Xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới: Góc nhìn từ đại biểu Quốc hội

"Tích cực, quyết tâm, trách nhiệm" là nhận định của các đại biểu Quốc hội đánh giá về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương
Năm 2023, xuất nhập khẩu đối diện cơ hội và thách thức nào?

Chính nhờ sự nỗ lực không ngừng của Bộ Công Thương cùng với các bộ, ngành, doanh nghiệp, năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu đã cán mốc kỷ lục mới, ước đạt 732,5 tỷ USD.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên: Thành tựu rất lớn đối với nền kinh tế

Với kết quả xuất nhập khẩu đạt được trong năm 2022 là thành tựu rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam và cũng là động lực lớn cho đất nước phát triển, vừa tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa tạo việc làm và khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

Xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới: Góc nhìn từ đại biểu Quốc hội

Đặc biệt hơn, trong bối cảnh thế giới có rất nhiều biến động nhưng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn phát triển là thành tựu đáng mừng. Điều này có được từ sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, sư phối hợp, kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa các bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương, các hiệp hội ngành nghề cùng các tỉnh, thành phố và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, người dân.

Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng xuất nhập khẩu, chúng ta phải xem xét, đánh giá, phân tích kỹ lưỡng thị trường, nhằm dự báo những vấn đề sẽ tác động, ảnh hưởng đến hoạt động này, để từ đó có sự chuẩn bị kỹ càng, nhất là về phía các doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu và chủ động hơn. Bởi, rất nhiều yếu tố bất định và bất thường sẽ xảy ra trong giai đoạn kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới có nhiều yếu tố biến động nhất sau khoảng 2 thập kỷ trở lại đây. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, các biến động nhỏ của kinh tế thế giới cũng có thể ảnh hưởng lớn đến tình hình trong nước. Vấn đề xuất nhập khẩu liên quan đến chính trị và phục hồi kinh tế.

Một điểm các doanh nghiệp cần lưu ý hiện nay, đó là Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và thực thi nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA… Đây là một cửa mở, giấy thông hành cho Việt Nam được vào các thị trường "khó tính". Nhưng để vào được các thị trường này, chúng ta phải đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn theo mỗi FTA.

Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước phải có chỉ đạo, tập trung vào các vấn đề sau: Thứ nhất, phải xây dựng hệ thống sản xuất đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn của các nước trong hiệp định; thứ hai, phải xác định nhóm ngành hàng chúng ta có lợi thế để đưa vào được các thị trường đó; thứ ba, công tác hỗ trợ, thúc đẩy, kết nối để mở rộng các thị trường; thứ tư, tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa…

Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp: Khẳng định vai trò, trách nhiệm của Bộ Công Thương

Xuất nhập khẩu đã góp phần đưa kinh tế cả nước tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022. Điều này cho thấy những bước đi phù hợp, đúng đắn trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ đã quan tâm đến những loại hình sản xuất, kinh doanh, những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, một mặt mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia, thúc đẩy tái đầu tư, mua sắm thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước, mặt khác nâng cao đời sống của nhân dân trên cơ sở tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

Xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới: Góc nhìn từ đại biểu Quốc hội

Tôi đánh giá rất cao vai trò, trách nhiệm của Bộ Công Thương - cơ quan được Chính phủ giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu thời gian qua. Tất nhiên, để đạt được những kết quả như vậy còn có sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành, sự quyết tâm của doanh nghiệp, người lao động và người dân, nhưng phải khẳng định rằng, Bộ Công Thương đã tích cực trong thực thi đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp cũng như tìm kiếm các đối tác ở nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn ĐBQH Bắc Giang: Hướng tới xuất nhập khẩu bền vững với cơ cấu cân đối, hài hòa

Tôi cho rằng, xuất khẩu năm 2022 của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 371,5 tỷ USD, tăng khoảng 10,5% so với năm 2021 là con số ấn tượng, ghi nhận nỗ lực của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế. Với kết quả này đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch tăng 8%), theo đó, ngành Công Thương đã làm tốt công tác điều hành các hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, đây là kết quả của các chính sách phục hồi tăng trưởng phát triển kinh tế sau đại dịch, khi mà chúng ta khống chế được dịch bệnh, thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi thị trường.

Xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới: Góc nhìn từ đại biểu Quốc hội

Chúng ta có thể nhìn nhận nền kinh tế của Việt Nam đã phục hồi, thị trường được khôi phục, kể cả thị trường trong và ngoài nước. Đó là cơ sở duy trì tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu và với đà này xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng tốc trong năm 2023 cũng như trong trung và dài hạn.

Việt Nam là một trong số quốc gia có mức hội nhập kinh tế ở mức rất cao, với việc tham gia đàm phán, ký kết và thực thi nhiều FTA. Điều này tạo ra nhiều động lực phát triển mới, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, góp phần nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế, tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững hơn.

Minh chứng rõ nét trong 2 năm gần đây (2020 - 2021), mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch Covid-19, song kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức tăng trưởng cao, năm 2020 đạt trên 545 tỷ USD, năm 2021 vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Đến ngày 15/12/2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chính thức cán mốc 700 tỷ USD.

Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết thúc đẩy xuất khẩu vẫn là sự nỗ lực của doanh nghiệp, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, tự đổi mới sáng tạo, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển và nắm bắt cơ hội trong bối cảnh mới. Ngoài ra, việc cung cấp và hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng mà Bộ Công Thương cần quan tâm trong thời gian tới.

Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2030, phát triển xuất nhập khẩu bền vững để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, với cơ cấu cân đối, hài hòa, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam, khai mở các thị trường, lĩnh vực mới, có tiềm năng, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Nguyễn Hòa - Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mong muốn được các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ thông tin để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'.
Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ mang lại cả cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt.
Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD.

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Là thành viên của 2 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam và Chile có nhiều cơ hội tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, trong đó có mặt hàng giày dép.
Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Giá heo hơi ở mức ổn định 60.000 - 70.000 đồng/kg, nguồn cung thịt heo trong nước không cao khiến lượng nhập khẩu thịt heo tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay.
Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia.
Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 vùng trồng sầu riêng xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 2.053 ha.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023.
Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

9 tháng năm 2024, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim lớn nhất của Việt Nam, đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

Thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 98,4 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ.
10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu trong 10 tháng năm 2024 đạt 346.283 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 10 tháng năm 2024 đạt 1,1 tỷ USD, trong đó, tiêu đen đạt 881,6 triệu USD, tiêu trắng đạt 162,6 triệu USD.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, 10 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt 168,5 tỷ USD.
Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Với việc nâng cao chất lượng, gạo Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu, đang khẳng định và giữ thị phần tại thị trường thế giới.
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Tính đến ngày 15/10/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Canada đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm gần đạt con số 650 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất khẩu hàng hoá tăng 14,9%.
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần có lộ trình phù hợp với từng thị trường, từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động