Đề xuất chính sách giải phóng mặt bằng cho điện hạt nhân

Tại phiên thảo luận tại hội trường về các cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân, đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Tổng hợp ý kiến dự thảo Nghị quyết cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân Đại biểu Quốc hội đóng góp về cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân Ninh Thuận Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận về chính sách đặc thù cho điện hạt nhân Ninh Thuận

Sáng ngày 17/2, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Sẵn sàng thực hiện dự án

Phát biểu tại hội trường, ông Trần Quốc Nam – Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận cho biết: Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành ở trung ương, các địa phương và Nhân dân cả nước đã luôn quan tâm phân bổ nguồn lực hỗ trợ nhiều mặt để Ninh Thuận từ tỉnh thuộc nhóm khó khăn nhất cả nước đến năm 2024 thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 4.000 USD/năm, GRDP trung bình 4 năm qua (2021-2024) tăng trung bình khoảng 9% - thuộc nhóm tỉnh tăng trưởng cao của cả nước. Năng lượng tái tạo với tổng công suất trên 3.700MW đứng đầu cả nước, tạo động lực để Ninh Thuận tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.

Trần QUốc Nam
Ông Trần Quốc Nam – Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: QH

Thành quả trên đã tiếp thêm năng lực mới tạo đột phá không chỉ của Ninh Thuận mà cho cả nước, theo đó Trung ương, Quốc hội đã quyết định tiếp tục tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận”- ông Trần Quốc Nam cho hay.

Ngày 25/11/2009, Quốc hội Khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 41/2009/QH12 về phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm nhà máy 1 và 2, với tổng công suất 4.000MW.

Ông Trần Quốc Nam cho biết: "Từ khi Nghị quyết số 41/2009/QH12 về phê duyệt chủ trương đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân, đến nay đã hơn 15 năm, Đảng bộ và Nhân dân Ninh Thuận luôn sẵn sàng tâm thế để thực hiện dự án. Nhân dân đang chờ đợi sẵn sàng bàn giao mặt bằng nhà ở đất sản xuất, sinh kế… cho nhà nước để triển khai thực hiện dự án".

Đề nghị có chính sách ưu tiên cho giải phóng mặt bằng

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận cho biết, nhân dân vùng dự án chỉ có một nguyện vọng đó là đề nghị nơi ở mới của bà con phải thực sự tốt hơn, tốt nhất có thể, đời sống của bà con hiện nay và các thế hệ mai sau phải thật sự ổn định, ấm no, hạnh phúc.

Đây cũng là mong muốn và căn dặn của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm nhân chuyến về thăm tỉnh Ninh Thuận và bà con vùng dự án vào đầu tháng 12/2024 ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết số 174/2024/QH15 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng cả 2 nhà máy phải hoàn thành trong năm 2025 để bàn giao đất sạch cho chủ đầu tư.

Quoc hội họp sáng 17
Toàn cảnh phiên họp sáng ngày 17/2. Ảnh: QH

Thời gian qua, Ninh Thuận đã tiến hành ngay các công việc với tinh thần xuyên suốt đó là “ Việc gì làm được thì làm ngay không chờ đợi”.

Các công việc thực hiện dự án của tỉnh, chủ đầu tư, bộ, ngành Trung ương trong thời gian qua đã triển khai khi quyết tâm quyết liệt để đến năm 2030 - 2031 hoàn thành tốt các nhà máy theo chỉ đạo của Trung ương. Đối với Ninh Thuận cần phải có cơ chế, chính sách đặc thù trên là hết sức cần thiết, cấp bách”- ông Trần Quốc Nam khẳng định và cho biết tại Tờ trình số 74/TTr-CP của Chính phủ và dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội, tại Khoản 9, Điều 3, tỉnh Ninh Thuận có 7 nội dung đề xuất, tỉnh đã có đề nghị bổ sung thêm 5 nội dung liên quan đến giải phóng mặt bằng. Đây là những nội dung quan trọng cần phải có để tỉnh thực hiện ngay được công tác giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, theo khoản 3 điều 95 của Luật Đất đai quy định ổn định trước ngày 1/7/2024 rất khó khăn vì từ năm 2009 đã dừng các hoạt động sản xuất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đầu tư, xây dựng, sang nhượng… do có chủ trương làm nhà máy điện hạt nhân.

Cũng theo ông Nam, đất khu vực dự án là mặt biển có giá trị cao của người dân nếu thu hồi không đền bù hợp lý rất khó khăn. Ngoài ra, bà con vùng dự án đã dừng sản xuất trong thời gian dài có nhiều thiệt thòi, do đó cần bổ sung thêm nội dung trên và giao địa phương chịu trách nhiệm.

Đây là những nội dung đã được các đơn vị, đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ và có kiến nghị, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã họp thẩm tra bổ sung trình Quốc hội”- ông Nam nhấn mạnh.

Vị đại biểu tỉnh Ninh Thuận tin tưởng rằng, việc đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận thật sự an toàn, thành công, nhân dân tin tưởng tuyệt đối, nhất là bà con vùng dự án di dời có cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, tiếp thêm niềm tin, sự lan tỏa… để triển khai các dự án tiếp theo.

Đảng bộ, nhân dân tỉnh Ninh Thuận vùng dự án với tinh thần quyết tâm trước Đảng, Nhà nước, Chính phủ Quốc hội và các vị đại biểu sẽ hoàn thành nhiệm vụ giải phóng mặt bằng và công việc được giao, đảm bảo tiến độ được giao

"Ninh Thuận vì cả nước và cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ công trình trọng điểm đặc biệt quan trọng để đất nước phồn vinh, hạnh phúc"- Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận khẳng định.

Trong 5 nhóm chính sách đặc thù được Ninh Thuận đề xuất, trong đó đáng chú ý Ninh Thuận đề xuất cho áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi để thực hiện dự án đối với người sử dụng đất chưa có giấy chứng nhận mà đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận như đối tượng người được sử dụng có giấy chứng nhận. Cùng với đó cho áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất để xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở mức cao nhất theo quy định nhân với 1,5 lần.
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

Chiều 2/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về thúc đẩy kinh tế.
Nhà vua Bỉ dự khai trương Tổ hợp văn phòng Dịch vụ Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong

Nhà vua Bỉ dự khai trương Tổ hợp văn phòng Dịch vụ Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong

Ngày 2/4, Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu dự khai trương Tổ hợp văn phòng Dịch vụ Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong tại thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh.
Tổng Bí thư đề nghị Liên bang Nga tăng cường hợp tác công nghệ, năng lượng, điện hạt nhân với Việt Nam

Tổng Bí thư đề nghị Liên bang Nga tăng cường hợp tác công nghệ, năng lượng, điện hạt nhân với Việt Nam

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi Nga là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại và mong muốn giữ vững mối quan hệ tốt đẹp.
Tổng Bí thư Tô Lâm nói gì về vai trò, trách nhiệm của cán bộ xã khi bỏ cấp huyện?

Tổng Bí thư Tô Lâm nói gì về vai trò, trách nhiệm của cán bộ xã khi bỏ cấp huyện?

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc cấp xã phải chủ động hơn trong nhiều lĩnh vực như quản lý y tế, giáo dục và xóa đói, giảm nghèo...
Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân".

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư 79/2020/TT-BCA

Bộ Công Thương tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư 79/2020/TT-BCA

Bộ Công Thương có Văn bản 2092/BCT-TCCB ngày 25/3/2025 về việc tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư 79 của Bộ Công an về tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh.
Nhà vua Vương quốc Bỉ: Hải Phòng có nhiều lợi thế tạo ra cơ hội hợp tác mới cho doanh nghiệp Bỉ

Nhà vua Vương quốc Bỉ: Hải Phòng có nhiều lợi thế tạo ra cơ hội hợp tác mới cho doanh nghiệp Bỉ

Chiều 2/4, lãnh đạo TP. Hải Phòng tiếp đón Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde cùng Đoàn công tác thăm và làm việc tại Hải Phòng.
Việt Nam nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Việt Nam nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu.
Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ phục vụ Đại hội XIV của Đảng

Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ phục vụ Đại hội XIV của Đảng

Theo Thường trực Ban Bí thư, thời gian từ nay đến Đại hội XIV chỉ còn khoảng 9 tháng, đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ.
Tổng Bí thư chỉ đạo hoàn thiện đề án tổ chức quân sự địa phương

Tổng Bí thư chỉ đạo hoàn thiện đề án tổ chức quân sự địa phương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13 để xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương tinh, gọn, mạnh.
Hội nghị Quân ủy Trung ương xem xét Đề án quân sự địa phương

Hội nghị Quân ủy Trung ương xem xét Đề án quân sự địa phương 'tinh, gọn, mạnh'

Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13 thảo luận Đề án quân sự địa phương "tinh, gọn, mạnh", nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Armenia tiếp tục tạo nền tảng để thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại - đầu tư...
Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, khẳng định vai trò đối tác tin cậy, có trách nhiệm và luôn nỗ lực vì lòng tin chiến lược.
Việt Nam - Bỉ nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Việt Nam - Bỉ nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Hai nhà lãnh đạo nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như năng lượng tái tạo, đặc biệt là tuabin điện gió và hydrogen xanh.
Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.
Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Nhà vua Bỉ Philippe khẳng định, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) có lợi cho cả hai nước và phía Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định này.
Tổng Bí thư: Chuyển đổi số là

Tổng Bí thư: Chuyển đổi số là 'con đường duy nhất' đưa đất nước phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học, công nghệ và chuyển đổi số như con đường duy nhất để phát triển đất nước, nâng cao năng suất lao động.
Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Theo đại biểu Quốc hội, vấn đề quan trọng đang được đặt ra là sáp nhập các tỉnh thế nào để tỉnh mới phát huy được thế mạnh và phát triển sau sắp xếp.
Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân định rõ thẩm quyền của từng cấp chính quyền trong bối cảnh sắp xếp bộ máy hành chính.
Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước 6/4

Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước 6/4

Đối với các văn bản sẽ trình tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy,… các bộ, ngành cần trình Chính phủ trước ngày 6/4.
Bỉ mong muốn hợp tác về năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm với Việt Nam

Bỉ mong muốn hợp tác về năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm với Việt Nam

Nhà vua Bỉ bày tỏ mong muốn doanh nghiệp nước này đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm, xử lý nước thải...
Tháng 4 sẽ báo cáo Trung ương Đảng phương án đưa các tổ chức chính trị - xã hội về Mặt trận Tổ quốc

Tháng 4 sẽ báo cáo Trung ương Đảng phương án đưa các tổ chức chính trị - xã hội về Mặt trận Tổ quốc

Sáng 1/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Trung ương tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập và quán triệt các nghị quyết quan trọng của Đảng.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe

Sáng 1/4, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Hùng làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Ông Nguyễn Quốc Hùng làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Theo Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15, phê chuẩn ông Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV.
Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Để có góc nhìn bao quát hơn về công tác sắp xếp tinh gọn bộ máy, phóng viên Báo Công Thương đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu, chuyên gia về vấn đề này.
Mobile VerionPhiên bản di động