Xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc: Hướng tới kim ngạch 200 tỷ USD

Con số 200 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc có thể sớm đạt được trong bối cảnh có nhiều thuận lợi hiện nay.
Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc Tại sao doanh nghiệp bỏ hơn 11 tỷ USD mỗi tháng mua hàng từ Trung Quốc? Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc chính thức vượt 110 tỷ USD

Xuất nhập khẩu duy trì tăng trưởng

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, trong năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 171,9 tỷ USD dù giảm 2,6% so với năm 2022 nhưng vẫn có những dấu hiệu tích cực. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD, tăng 5,6%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 110,6 tỷ USD, giảm 6,6%; nhập siêu ở mức 49,4 tỷ USD, giảm 18,4%. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.

Trong 07 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 112,2 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đến Trung Quốc đạt 32,6 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023; nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đạt 79,6 tỷ USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2023. Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc có giá trị 47 tỷ USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, Trung Quốc là thị trường đầu tiên có thương mại hai chiều với Việt Nam vượt 100 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm nay.

Xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc: Hướng tới kim ngạch 200 tỷ USD
Sầu riêng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Trung Quốc (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ)

Về mặt hàng, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng như điện thoại di động, linh kiện, thiết bị điện tử, cao su, nông sản, thủy hải sản... và nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc các sản phẩm như máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất trong ngành may mặc, giày da, sắt thép, vật tư xây dựng..., cho đến các mặt hàng sinh hoạt hàng ngày.

Ở chiều xuất khẩu, nông sản là mặt hàng chủ lực mà Việt Nam xuất sang phía bạn. Đặc biệt, mặt hàng sầu riêng chính là mặt hàng “hot” của Việt Nam mà thị trường Trung Quốc rất ưa chuộng.

Kể từ sau khi Việt Nam và Trung Quốc chính thức ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam từ năm 2022, từ chỗ chủ yếu nhập chính ngạch sầu riêng tươi Thái Lan, thì nửa đầu năm nay, sầu riêng tươi Việt Nam chiếm gần 28% tổng tổng kim ngạch nhập của Trung Quốc, với giá trị 1,1 tỷ USD.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất rau quả từ nước ta, chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu với 2,1 tỷ USD trong nửa đầu năm, tăng 22% so với cùng kỳ. Sầu riêng vẫn là loại quả được thị trường yêu thích nhất.

Đối với mặt hàng dừa tươi, Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của thị trường Trung Quốc là rất lớn và có xu hướng tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Trong khi đó, sản lượng dừa của Trung Quốc mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ nội địa, phần còn lại là nhập khẩu. Do đó, nếu xuất khẩu chính ngạch được mặt hàng này vào thị trường Trung Quốc sẽ giúp xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khả quan. Theo tính toán của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, khi Nghị định thư xuất khẩu dừa tươi được ký, nếu chuẩn bị tốt, ngành dừa có thể thu thêm khoảng 300 - 400 triệu USD/năm từ thị trường này.

Cùng với mặt hàng rau quả, nhìn chung, các ngành hàng, doanh nghiệp đã khá nhanh nhạy, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) với thị trường này để được hưởng ưu đãi thuế quan.

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 ghi nhận, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi (mẫu E và RCEP) theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2023 dẫn đầu, đạt 19,4 tỷ USD.

Tại thị trường Trung Quốc, mặt hàng xuất khẩu có tỷ lệ sử dụng ưu đãi cao (C/O mẫu E và C/O mẫu RCEP) trong năm 2023 bao gồm rau quả, sơ xợi dệt, cao su và các sản phẩm từ cao su, giày dép, hàng dệt may.

Tiêu dùng ngày càng quan trọng trong cơ cấu tăng trưởng, Trung Quốc ngày càng mở cửa cho nhiều nông sản Việt Nam xuất chính ngạch. Với lợi thế giáp biên, cùng thúc đẩy cân bằng cán cân thương mại, hứa hẹn nhiều loại trái cây gia tăng mạnh thị phần tại Trung Quốc.

Ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cho biết: "Hải quan Trung Quốc phối hợp với các bộ, ngành liên quan với Việt Nam như: Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, tăng cường phối hợp để mà trao đổi thống nhất nội dung các nghị định thư như là dừa tươi, sầu riêng đông lạnh, sản phẩm thủy sản đánh bắt tự nhiên, cá sấu và dự kiến sẽ sớm được ký kết sớm trong thời gian tới".

Đối với nhập khẩu, theo Bộ Công Thương, phần lớn hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc là nhóm hàng cần nhập khẩu (bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước), phục vụ đơn hàng xuất khẩu đã ký.

Trung Quốc tiếp tục là địa chỉ cung cấp hàng hóa đầu vào lớn nhất cho Việt Nam, chiếm gần 37,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm. Quốc gia tỷ dân được mệnh danh là “công xưởng thế giới” có thể cung cấp cho các ngành sản xuất đa dạng sản phẩm, từ máy móc, thiết bị, đến nguyên liệu đầu vào của các ngành xuất khẩu như điện thoại, máy tính, vải, nguyên phụ liệu giày dép, dệt may…

Thương mại hai chiều sẽ sớm đạt con số 200 tỷ USD

Với con số 112,2 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm nay, trung bình mỗi tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt khoảng 16 tỷ USD. Như vậy, trong 5 tháng còn lại, dựa theo sự cải thiện mạnh mẽ về thương mại nửa đầu năm 2024, dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc trong năm nay có thể sẽ tiến sát mốc 200 tỷ USD. Trong kịch bản tăng trưởng nửa cuối năm được duy trì như nửa đầu năm, thì sẽ đạt 190 tỷ USD; nếu phục hồi tốt hơn, thì sẽ đạt, thậm chí vượt mốc 200 tỷ USD. Điều này là khả quan vì theo quy luật hàng năm, xuất nhập khẩu sẽ tăng cao vào dịp cuối năm do nhu cầu xuất nhập khẩu tăng mạnh phục vụ tiêu dùng, Lễ tết cuối năm.

Theo kế hoạch, trong tháng 9/2024, Hội chợ Thương mại dịch vụ quốc tế Trung Quốc năm 2024 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác thương mại dịch vụ với doanh nghiệp Việt Nam. Đây là hội chợ tổng hợp, tập trung chủ yếu vào các ngành dịch vụ, bao gồm năng lượng, bưu chính, viễn thông; dịch vụ tài chính; dịch vụ văn hóa du lịch; dịch vụ giáo dục; dịch vụ thương mại và chuỗi cung ứng… Đây là cơ hội quan trọng giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên.

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và phu nhân, sáng ngày 18/8, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước đã rời Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc, từ ngày 18 đến ngày 20/8/2024.

Tham gia Đoàn có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Trợ lý Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Kết quả xổ số Thừa Thiên Huế 22/12/2024, Xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22 tháng 12. Xổ số hôm nay 22/12. KQXSTTH 22/12. Xổ số Thừa Thiên Huế Chủ nhật. XSTTH 22/12.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025.
Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu đang tăng trưởng mạnh và đây được đánh giá là xu hướng không thể đổi khác trong hoạt động xuất khẩu cà phê.
Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam khi giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD.
Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong 11 tháng đạt gần 1,98 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, tăng 19,6% về lượng, nhưng giảm 3% kim ngạch so với cùng kỳ.
Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay. Con số 8 tỷ USD dự báo sẽ đạt được trong năm 2025.
Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Để tận dụng tốt hơn EVFTA và đáp ứng các quy định xanh hóa của EU, không còn cách nào khác ngoài việc nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu thay vì làm gia công.
Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Thuỵ Điển được đánh giá là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này ngày càng tăng cao thời gian gần đây.
Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

11 tháng, Việt Nam xuất khẩu trên 1,57 triệu tấn phân bón, tương đương gần 644,46 triệu USD, tăng 13,7% về khối lượng, tăng 11,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Từ con số chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, xuất khẩu dừa đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

11 tháng 2024, xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng 2 con số. Các FTA hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp. Tăng sức mạnh nội lực, doanh nghiệp sẽ nâng được kim ngạch.
Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD

Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD

Năm 2024, ngành da giày về đích, đạt trên 26 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 10% so với năm 2023. Nhiều nhãn hàng ưu tiên chọn Việt Nam là cứ điểm sản xuất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động