Xung quanh kiến nghị của cử tri tỉnh Kon Tum về Quy hoạch điện VIII

Chiều 31/10, trong phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025, ĐBQH tỉnh Kon Tum nêu kiến nghị của cử tri về QH Điện VIII.
Bộ Công Thương: Nỗ lực hoàn thành cơ chế mua bán điện trực tiếp Bộ Công Thương xử lý các nhà máy nhiệt điện theo Quy hoạch điện VIII như thế nào? Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII phải khả thi, bảo đảm an ninh năng lượng

Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 31/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu nền kinh tế…. giai đoạn 2021-2025.

Tại phiên thảo luận, đại biểu Tô Văn Tám - Đoàn Kon Tum đã nêu kiến nghị của cử tri địa phương về bổ sung các dự án nguồn và trạm biến áp vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hay còn gọi là Quy hoạch điện VIII.

Cụ thể, đại biểu Tô Văn Tám cho biết: Tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã vào thăm và làm việc tại tỉnh Kon Tum và đã có những kết luận chỉ đạo quan trọng. Trong đó, giao Bộ Công Thương khẩn trương xử lý tiếp thu đầy đủ ý kiến của các cơ quan địa phương đơn vị liên quan, trong đó có tỉnh Kon Tum để hoàn thiện kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Theo đó, cử tri và chính quyền tỉnh Kon Tum đề nghị Bộ Công Thương quan tâm đưa các dự án nguồn điện, lưới truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum vào quy hoạch điện VIII, đồng thời bổ sung trạm biến áp 500 kV tại huyện Kon Rẫy - Kon Tum đấu nối với đường dây 500 kV liên khu 2 - Dốc Sỏi vào Quy hoạch điện VIII.

Bộ Công Thương trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Kom Tum về Quy hoạch điện VIII
Đại biểu Tô Văn Tám tại phiên thảo luận chiều 31/10 (Ảnh: Quochoi.vn)

Sau khi nhận được ý kiến kiến nghị của ĐBQH Tô Văn Tám, lãnh đạo Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nghiên cứu và tham mưu, làm rõ thông tin về các vấn đề.

Theo thông tin Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cung cấp bước đầu, Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 đã tính toán cân đối nguồn đối các loại hình nguồn điện với từng khu vực, đề xuất các công trình lưới điện truyền tải để giải tỏa công suất các nguồn điện trên toàn quốc và từng khu vực. Trong đó, các nguồn điện năng lượng tái tạo không có danh mục dự án cụ thể, chỉ có tổng công theo từng khu vực.

Bộ Công Thương đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, lấy ý kiến các Bộ, ngành và địa phương để hoàn thiện đề án, trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 7146/TTr-BCT ngày 12/10/2023, trong đó đã phân bổ quy mô công suất nguồn điện năng lượng tái tạo theo từng địa phương trên cơ sở tính toán chi phí sản xuất điện (LCOE) điển hình của các khu vực tiềm năng theo tỉnh; tính phí truyền tải của từng tiểu vùng/tỉnh; đánh giá khả năng giải tỏa công suất từng vùng/tiểu vùng/tỉnh; đảm bảo cơ cấu nguồn điện tối ưu, phù hợp với Quyết định 500/QĐ-TTg.

Về kiến nghị bổ sung nguồn và trạm biến áp tại địa bàn tỉnh Kon Tum, cần xem xét kỹ các yếu tố sau:

Hiện nay, quy mô công suất nguồn điện của tỉnh Kon Tum là 606 MW (gồm thủy điện vừa và lớn 320 MW và thủy điện nhỏ 286 MW).

Phụ tải tại chỗ Kon Tum thấp, Pmax năm 2023 chỉ đạt khoảng 130 MW. Dự báo Pmax năm 2030 đạt khoảng 236 MW.

Như vậy, hiện nay Kon Tum đã thừa nguồn, phải truyền tải đi 476 MW. Nếu không xây thêm nguồn thì đến 2030, tỉnh vẫn dư nguồn, phải tải đi 370 MW.

Tổng nguồn điện tính toán cho vùng Tây Nguyên theo QHĐ VIII giai đoạn 2023-2030 tăng thêm là khoảng 5.700 MW, trong đó thủy điện vừa và lớn 640 MW, thủy điện nhỏ 1083 MW, điện gió 3061 MW, điện mặt trời 500 MW và một số nguồn điện khác.

UBND tỉnh Kon Tum kiến nghị bổ sung công suất nguồn điện đến năm 2030 tổng cộng 4.466,8 MW gồm: Điện gió trên bờ 3.153 MW; Điện mặt trời 199,2 MW; Điện sinh khối 50 MW; Các dự án thủy điện mở rộng 304 MW (Sê San 3 MR, Sê San 4 MR, Sê San 3A MR); Thủy điện nhỏ 760,6 MW.

Do đó, nếu phát triển nguồn điện lên đến 4.466,8 MW theo kiến nghị thì năm 2030, công suất cần tải đi các vùng khác là 4.200 MW. Khoảng cách truyền tải 600 km đi Miền Đông hoặc 1000 km ra Bắc Bộ, gây tổn thất kỹ thuật lớn. Phương án đầu tư nguồn này sẽ không đáp ứng được quan điểm phát triển cân đối nguồn – tải theo vùng miền của QHĐ VIII.

Về điện gió, tổng công suất nguồn điện gió tại khu vực Tây Nguyên tăng thêm giai đoạn 2023-2030 là 3.061 MW. Tính toán chi phí sản xuất điện cho thấy: điện gió Kon Tum có chi phí sản xuất điện quy dẫn LCOE + phí truyền tải trung bình/kWh khoảng 8,5 USCent cao hơn các tỉnh lân cận như Gia Lai 7,2 USCent; Đắk Lắk 7,1 USCent; Đắk Nông 8,1 USCent. Do vậy khi tính toán nguồn điện gió cho Tây nguyên, kết quả phân bổ tập trung chủ yếu tại Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông.

Trạm biến áp 500 kV Kon Rẫy chưa có trong danh mục các công trình lưới điện được phê duyệt trong Quy hoạch điện VIII cho giai đoạn đến năm 2030. Do đó, việc đề xuất bổ sung Trạm biến áp 500 kV Kon Rẫy vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII sẽ không đủ cơ sở để xem xét mà phải tuân thủ theo đúng các quy định về pháp luật quy hoạch đã được quy định trong Luật Quy hoạch. Quy hoạch điện VIII đc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg cũng đã đánh giá khả năng giải tỏa công suất các nguồn điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum và trong khu vực để đề xuất phương án phát triển lưới điện, theo đó đến năm 2030 chưa cần thiết xây dựng TBA 500 kV Kon Rẫy trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Trong buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ tại Đắk Nông, Thủ tướng rất ủng hộ phát triển điện gió tại địa phương, kết hợp với xây dựng TBA 500 kV Kon Rẫy, nhưng Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý là cần “tính toán cân đối xem như thế nào”. Với kiến nghị phát triển 3000 MW điện gió tại Kon Tum cùng với xây mới TBA 500 kV Kon Rẫy sẽ gây vượt tổng quy mô điện gió Tây Nguyên 3.061 MW giai đoạn 2023-2030, đồng thời gây tăng chi phí sản xuất điện quốc gia.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt là một trong những hệ lụy của hạn hán, xâm nhập mặn mà người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ đã, đang và phải tiếp tục đối mặt.
Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Xuất khẩu dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải “xanh - sạch” nhưng giá lại không được tăng.
Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.

Tin cùng chuyên mục

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''

Lúc 9h30 ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi ''Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới''

Tối ngày 24/4, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2023 công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công Thương đạt được những kết quả rất tích cực.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương vừa ban hành chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ về định hướng phát triển ngành đường sắt đến năm 2030.
Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa nguyên liệu tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.
Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị, nhưng để chuỗi này vận hành “trơn tru” thì cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, cần thái độ và quy mô hợp tác đủ lớn
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động