Yên tâm khi điện hạt nhân được IAEA giám sát

Theo đại biểu Lê Mạnh Hùng – đoàn Cà Mau, quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân được thực hiện dưới sự giám sát của IAEA do vậy chúng ta hoàn toàn yên tâm.
Thẩm tra cơ chế đặc thù cho dự án điện hạt nhân Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo Quốc hội 10 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho điện hạt nhân Đề xuất chính sách giải phóng mặt bằng cho điện hạt nhân

Sáng ngày 17/2, tiếp tục tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Nghị quyết cần quy định rõ các cơ chế liên quan đến PVN và EVN

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Lê Mạnh Hùng - đoàn Cà Mau cho biết, tổng công suất đặt của toàn hệ thống điện hiện nay xấp xỉ 81.000 MW trong đó điện gió và mặt trời là 27%, tương đương 26.000 MW. Tháng 6/2024 công suất cực đại của toàn hệ thống đã lên đến 52.000MW, nếu trừ điện gió và mặt trời thì dự phòng công suất cho cực đại đang rất thấp và rủi ro.

Lê mạnh Hùng
Đại biểu Lê Mạnh Hùng- đoàn Cà Mau góp ý vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội. Ảnh: QH

Theo Quy hoạch điện VIII và xu hướng chuyển dịch năng lượng đến năm 2030, Việt Nam không không còn điện than, trong khi kịch bản tăng trưởng kinh tế thì phụ tải cực đại của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong điều kiện dự phòng công suất của hệ thống còn rất thấp.

Từ thực tế trên, Việt Nam cần nhanh nhất phát triển các nguồn điện nền và phù hợp với xu hướng dịch chuyển năng lượng, đặc biệt là điện hạt nhân.

Trung ương Đảng, Chính phủ cũng đặt ra yêu cầu rất cấp bách và áp lực đến năm 2030 và muộn nhất 2031 chúng ta phải đưa các nhà máy điện hạt nhân vào hoạt động thương mại - đây là mục tiêu rất áp lực, với các dự án lớn có quy mô lớn, công nghệ phức tạp”- đại biểu Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Theo ông Hùng, trong báo cáo thẩm tra có một số ý kiến nêu các chủ thể các tập đoàn kinh tế như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (PVN) thì không nên đưa vào, đặc biệt là các cơ chế cụ thể liên quan đến các doanh nghiệp

Trước ý kiến trên, ông Hùng đề nghị: “Cơ chế trong nghị quyết về điện hạt nhân dứt khoát phải có tên của các chủ đầu tư, phải rõ người, rõ việc. Đồng thời, phải rõ ràng các cơ chế, đặc biệt là cơ chế tài chính nhất là đối với nguồn vốn chủ sở hữu là vốn đối ứng của doanh nghiệp và nguồn vốn vay thu xếp qua các hiệp định vay tín dụng xuất khẩu đối với các nhà cung cấp.

Đặc biệt EVN và PVN là hai doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đối với nguồn vốn chủ sở hữu phải quy định rõ để tránh ảnh hưởng đến các nhiệm vụ khác mà EVN và PVN hiện đang triển khai”.

Tiếp theo cơ chế trình tự, đại biểu cũng đề nghị, thủ tục để triển khai các dự án siêu lớn này cũng cần rất rõ ràng. Cái gì được làm song song, cái gì được thực hiện theo cơ chế chỉ định thầu.

Trong dự thảo của Chính phủ đã chỉ rất rõ các nội dung trên, nhất là quá trình triển khai song song, quá trình đàm phán chọn nhà cung cấp công nghệ thông qua Hiệp định cùng với Hiệp định về tín dụng xuất khẩu”- đại biểu Hùng cho hay.

toàn cảnh
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự phiên họp toàn thể tại hội trường vào sáng ngày 17/2. Ảnh: QH

Hiện, cơ chế bảo đảm nguồn lực tức là nguồn vốn chủ sở hữu của EVN và PVN được đưa vào dự thảo nghị quyết đã rõ ràng.

Đại biểu Lê Mạnh Hùng rất mong Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trong quá trình thẩm tra chia sẻ, đồng thuận để có các cơ chế theo tờ trình của Chính phủ. “Nếu không có thì các doanh nghiệp không làm được sau khi được phê duyệt lại phải đi xin cơ chế”- ông Hùng nhấn mạnh.

IAEA sẽ giám sát quá trình đầu tư xây dựng

Liên quan đến vấn đề về công nghệ, an toàn, đại biểu Lê Mạnh Hùng cho biết, bản chất của nhà máy điện hạt nhân là nhà máy nhiệt điện, với nhà máy điện hạt nhân phần phụ trợ còn không phức tạp bằng các nhà máy nhiệt điện điện than, khí chúng ta đang làm. Bên cạnh đó, quá trình uranium cháy thì sinh nhiệt không tạo ra ô-xi, CO2, NOx, SO2…

Ngoài ra công nghệ thiết bị đều do các nhà thầu, nhà cung cấp có bản quyền công nghệ cung cấp dưới sự giám sát rất chặt chẽ của cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), do vậy đại biểu cho rằng không quá quan ngại khả năng thực hiện của các doanh nghiệp trong nước cũng như các vấn đề liên quan.

Toàn cảnh
Toàn cảnh phiên họp sáng ngày 17/2. Ảnh: QH

Nói về năng lực của PVN và EVN, ông Hùng cho biết, thời gian qua hai tập đoàn này đã thực hiện nhiều dự án nhiệt điện, trong đó PVN đã thực hiện 9 dự án, nếu tính cả dự án Nhơn trạch 3,4, Ô Môn 3,4 vào là 13 dự án nhiệt điện. PVN đã và đang các dự án có quy mô lớn như: xuất khẩu trạm biến áp ngoài khơi sang ban - tích với khối lượng lên tới 16.000 tấn/ trạm, sắp tới là công trình ở lô B với trọng lượng 27.000 tấn... phục vụ cho các công trình quy mô lớn trên thế giới.

Tôi cho rằng chúng ta hoàn toàn yên tâm dưới sự giám sát của cơ quan IAEA, kinh nghiệm thực tiễn từ các dự án lớn của các tập đoàn kinh tế trong nước. Do vậy, đề nghị Quốc hội tạo điều kiện thông qua các cơ chế được Chính phủ trình cho dự án điện hạt nhân để các tập đoàn kinh tế thực hiện theo mục tiêu rất áp lực mà Chính phủ đặt ra”- ông Hùng đề nghị.

Phiên thảo luận tại tổ sáng 17/2 đã ghi nhận 5 lượt đại biểu góp ý cho dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Trước đó trong phiên thảo luận tại Tổ ngày 14/2, đã có 44 lượt ĐBQH phát biểu ý kiến. Các đại biểu đều thống nhất chủ trương cần thiết phải ban hành nghị quyết để đảm bảo triển khai dự án nhanh, hiệu quả. Ngoài ra các đại biểu cũng đã góp ý một số nội dung liên quan đến cơ chế tài chính, đấu thầu, vấn đề về công nghệ của dự án… Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có báo cáo giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu nêu.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hội nghị Quân ủy Trung ương xem xét Đề án quân sự địa phương

Hội nghị Quân ủy Trung ương xem xét Đề án quân sự địa phương 'tinh, gọn, mạnh'

Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13 thảo luận Đề án quân sự địa phương "tinh, gọn, mạnh", nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Armenia tiếp tục tạo nền tảng để thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại - đầu tư...
Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, khẳng định vai trò đối tác tin cậy, có trách nhiệm và luôn nỗ lực vì lòng tin chiến lược.
Việt Nam - Bỉ nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Việt Nam - Bỉ nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Hai nhà lãnh đạo nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như năng lượng tái tạo, đặc biệt là tuabin điện gió và hydrogen xanh.
Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.

Tin cùng chuyên mục

Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Nhà vua Bỉ Philippe khẳng định, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) có lợi cho cả hai nước và phía Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định này.
Tổng Bí thư: Chuyển đổi số là

Tổng Bí thư: Chuyển đổi số là 'con đường duy nhất' đưa đất nước phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học, công nghệ và chuyển đổi số như con đường duy nhất để phát triển đất nước, nâng cao năng suất lao động.
Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Theo đại biểu Quốc hội, vấn đề quan trọng đang được đặt ra là sáp nhập các tỉnh thế nào để tỉnh mới phát huy được thế mạnh và phát triển sau sắp xếp.
Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân định rõ thẩm quyền của từng cấp chính quyền trong bối cảnh sắp xếp bộ máy hành chính.
Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước 6/4

Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước 6/4

Đối với các văn bản sẽ trình tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy,… các bộ, ngành cần trình Chính phủ trước ngày 6/4.
Bỉ mong muốn hợp tác về năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm với Việt Nam

Bỉ mong muốn hợp tác về năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm với Việt Nam

Nhà vua Bỉ bày tỏ mong muốn doanh nghiệp nước này đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm, xử lý nước thải...
Tháng 4 sẽ báo cáo Trung ương Đảng phương án đưa các tổ chức chính trị - xã hội về Mặt trận Tổ quốc

Tháng 4 sẽ báo cáo Trung ương Đảng phương án đưa các tổ chức chính trị - xã hội về Mặt trận Tổ quốc

Sáng 1/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Trung ương tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập và quán triệt các nghị quyết quan trọng của Đảng.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe

Sáng 1/4, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Hùng làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Ông Nguyễn Quốc Hùng làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Theo Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15, phê chuẩn ông Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV.
Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Để có góc nhìn bao quát hơn về công tác sắp xếp tinh gọn bộ máy, phóng viên Báo Công Thương đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu, chuyên gia về vấn đề này.
Thủ tướng:  Nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn, ưu đãi thị thực

Thủ tướng: Nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn, ưu đãi thị thực

Thủ tướng nhấn mạnh việc nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn thị thực, ưu đãi thị thực, sửa đổi quy định về quốc tịch để phù hợp tình hình hiện nay.
Ông Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử

Ông Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử

Chiều 31/3, Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, đồng chí Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử.
Tổng Bí thư: Việt Nam nhất quán coi Hoa Kỳ là đối tác chiến lược hàng đầu

Tổng Bí thư: Việt Nam nhất quán coi Hoa Kỳ là đối tác chiến lược hàng đầu

Kỷ niệm 30 năm quan hệ hữu nghị, Việt Nam - Hoa Kỳ đang thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại bền vững, mang lại lợi ích chung, hướng tới tăng trưởng ổn định.
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét nội dung phục vụ sắp xếp bộ máy

Ưu tiên trình Quốc hội xem xét nội dung phục vụ sắp xếp bộ máy

Theo Chủ tịch Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.
Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội dự kiến khai mạc vào 5/5/2025

Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội dự kiến khai mạc vào 5/5/2025

Chiều 31/3/2025, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Tinh gọn bộ máy, đẩy mạnh chuyển đổi số trong Đảng bộ Trung ương

Tinh gọn bộ máy, đẩy mạnh chuyển đổi số trong Đảng bộ Trung ương

Sáng ngày 31/3, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 2, quý I/2025.
Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Vương quốc Bỉ

Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Vương quốc Bỉ

Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4/2025.
Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế

Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế

Báo chí nước ngoài nhận định, Việt Nam đang khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế nhờ sự trỗi dậy mạnh mẽ về văn hóa, kinh tế và đổi mới.
Báo chí nước ngoài lạc quan về kinh tế Việt Nam

Báo chí nước ngoài lạc quan về kinh tế Việt Nam

Theo Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại, trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài nhận định tích cực, lạc quan về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam.
Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thu hút tài năng, giúp bộ máy vận hành hiệu quả.
Mobile VerionPhiên bản di động