Xuất nhập khẩu bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng mới
Ý kiến 04/06/2023 08:30 Theo dõi Congthuong.vn trên
Longform | Bài 3: Giải "bài toán" xuất nhập khẩu bền vững Xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 5 khởi sắc, tăng 5,3% |
Những số liệu mới nhất liên quan đến tình hình xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2023 cho thấy không chỉ có những khởi sắc ở lĩnh vực trọng yếu mang tính động lực này của nền kinh tế mà còn cho thấy những tín hiệu xoay chiều theo hướng tích cực trong các tháng tới đây.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 năm 2023 ước đạt 55,86 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng 4. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 126,37 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 43,95 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 82,42 tỷ USD.
Đặc biệt nền kinh tế đã có mức xuất siêu lớn với con số 9,8 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 0,24 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 8,76 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 18,56 tỷ USD.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Hoạt động xúc tiến thương mại được Bộ Công Thương cùng các bộ ngành và địa thúc đẩy mạnh mẽ nên dù thương mại toàn cầu tăng chậm lại, xuất nhập khẩu trong nước đã tăng trở lại cho dẫu mức độ còn có những khiêm tốn nhất định.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, các hoạt động xúc tiến thương mại hiện đã trở lại bình thường, tổ chức các hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất nhập khẩu tác động trực tiếp tới công ăn việc làm, an sinh xã hội và thu ngân sách. Do đó, những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp duy trì được động lực sản xuất, xuất khẩu là một trong những trọng tâm được Bộ Công Thương tập trung thực hiện để bảo đảm tăng trưởng của cả nền kinh tế trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã và đang có những động thái giúp doanh nghiệp tận dụng tốt những hiệp định thương mại tự do đã ký kết cũng như đẩy mạnh đàm phán, ký kết thêm các hiệp định mới. Mới nhất là việc khởi động đàm phán với FTA với UAE sẽ chính thức được triển khai trong tuần tới.
Ở một góc độ khác, nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị Việt Nam cần có những chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ hơn, thậm chí triển khai cần triển khai chính sách “ngoại giao đơn hàng” như đã từng làm “ngoại giao vaccine” từng rất kịp thời và thành công nhằm hướng tới việc tháo gỡ mạnh mẽ và hiệu quả những ách tắc đầu ra xuất khẩu.
Về dài hạn, xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn được nhìn nhận tích cực. Báo cáo nghiên cứu “Tương lai của thương mại: Những cơ hội mới cho các hành lang tăng trưởng cao” của ngân hàng Standard Chartered vừa nhận định, Việt Nam sẽ là một trong những nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng thương mại toàn cầu. Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến đạt 618 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7%, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 5%.
“Nhu cầu ngày một gia tăng của thế giới đối với các sản phẩm điện tử, hoạt động đầu tư và các sáng kiến về phát triển bền vững sẽ thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam”, báo cáo của Standard Chartered viết.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

10 kg quả bòn bon, 32 USD và câu chuyện nông sản Việt đi vào "đường ngược chiều"

Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Quyết tâm của Chính phủ qua Quyết định 360

Nhiệt điện Phả Lại thông tin về Quyết định xử phạt hành chính

Phải công khai những bí thư, chủ tịch vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đừng để sầu riêng biến thành “sầu chung”
Tin cùng chuyên mục

Tin giả, tin sai sự thật và trách nhiệm của các nền tảng xuyên biên giới

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Hiệp định về Biển cả mở “đường lớn” cho sự phát triển của Việt Nam

Nâng cấp doanh nghiệp là "mệnh lệnh" cho việc đổi mới

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Cần tăng cường quản lý ở mọi cấp độ

Lời xin lỗi "hời hợt" của Hoàng Thùy Linh và những bài học từ sự “vạ miệng”

Hàng lậu, hàng giả lộng hành cuối năm: Trách nhiệm không của riêng ai!

Thế lực chống lưng cho công trình vi phạm là thế lực nào?

Từ vụ cháy "chung cư mini" tới nỗi lo những "chuồng cọp" không lối thoát trên phố cổ

Tật xấu “dìm hàng” và câu chuyện con cua

“Hộp ngủ” 2m2 xếp chồng lên nhau: Không thể nhắm mắt “làm liều”

Từ vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội, nghĩ về mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội

Vụ cháy chung cư: Khi thói tham lam đi cùng thiếu kiểm tra, giám sát

Cháy chung cư, lòi vi phạm: Cần cuộc đại phẫu nghiêm minh như vụ Việt Á

Thí điểm dùng cát biển làm cao tốc: Nhiều lợi ích từ một ứng dụng

Vụ cháy chung cư mini: Ấm áp tình người sau… “bão lửa”

Vụ ngộ độc bánh mì Phượng và bài học đắt giá về xây dựng, bảo vệ thương hiệu

Từ vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Có nên bỏ chung cư, quay về nhà đất?

Người nổi tiếng “vạ miệng”: Phút bất cẩn hay chiêu trò tạo scandal?
