Xuất nhập khẩu đầu năm 2024: Giao thương thông suốt với thị trường Trung Quốc

Còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đây cũng là thời điểm sôi động nhất trong năm tại nhiều cửa khẩu Việt - Trung...
Lào Cai: Dự báo sát tình hình, quyết tâm cao để hoàn thành mục tiêu năm 2024 Xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc năm 2024: Cơ hội rộng mở Cao Bằng: Xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn đạt 653 triệu USD Lô tổ yến sào chính ngạch đầu tiên chính thức “bay” đến thị trường Trung Quốc

Theo Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, tại 6 khu vực cửa khẩu đường bộ: Hữu Nghị, Chi Ma, Tân Thanh, Cốc Nam, Na Hình, Nà Nưa trong ngày 07/01/2024, tổng lượng xe xuất nhập khẩu là 1.042 xe, trong đó, xuất khẩu 427 xe (334 xe hoa quả xuất khẩu); nhập khẩu 615 xe.

Xuất nhập khẩu nhộn nhịp đầu năm
Xuất nhập khẩu nhộn nhịp đầu năm tại các cửa khẩu Việt - Trung

Trước đó, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) - cho biết, trong tuần đầu năm 2024, số lượng xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu thông quan qua 6 cửa khẩu đường bộ của Lạng Sơn tăng gần 300 xe so với một tháng trước. Trung bình mỗi ngày có khoảng 400 xe chở hàng hóa xuất khẩu và có khoảng 800 xe chở hàng hóa nhập khẩu.

Số lượng xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu tăng do vào thời điểm này các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng hoa quả tươi và nông sản. Cùng với đó, các doanh nghiệp trong nước cũng gia tăng nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, sản phẩm, linh kiện máy móc… để phục vụ sản xuất thời điểm cuối năm và giáp Tết Nguyên đán.

Đặc biệt, số lượng xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tăng mạnh nhưng hiện thời gian thông quan hàng hóa rất nhanh. Các xe không phải chờ đợi lâu, được làm thủ tục xuất khẩu ngay trong ngày và không xảy ra tình trạng ùn ứ như mọi năm.

Để đáp ứng nhanh chóng hoạt động giao thương giữa doanh nghiệp hai nước, Cục Hải quan Lạng Sơn đã chỉ đạo các đơn vị bố trí cán bộ trực, thay phiên nhau tiếp nhận và xử lý thủ tục thông quan cho các doanh nghiệp, người khai hải quan. Kịp thời phục vụ số lượng tăng cao xe chở hàng hóa của các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu đổ về các cửa khẩu.

Còn tại Lào Cai, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai - cho biết, trong 3 ngày đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai đạt gần 5,4 triệu USD. Trong số đó, xuất khẩu đạt trên 2,8 triệu USD, nhập khẩu đạt gần 2,6 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam gồm các loại nông sản như sầu riêng, chuối, khoai lang, thanh long, sắn khô, than củi, gỗ ván bóc...

Theo đại diện Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, năm 2023, số doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Cửa khẩu Kim Thành) là 670 doanh nghiệp, tăng 13 doanh nghiệp so với năm 2022. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 1.055 triệu USD, tăng 49% so với năm 2022 (gần 706 triệu USD). Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt gần 549 triệu USD, tăng181% so với năm 2022 (trên 195 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thanh long, chuối, sắn, gỗ các loại, vải thiều, sầu riêng…

Có thể thấy cùng với sự nỗ lực của cơ quan chức năng của các địa phương có cửa khẩu trong việc tạo điều kiện thuận lợi trong thông quan hàng hóa, việc doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam dần thích ứng với Quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu (Lệnh 248) và Quy định các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu (Lệnh 249) của Trung Quốc đã góp phần đảm bảo giao thương thông suốt với thị trường này.

Ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp Quốc gia về Vệ sinh dịch tễ và Kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) - cho biết, trong năm đã có 3.013 mã số doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc được cấp, tương đương khoảng gần 3.000 cơ sở chế biến nông sản thực phẩm.

Trong số trên, có 1.570 mã số (chiếm 52%) là những nhóm ngành hàng có nguy cơ cao do 5 cơ quan thẩm quyền quản lý. Số còn lại 1.443 mã số (chiếm 48%) do doanh nghiệp tự đăng ký theo Quy định 248.

Các nhóm ngành hàng nông sản thực phẩm được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm thủy sản và sản phẩm có nguồn gốc thực vật.

“Sau 2 năm triển khai Lệnh 248 và Lệnh 249 của Trung Quốc, các doanh nghiệp của Việt Nam quan tâm đến việc đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm sang Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng tốt phần mềm đăng ký online của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) và tận dụng được các ưu điểm về khai báo thông tin mặt hàng của hệ thống quản lý doanh nghiệp. Một cơ sở chế biến có thể đăng ký được nhiều sản phẩm nếu đáp ứng được các yêu cầu của GACC, đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi đăng ký”, ông Ngô Xuân Nam chia sẻ.

Đại diện ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai – nhận định, năm 2024, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu với Trung Quốc sẽ khởi sắc hơn. Đặc biệt, sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, phía Trung Quốc cho biết sẽ mở thị trường cho nhiều loại nông sản tiềm năng của Việt Nam, gồm dừa tươi, sản phẩm trái cây đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, roi nên dự báo lượng xe hàng thông quan qua các cửa khẩu Lào Cai tăng mạnh.

Cũng theo Đại diện ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai, mục tiêu phấn đấu giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai năm 2024 đạt 4,5 tỷ USD, tăng 264,7% so với năm 2023.

Những tín hiệu tích cực ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới 2024 tại các cửa khẩu Việt - Trung hứa hẹn hoạt động thương mại giao thương giữa hai nước sẽ ngày càng khởi sắc.

Năm 2023, Bộ Công Thương đã theo dõi sát tình hình tại các cửa khẩu và kịp thời thông báo, khuyến cáo tới các địa phương có hàng hóa xuất khẩu qua địa bàn các tỉnh, đặc biệt là trái cây, nông sản, để chủ động, nâng cao hiệu quả của công tác điều tiết hàng hóa và phương tiện từ sớm, từ xa nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc tại các bến bãi, gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.

Đồng thời, thường xuyên cập nhật, đưa tin về tình hình, diễn biến giao nhận, thông quan hàng hóa tại cửa khẩu và các vấn đề liên quan, qua đó kịp thời phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý những vấn đề phát sinh.

Năm 2024, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình xuất nhập khẩu, tình hình thương mại biên giới, phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng để nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp xuất khẩu, kịp thời tham mưu, đề xuất, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu; Phối hợp với các địa phương thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới chuyển dần sang thương mại chính ngạch.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nông sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tháng 4/2025 của Việt Nam tiếp tục tăng và tiệm cận mức kỷ lục năm 2021 liệu có đáng lo ngại?
Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Muốn nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm bắt buộc phải đổi mới tư duy và cách làm, phải lấy khoa học công nghệ, chuyển đổi số làm nền tảng
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD. Kết quả này có công từ công tác chọn tạo giống.
Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Giữ vững vị thế sầu riêng Việt cần nền tảng pháp lý vững chắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một hệ thống quản lý chủ động, minh bạch.
Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Australia vừa hoàn tất đánh giá rủi ro cho quả bưởi Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm bưởi vào thị trường này.

Tin cùng chuyên mục

Lý do tổ yến

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Hiện có hơn 4 tấn tổ yến tinh chế và hàng triệu sản phẩm tổ yến được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, giá trị hơn 4 triệu USD, khiêm tốn so với tiềm năng.
Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

4 tháng năm 2024, giá cà phê xuất khẩu tăng 67,5% kéo xuất khẩu cà phê tăng 51,1%. Cà phê Robusta Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Bốn tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động thích ứng với biến động của thị trường.
Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2024. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng.
Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.
Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

4 tháng năm 2025, tất cả các nhóm hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ đã đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Theo Cục Hải quan, quý 1/2025, xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Cung giảm, cầu tăng đẩy giá dừa lên mức cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, xuất khẩu dừa có thể đạt trên 1,2 tỷ USD năm nay.
EC lùi thời gian thanh tra

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

EC đề nghị Việt Nam gửi báo cáo tiến độ khắc phục tồn tại gỡ ‘thẻ vàng’ IUU trước 15/9 và sẽ thực hiện đợt thanh tra lần 5 vào cuối năm 2025.
Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) 0% đối với các dịch vụ cho hoạt động xuất khẩu.
Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Campuchia trở thành quốc gia thứ 5 sau Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Phải mạnh dạn, có thể rất đau, nhưng bỏ đi những luật không cần thiết, những nghị định đang là rào cản sẽ tạo động lực để kinh tế tư nhân bứt phá.
Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Nhu cầu hàng hóa, nông sản của thị trường EU là rất lớn, tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất để đưa được hàng vào châu Âu đó là tiêu chuẩn, chất lượng.
Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chủ động lựa chọn phân khúc thị trường khó tính, trong đó có thị trường Nhật Bản, đây là cách để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam.
Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Hành trình xuất nhập khẩu 50 năm qua là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đất nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực sản xuất.
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
Mobile VerionPhiên bản di động