoạn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hữu cơ khi có sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện, có chính sách ưu tiên cho phát triển nông nghiệp hữu cơ. Việt Nam đã tham gia hội nhập sâu rộng với các quốc gia trên thế giới, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do,…

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Liên minh châu Âu

Tin cùng chuyên mục

Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

AIG: Nỗ lực nâng cao vị thế ngành nguyên liệu thực phẩm Việt Nam trên toàn cầu

AIG: Nỗ lực nâng cao vị thế ngành nguyên liệu thực phẩm Việt Nam trên toàn cầu

Để Nghị định 15/2018/NĐ-CP tiếp tục là

Để Nghị định 15/2018/NĐ-CP tiếp tục là 'món quà' của doanh nghiệp

Tiền Giang: Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tiền Giang: Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Siết kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

Siết kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

Quảng Bình: Nâng cao công tác an toàn thực phẩm dịp Tết

Quảng Bình: Nâng cao công tác an toàn thực phẩm dịp Tết

Bắc Ninh sẽ kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Bắc Ninh sẽ kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Yêu cầu địa phương báo cáo vụ giá đỗ ‘bẩn’ trước 30/12

Yêu cầu địa phương báo cáo vụ giá đỗ ‘bẩn’ trước 30/12

WinEco – Gắn kết nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

WinEco – Gắn kết nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Minh bạch nguồn gốc: Giải pháp then chốt cho một thị trường thực phẩm an toàn

Minh bạch nguồn gốc: Giải pháp then chốt cho một thị trường thực phẩm an toàn

Những "quả ngọt" kết tinh từ sản xuất sữa bền vững của FrieslandCampina Việt Nam

Những "quả ngọt" kết tinh từ sản xuất sữa bền vững của FrieslandCampina Việt Nam

An toàn thực phẩm, cần bắt đầu từ chính người tiêu dùng

An toàn thực phẩm, cần bắt đầu từ chính người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025