Thứ bảy 10/05/2025 08:47

Xuất khẩu vào ASEAN: Gắn với xu hướng tiêu dùng

Năm 2020, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, đây là cơ hội để khẳng định, nâng vị thế trong khu vực và quốc tế, mở rộng hơn nữa hoạt động giao thương, đầu tư với các nước thành viên.

ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam với kim ngạch gần 24 tỷ USD (năm 2019). Trong 5 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của dịch bệnh, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường các nước ASEAN chỉ đạt 9,8 tỷ USD. Dù vậy, theo nhận định của các doanh nghiệp (DN), bên cạnh những khó khăn, dịch Covid-19 cũng tạo cơ hội để nông sản Việt Nam chinh phục thị trường Singapore, Thái Lan, Malaysia.

Chế biến gạo xuất khẩu sang thị trường Philippines

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, do ảnh hưởng dịch Covid-19, Thương vụ đã chủ động kết nối với hiệp hội ngành hàng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang Singapore. Riêng trong tháng 3, Thương vụ đã kết nối được hơn 20 đơn hàng cho một số mặt hàng nông sản.

Đặc biệt, từ đầu năm nay, xuất khẩu rau, quả sang thị trường Thái Lan tăng mạnh. 4 tháng đầu năm, rau, quả xuất sang Thái Lan đạt gần 58 triệu USD, tăng hơn 244% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo một số chuyên gia kinh tế, Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã mang lại cho Việt Nam cả cơ hội lẫn thách thức lớn. Thị trường xuất khẩu thông thoáng nhưng hàng hóa ở “sân nhà” đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khối. Do đó, DN muốn phát triển ổn định, bền vững buộc phải tái cơ cấu đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty Phát Thành VI - cho biết: Xuất khẩu vào thị trường ASEAN nói chung, Philippines nói riêng, các DN Việt Nam phải cạnh tranh bằng chất lượng, giá cả, số lượng; đồng thời, chú trọng đến tính bền vững với khách hàng.

Ông Nguyễn Thanh Hải- Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ Quy Phúc - chia sẻ: Để hàng hóa, sản phẩm Việt Nam thâm nhập thị trường ASEAN, DN phải có chiến lược kinh doanh, theo sát xu hướng tiêu dùng của người dân mỗi nước, liên kết với nhà phân phối nội địa uy tín, có năng lực… Đây là khâu quan trọng, bởi sản phẩm của mỗi nước, mỗi DN đều nằm trong chuỗi giá trị của khu vực hay chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Fukunari Kimura - Kinh tế trưởng của Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) - khuyến cáo, trong kỷ nguyên mới của kỹ thuật số hóa, thương mại và đầu tư phải đối mặt với một số thách thức từ thương mại hóa toàn cầu. Vì thế, DN phải hành động hướng tới người tiêu dùng, chú trọng các loại hình thương mại mới với sự hỗ trợ của công nghệ.

Ngọc Thảo

Tin cùng chuyên mục

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025