Yên Bái: Hiệu quả từ các chính sách giảm nghèo bền vững

Trong 20 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, tỷ lệ hộ nghèo ở Yên Bái đã giảm từ 3-4% mỗi năm.
Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020: Khi chính sách đi vào đời sống

Hiệu quả từ chính sách tín dụng

Thực hiện chính sách tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Yên Bái, sau 20 năm nhìn lại thông qua chính sách tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Theo đó, nhằm triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, tại Yên Bái, chính sách tín dụng cho người nghèo đã từng bước được mở rộng. Đến nay, tại Yên Bái đã có 100% thôn, bản đã tiếp cận được với các nguồn tín dụng dành cho hộ nghèo, đối tượng chính sách. Nhờ đó, các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh đã có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính - ngân hàng.

Với sự tăng trưởng không ngừng của nguồn tín dụng chính sách này đã phần nào đáp ứng tốt nhu cầu vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, kể từ khi có Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, việc thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đến 31/8/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt trên 4.023 tỷ đồng, tăng trên 3.878 tỷ đồng so với thời điểm năm 2003

Yên Bái: Hiệu quả từ các chính sách giảm nghèo bền vững
Công tác cho vay tại các phòng giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội Yên Bái

Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: “Ban đầu chỉ từ một chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo, đến nay, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã ủy thác 17 chương trình tín dụng chính sách. Mạng lưới làm công tác cho vay ủy thác đã phủ khắp 100% thôn, bản trong toàn tỉnh. Đến 31/8/2022, dư nợ ủy thác qua các tổ chức hội, đoàn thể đạt trên 4.001 tỷ đồng. 443.463 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi”.

Nhờ từ nguồn vốn vay chính sách, người dân đã đầu tư chăm sóc, cải tạo trồng mới 230.950 ha rừng keo, quế, bồ đề; 12.553 ha chè, 4.415 ha cây ăn quả; mua 166.595 con trâu, bò; làm mới và cải tạo 74.204 công trình nước sạch, 72.705 công trình vệ sinh.

"Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã cho 40.992 học sinh, sinh viên vay vốn trang trải chi phí học tập, hỗ trợ 9.165 hộ nghèo được làm nhà ở, tạo thêm 26.955 việc làm mới cho người lao động", ông Hải chia sẻ.

Cũng theo ông Hải thì vốn tín dụng ưu đãi đã thực sự giúp hộ nghèo, hộ chính sách nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo; đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát và giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh mỗi năm từ 3-4%.

Bên cạnh đó, với sự linh hoạt và đa dạng hóa các phương thức cho vay thông qua phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tại các huyện, thị, xã, thôn, bản dưới hình thức ủy thác như:Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... toàn tỉnh Yên Bái đã xây dựng được trên 2.300 tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ tiết kiệm và vay vốn đã đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách. Đến nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai 17 chương trình tín dụng chính sách, dư nợ gần 4.018 tỷ đồng.

Ông Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội khẳng định:"Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, là chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh và ổn định xã hội; tạo cơ hội cho người nghèo, cận nghèo, hộ chính sách, những người yếu thế trong xã hội tiếp cận được các dịch vụ tài chính - tín dụng, để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, ổn định đời sống, thoát nghèo bền vững, hạn chế sự phân hóa giàu nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, miền, tạo sự công bằng trong xã hội".

Yên Bái: Hiệu quả từ các chính sách giảm nghèo bền vững
Ông Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Lễ tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của tỉnh Yên Bái

"Trong 20 năm qua, tỉnh Yên Bái đã tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ về cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đã đạt những kết quả hết sức to lớn, đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh nhà", ông Phúc khẳng định.

Thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu

Đến nay, sau 20 năm triển khai Nghị định 78, toàn tỉnh Yên Bái đã có 443.463 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi. Các đối tượng vay vốn đã đầu tư chăm sóc, cải tạo, trồng mới gần 231 nghìn ha rừng keo, quế, bồ đề..., trên 12 nghìn ha chè, trên 4.400 ha cây ăn quả; mua gần 166.600 con trâu, bò; trên 113.500 con lợn; hàng triệu con giống gia súc, gia cầm khác; mở rộng hàng chục ngàn mét vuông nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ; làm mới và cải tạo trên 74.200 công trình nước sạch, 72.700 công trình vệ sinh; gần 41 nghìn em học sinh sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập, hỗ trợ 9.165 hộ nghèo làm nhà ở, tạo thêm 26.955 việc làm mới cho người lao động, hỗ trợ trên 1.630 người lao động đi làm việc ở nước ngoài .v.v.

Việc triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội không những tạo điều kiện về vốn mà còn giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách thay đổi nhận thức, tư duy về kinh tế, từ việc trước đây quen với được nhà nước trợ cấp, cho không, đến nay các hộ dân đã chủ động tham gia vào tổ tiết kiệm và vay vốn mạnh dạn vay vốn để làm ăn phát triển kinh tế gia đình, tính toán hiệu quả vốn vay, thực hành tiết kiệm để trả nợ gốc và lãi ...

Yên Bái: Hiệu quả từ các chính sách giảm nghèo bền vững
Cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội xuống tận các thôn bản để triển khai các gói tín dụng cho người nghèo

Bà Lã Thị Liền - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Yên cho biết: "Văn Yên là địa phương có trên 50% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Từ 2 chương trình tín dụng triển khai năm 2003, đến nay huyện đã triển khai 16 chương trình tín dụng ưu đãi, với tổng dư nợ là 637,4 tỷ đồng".

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần tạo việc làm ổn định cho 3.745 lao động, giúp cho hơn 15.784 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo bền vững, giúp 2.122 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục con đường học tập, xây dựng 9.133 công trình nước sạch hợp vệ sinh và 9.120 công trình vệ sinh đạt chuẩn, giải quyết cho 31 lao động đi làm việc ở nước ngoài, cho vay xây dựng 1.561 căn nhà cho hộ nghèo...Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác thực hiện nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thoát nghèo bền vững. Đến 30/6/2022, dư nợ của Ngân hàng chính sách xã hội huyện đạt 637,4 tỷ đồng với 12.712 hộ vay, dư nợ bình quân là 50,1 triệu đồng/hộ. Dư nợ tăng 25,2 lần so với năm 2003, bình quân dư nợ mỗi năm tăng 11%. Tỷ lệ nợ quá hạn là 0,05%, trong đó có 19/25 xã không có nợ quá hạn.

Trong khi đó, bà Lò Thị Thon, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu chia sẻ: "Hiện Hát Lừu có 49 hộ gia đình còn dư nợ với 7 chương trình, tổng dư nợ các chương trình 2.203 triệu đồng, 100% tổ viên trong tổ tham gia gửi tiền tiết kiệm với số tiền là 98,9 triệu đồng. Mặc dù hộ vay trong tổ hầu hết là người dân tộc thiểu số, sống ở địa bàn khó khăn nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động và kiểm tra, giám sát nên bà con chấp hành rất nghiêm túc các quy định về vay – trả, nhiều năm qua tổ không có nợ quá hạn; hàng tháng thu lãi đạt 100%".

Từ nguồn vốn ưu đãi lãi suất thấp của Chính phủ bà con nhân dân xã Hát Lừu đã có điều kiện đầu tư để phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản và lấy sức cày kéo. "Đến nay bà con nhân dân chăn nuôi rất hiệu quả, trâu bò đang phát triển tốt, nhà ít nhất cũng đã được 2 con, nhà nhiều cũng lên 4 đến 5 con; một số hộ trước đây là hộ nghèo đến nay đã thoát nghèo trở thành hộ giầu ở trong bản", bà Thon cho biết.

Còn ở vùng cao Mù Cang Chải, đồng bào nơi đây đã dần thay đổi tư duy phát triển kinh tế, không còn trông chờ vào nhà nước mà đã chủ động, mạnh dạn vay vốn để đầu tư chăn nuôi, sản xuất.

Yên Bái: Hiệu quả từ các chính sách giảm nghèo bền vững
Nguồn tín dụng ưu đãi đã giúp cho nhiều hộ nghèo ở Mù Căng Chải từng bước vươn lên làm giàu

Điển hình như gia đình ông Vừ A Tủa ở Bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải chia sẻ: "Trước đây gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo của xã, thu nhập của gia đình chủ yếu từ làm ruộng, làm nương do đó cuộc sống của gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2004 nắm bắt được Nhà nước có chương trình cho vay đối với hộ nghèo, gia đình mạnh dạn đăng ký vay vốn và được duyệt cho vay số tiền là 15 triệu đồng để mua 02 con trâu nái sinh sản".

Đến nay, qua các năm đàn trâu bò của gia đình ông Vừ A Tủa càng ngày càng phát triển. Đến năm 2019 tổng đàn trâu, bò của gia đình lên tới 30 con (trâu 13 con, bò 17 con), đàn gia súc càng ngày càng gia tăng, điều kiện kinh tế phát triển khá giả hơn, nhà ở được làm mới khang trang, rộng rãi, mua sắm đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng cho gia đình. "Gia đình tôi đã thoát nghèo, mô hình chăn nuôi gia súc sinh sản kết hợp với phát triển dịch vụ của gia đình tôi hiện nay đang duy trì tốt, tạo việc làm cho các thành viên trong hộ gia đình, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình bình quân mỗi năm 300 triệu đồng", ông Tủa cho biết.

Có thể khẳng định Nghị định 78 đã thực sự đi vào đời sống của người dân, nhất là người nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giúp tỉnh đạt được những thành tựu quan trọng trong công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương; bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm từ 3- 4%/năm; riêng trong giai đoạn 2016-2020 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 32,21% năm 2016 xuống còn 7,04% năm 2020. Đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn nông thôn mới; có 88/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 3 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.

Qua 20 năm hoạt động và xây dựng mạng lưới, đến nay toàn tỉnh Yên Bái có 2.309 tổ tiết kiệm và vay vốn ở khắp các thôn, bản, khu dân cư trong tỉnh, quản lý 4.001,3 tỷ đồng dư nợ của 80.824 hộ vay.
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Nhờ nâng cao quyền năng kinh tế, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quang Bình (Hà Giang) đã tự tin vươn lên làm chủ kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo
Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm cho 22.550 lao động với tỷ lệ qua đào tạo đạt 69,5%, trong đó tỷ lệ có bằng, chứng chỉ là 28%.
Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách quý I/2024 của tỉnh Lâm Đồng tuy đảm bảo dự toán Trung ương giao, nhưng không đạt chỉ tiêu. Tỉnh này đang triển khai các giải pháp nhằm tăng thu.
Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong mùa mưa bão năm 2024, hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phương án ứng phó sự cố đã được PC Hà Giang hoàn tất.
Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Nhìn từ các xứ sở bò sữa trên thế giới hiện nay, Mang Yang - Gia Lai hội tụ nhiều yếu tố để có thể xây dựng thành "thiên đường chăn nuôi bò sữa”.

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ đã và đang tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành dịch vụ logistics của Bình Dương.
Thái Nguyên bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Thái Nguyên bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Trên đà phát triển, tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Tập đoàn TKV luôn xác định tỉnh Lâm Đồng là địa bàn chiến lược để tiếp tục đầu tư thăm dò phát triển tài nguyên và đầu tư các dự án bô xít - alumin mới.
Hơn 700 nhà lãnh đạo và CEO dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tại Bình Dương

Hơn 700 nhà lãnh đạo và CEO dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tại Bình Dương

Từ ngày 14 - 16/4/2024, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế quý I/2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế quý I/2024

Trong quý I/2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, trong đó tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút vốn FDI hơn 1,5 tỷ USD, bằng một phần tư của cả nước.
Phú Thọ: Kiểm tra, giám sát chặt chẽ kinh doanh hàng hóa dịp Giỗ Tổ

Phú Thọ: Kiểm tra, giám sát chặt chẽ kinh doanh hàng hóa dịp Giỗ Tổ

Các lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ tăng cường quản lý, giám sát, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng hóa dịp Giỗ Tổ.
Bình Dương: Huyện Phú Giáo bàn giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất công - nông nghiệp

Bình Dương: Huyện Phú Giáo bàn giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất công - nông nghiệp

Ngành chức năng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương khẳng định sẽ tăng cường nhiều giải pháp để gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công - nông nghiệp.
Tổ công tác đặc biệt Hà Nội họp tháo gỡ khó khăn tại 6 dự án

Tổ công tác đặc biệt Hà Nội họp tháo gỡ khó khăn tại 6 dự án

Phiên họp thứ 4 của Tổ công tác đặc biệt Hà Nội đã tập trung tháo gỡ vướng mắc tại 6 dự án trên địa bàn thành phố.
Ninh Thuận: Công nghiệp tăng cao, xuất khẩu gặp khó trong quý I/2024

Ninh Thuận: Công nghiệp tăng cao, xuất khẩu gặp khó trong quý I/2024

Trong quý I/2024, các lĩnh vực thương mại, du lịch, năng lượng, công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận tăng trưởng khá, hoạt động xuất khẩu găp nhiều khó khăn.
Tuyên Quang: Thu nội địa quý I/2024 tăng hơn 22% so với cùng kỳ

Tuyên Quang: Thu nội địa quý I/2024 tăng hơn 22% so với cùng kỳ

Lũy kế tổng thu nội địa quý I/2024 của tỉnh Tuyên Quang là 655,1 tỷ đồng, đạt 19,5% dự toán, tăng 22,2% so với cùng kỳ của năm 2023.
Lào Cai: Quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024

Lào Cai: Quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2024.
Quảng Ninh: Tập trung hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư các khu công nghiệp

Quảng Ninh: Tập trung hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư các khu công nghiệp

Với những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông kết nối, TX. Quảng Yên được xác định là trọng điểm thu hút đầu tư của Quảng Ninh năm 2024.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra công tác phòng, chống IUU tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra công tác phòng, chống IUU tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phòng, chống IUU.
Bắc Kạn: Nhiều tiềm năng xuất khẩu viên nén gỗ

Bắc Kạn: Nhiều tiềm năng xuất khẩu viên nén gỗ

Viên nén gỗ đang được thị trường ưa chuộng, do đó dù còn khá mới mẻ tại tỉnh Bắc Kạn, song mặt hàng này vẫn được dự báo có giá trị xuất khẩu rất tiềm năng.
Bình Dương: Khởi công xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp An Lập

Bình Dương: Khởi công xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp An Lập

Cụm công nghiệp An Lập là cụm công nghiệp thứ 8 tại tỉnh Bình Dương được đưa vào hoạt động, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp của huyện Dầu Tiếng.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2024

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2024

Theo Sở Công Thương Tuyên Quang, quý I năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 5.447,3 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch năm, tăng 19,8% so với năm 2023.
Bắc Giang phê duyệt Kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2024

Bắc Giang phê duyệt Kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang năm 2024 trong đó đẩy mạnh các sản phẩm chủ lực.
Bài 2: Đảm bảo sản xuất xanh, giảm phát thải

Bài 2: Đảm bảo sản xuất xanh, giảm phát thải

Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ "nâu" sang "xanh", nhiều doanh nghiệp của Quảng Ninh đã triển khai các giải pháp nhằm giảm giảm phát thải.
Đắk Lắk: Thu hút 4 dự án đầu tư hàng trăm tỷ đồng

Đắk Lắk: Thu hút 4 dự án đầu tư hàng trăm tỷ đồng

Trong Quý I/2024, tỉnh Đắk Lắk đã thu hút được 4 dự án, với tổng số vốn đăng ký đầu tư gần 200 tỷ đồng.
Ngành gỗ Bình Dương: Chủ động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu

Ngành gỗ Bình Dương: Chủ động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu

Để phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng, ngành gỗ Bình Dương chủ động đẩy mạnh xúc tiến thương mại để duy trì thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động