Longform
07/03/2023 17:43
Xúc tiến thương mại: "Chìa khóa" nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Sóc Trăng

07/03/2023 17:43

Với sự hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại từ địa phương, các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng của Sóc Trăng đã và đang khẳng định chỗ đứng trên thị trường.
Sóc Trăng đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại, giúp nông sản tạo chỗ đứng trên thị trường

Sóc Trăng

đa dạng hoạt động

xúc tiến thương mại

cho nông sản

Sóc Trăng là tỉnh nằm ở cuối lưu vực sông Hậu, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích 3.298 km2; dân số trên 1,2 triệu người; có ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa sống đan xen, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.

Sóc Trăng là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp. Hàng năm, sản lượng lúa đạt trên 2 triệu tấn (trong đó, lúa đặc sản chiếm trên 53%); tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 400.000 tấn; cây ăn trái trên 300.000 tấn; hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày trên 250.000 tấn (trong đó hành tím 120.000 tấn). Theo ước tính, hiện toàn tỉnh còn có 12 làng nghề; trên 3.500 doanh nghiệp, cơ sở chế biến sản xuất công nghiệp; trên 35.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại; 215 hợp tác xã đang hoạt động.

Sóc Trăng đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại, giúp nông sản tạo chỗ đứng trên thị trường

Với nhiều tiềm năng và lợi thế, tỉnh đã chủ động đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP, tạo thương hiệu cho địa phương, đem lại giá trị kinh tế cao. Đồng thời, triển khai nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất… trên địa bàn tỉnh, được nhiều thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, nổi bật như: Các loại gạo ST, gạo Tài nguyên, gạo sữa; hành tím Vĩnh Châu; bánh pía, lạp xưởng; tôm đông; trái cây các loại... Đặc biệt gạo ST25 của Sóc Trăng đã được công nhận là gạo ngon nhất, nhì thế giới năm 2019 và năm 2020.

Sóc Trăng đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại, giúp nông sản tạo chỗ đứng trên thị trường

Kết nối đưa sản phẩm vào các kênh phân phối hiện đại

Ông Võ Văn Chiêu - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng- cho biết: Trong giai đoạn 2016 - 2022 tỉnh có nhiều định hướng phát triển thương mại dịch vụ, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân và nhu cầu xuất khẩu tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trong tỉnh.

Điển hình là tham mưu UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức thành công Hội nghị kết nối cung cầu, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền - Sóc Trăng năm 2020. Hội nghị này thu hút trên 250 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia, tạo cơ hội gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của các nhà khoa học, các diễn giả, các nhà sản xuất và nhà phân phối; các doanh nghiệp đã có cơ hội quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của mình với các tỉnh, thành phố và các nhà phân phối, tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định lâu dài.

Cũng tại hội nghị này, Sở Công Thương Sóc Trăng đã ký kết 22 biên bản ghi nhớ hợp tác với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, các hệ thống phân phối; các doanh nghiệp có sản phẩm OCOP của tỉnh Sóc Trăng cũng đã ký kết 34 biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh với 08 doanh nghiệp và hệ thống phân phối lớn trong cả nước.

Sóc Trăng đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại, giúp nông sản tạo chỗ đứng trên thị trường

Tính chung trong giai đoạn 2016-2022, Sở Công Thương đã tổ chức cho trên 310 lượt doanh nghiệp tham gia 120 hoạt động hội chợ triển lãm và 480 lượt doanh nghiệp tham gia 50 sự kiện giao thương kết nối cung cầu hàng hóa trong và ngoài tỉnh; 37 doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung - Tây Nguyên và phía Bắc. Kết quả, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ký 216 biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh và ký 54 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, hệ thống phân phối của các tỉnh, thành trong cả nước (như Big C, Co.opMart, Lotte, Mega Market, Tứ Sơn,...).

Đặc biệt, trong năm 2022, Sở Công Thương đã chủ trì tổ chức trưng bày, giới thiệu các mô hình, dự án kêu gọi đầu tư và các sản phẩm chủ lực của tỉnh bên lề Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022. Kết quả, có 21 đơn vị tham gia, với 10 khu trưng bày, gồm: 04 mô hình (khu, cụm công nghiệp; nuôi tôm công nghệ cao và bể tôm giống; tiết kiệm năng lượng); các bản đồ, ấn phẩm, danh mục dự án kêu gọi đầu tư; các sản phẩm OCOP và sản phẩm OCOP tiềm năng của tỉnh; các sản phẩm từ đề tài, dự án khoa học công nghệ và các sản phẩm dịch vụ viễn thông.

Sóc Trăng đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại, giúp nông sản tạo chỗ đứng trên thị trường

Bà Châu Yến Linh - Chủ DNTN Yến Linh (TP. Sóc Trăng) - chia sẻ: Thông qua sự hỗ trợ của Sở Công Thương, DNTN Yến Linh đã tham gia nhiều chương trình hội chợ, kết nối cung cầu trong tỉnh và ngoài tỉnh. Nhờ đó những sản phẩm của doanh nghiệp như bánh pía, lạp xưởng được mở rộng thị trường tiêu thụ rộng hơn. “Sản phẩm của chúng tôi hiện không chỉ tiêu thụ ở địa phương mà còn mở rộng tới các tỉnh phía Bắc và được xuất khẩu qua 8 quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Úc…”- bà Linh cho biết.

Hỗ trợ nâng tầm cho sản phẩm OCOP địa phương

Theo thống kê của ngành Công Thương Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có 189 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP của 95 chủ thể là các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh trên địa bàn 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Trong đó, có 01 sản phẩm đạt hạng 5 sao cấp quốc gia; các sản phẩm OCOP của tỉnh tập trung vào 4 nhóm (thực phẩm, đồ uống, thảo dược, lưu niệm - trang trí - nội thất).

Cùng với các sở, ban ngành địa phương, thời gian qua ngành Công Thương Sóc Trăng đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức kết nối cung- cầu hàng hóa, tổ chức cho doanh nghiệp tỉnh tham dự các Hội nghị thương mại các nước CLMV tại Ấn Độ; Hội nghị gặp mặt các Đại sứ khu vực Trung Đông - Châu Phi tại Hà Nội; Hội thảo về hợp tác giữa Ấn Độ và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long; Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh APEC Đà Nẵng; Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng 2018 và 2022;... Qua đó giúp doanh nghiệp kết nối, giao thương trực tiếp với doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần nâng tầm cho sản phẩm OCOP địa phương.

Ông Đỗ Anh Thư - Chủ cơ sở sản xuất bánh in, bánh pía Tư Hồng (huyện Mỹ Xuyên) - nhận định: Cơ sở hiện có 7 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP địa phương và được hỗ trợ quảng bá, xúc tiến tiêu thụ. “Thông qua những lần tham gia các hội chợ, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng thị trường tiêu thụ sản phẩm của cơ sở Tư Hồng ngày càng được mở rộng…” - ông Thư nói.

Sóc Trăng đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại, giúp nông sản tạo chỗ đứng trên thị trường

Đưa đặc sản lên các sàn thương mại điện tử

Không chỉ ở các kênh phân phối truyền thống, nắm bắt xu thế phát triển của thương mại điện tử, ông Võ Văn Chiêu cho biết, Sở đã xây dựng chương trình hỗ trợ nông sản, đặc sản và OCOP địa phương lên các sàn thương mại điện tử.

Cụ thể là hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh xây dựng, thiết kế website; tham gia các website sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín trong nước như: Lazada, Shopee, Sendo, Tiki, Voso, Postmart... để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, trao đổi thông tin, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Sóc Trăng đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại, giúp nông sản tạo chỗ đứng trên thị trường

Kết quả, qua rà soát, thống kê, đến nay có 63 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh (trong đó có 51 đơn vị là chủ thể OCOP), đưa 104 sản phẩm (trong đó có 84 sản phẩm OCOP của tỉnh) lên các sàn thương mại điện tử nêu trên.

Ngoài các sàn thương mại điện tử trên, Sở còn xây dựng hệ thống sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Sóc Trăng nhằm tạo sân chơi chung cho tất cả doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn. Điểm nổi bật của sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Sóc Trăng là có sự hợp tác liên kết với 11 sàn thương mại điện tử của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì thế, dù chỉ mới chính thức đi vào hoạt động trong năm 2022 song đến nay đã có gần 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đăng ký đưa 226 sản phẩm, hàng hóa lên sàn giao dịch này.

Sóc Trăng đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại, giúp nông sản tạo chỗ đứng trên thị trường

Hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Để phát huy lợi thế, tăng giá trị và sức cạnh tranh, phát triển bền vững cho các sản phẩm, thời gian qua tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng nhiều chương trình, đề án nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm chủ lực, đặc thù như: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng để phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; Dự án phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng; ban hành danh mục các ngành hàng, sản phẩm khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ và phê duyệt hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP); ...

Một trong những giải pháp nhằm tăng giá trị và sức cạnh tranh cho sản phẩm chủ lực của tỉnh là vấn đề đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, tỉnh đã khai thác các nguồn lực nhằm thúc đẩy tỷ lệ các chủ thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, giai đoạn 2016 - 2022 số sản phẩm có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gắn với địa danh là 12 sản phẩm và 02 sản phẩm đăng ký chỉ dẫn địa lý tăng hơn 4,6 lần giai đoạn 2009 - 2015 (giai đoạn 2011 - 2015 chỉ có 03 sản phẩm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gắn với địa danh).

Bên cạnh đó, đối với sản phẩm đặc trưng của tỉnh do doanh nghiệp sản xuất, tỉnh tập trung tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu. Những sản phẩm này cũng hướng đến đạt các tiêu chí thuộc Đề án OCOP của tỉnh như: Gạo (ST 24, ST 25), trà mãng cầu, sữa, bánh pía, lạp xưởng, nấm dược liệu, mật ong,...

Sóc Trăng đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại, giúp nông sản tạo chỗ đứng trên thị trường

Tiếp tục đồng hành, giúp doanh nghiệp tạo thế chủ động, nâng cao nâng lực cạnh tranh trong giai đoạn mới

Chia sẻ về những định hướng xúc tiến thương mại của Sóc Trăng trong thời gian tới, ông Hứa Trường Sơn - Phó Giám đốc Sở Công Thương Sóc Trăng - cho biết: Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, đặc sản, thế mạnh, sản phẩm OCOP của tỉnh. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương tạo kênh thông tin chuyên nghiệp, ổn định để trao đổi, chia sẻ thông tin thị trường; kịp thời thông tin các cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại của Trung ương và tỉnh; các tiêu chuẩn, quy định, thị hiếu tiêu dùng của các thị trường trong và ngoài nước, nhằm giúp cho doanh nghiệp tỉnh tạo thế chủ động, nâng cao nâng lực cạnh tranh.

Đặc biệt, Sở cũng dự kiến xây dựng và xuất bản Ấn phẩm xúc tiến thương mại, các phóng sự để giới thiệu các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh. Thường xuyên cập nhật thông tin, tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu các sản phẩm của tỉnh trên các kênh truyền thông báo, đài, tạp chí và trên website của Sở Công Thương, của Trung tâm Xúc tiến Thương mại.

Sóc Trăng đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại, giúp nông sản tạo chỗ đứng trên thị trường

Song song đó là tổ chức, tham gia các hoạt động hội chợ triển lãm, hội nghị giao thương, kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm của tỉnh, ưu tiên sản phẩm OCOP, hàng nông sản, đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, được nuôi trồng theo quy trình VietGap, GlobalGap,... vào các thị trường trọng điểm trong nước và thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại ra nước ngoài. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà cung cấp, cơ sở sản xuất của tỉnh được gặp gỡ các hệ thống phân phối, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà mua hàng trong nước và quốc tế. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh tổ chức cho doanh nghiệp đi nghiên cứu, khảo sát thị trường, nhất là ngoài nước nhằm phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, thế mạnh, sản phẩm OCOP của địa phương.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, khảo sát thị trường, trong đó có những đối tác lâu năm cũng như đối tác mới xem họ cần gì, nhất là với sản phẩm đặc trưng của Sóc Trăng để đáp ứng yêu cầu. Đồng thời chúng tôi cũng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện việc thay đổi nhận diện mẫu mã, bao bì sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của thị trường”- ông Hứa Trường Sơn nhấn mạnh.

Đối với thị trường quốc tế, ông Sơn cho biết, Sở Công Thương sẽ phối hợp các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương tổ chức đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp tỉnh về kỹ năng xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa đến nhà nhập khẩu nước ngoài; nâng cao năng lực quản lý, điều hành; ứng dụng thương mại điện tử; đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới, cải tiến bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, kiểu dáng; xây dựng ý tưởng, nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm…

Sóc Trăng đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại, giúp nông sản tạo chỗ đứng trên thị trường

Thực hiện: Thùy Dương - Hà Duyên

Bộ Công Thương tích cực hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại tháng 2: Tìm hướng xuất khẩu cho thực phẩm chế biến

Hà Duyên - Thùy Dương

Có thể bạn quan tâm

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận 22 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh cho 14 đơn vị trên địa bàn.
Bình Định: Mời gọi nhà đầu tư Canada đầu tư vào 5 trụ cột chính

Bình Định: Mời gọi nhà đầu tư Canada đầu tư vào 5 trụ cột chính

Bình Định mời gọi đầu tư vào 5 trụ cột: Công nghiệp; du lịch; nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ cảng và logistics; kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.