Xuất khẩu vào Ả-rập Xê-út: Chủ quan sẽ mất thị trường

Vừa qua, hàng trăm ngàn tấn nông, thủy sản từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, bị từ chối nhập khẩu (NK) vào thị trường Ả-rập Xê-út. Phóng viên Báo Công Thương đã phỏng vấn ông Trần Quang Huy- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương)- về vấn đề này.
Xuất khẩu vào Ả-rập Xê-út:  Chủ quan sẽ mất thị trường
Một số chủng loại cà phê của Việt Nam XK sang thị trường Ả-rập Xê-út chứa tạp chất - Ảnh: Hà Ninh

Đại sứ quán Ả-rập Xê-út tại Việt Nam vừa cho biết hàng trăm ngàn tấn nông, thủy sản Việt Nam bị từ chối nhập khẩu vào thị trường quốc gia này. Ông có thể cho biết các thông tin cụ thể?

Bộ Công Thương vừa qua đã nhận được Công hàm của Đại sứ quán Ả-rập Xê-út tại Hà Nội phản ánh trong khoảng thời gian cuối năm 2014 và đầu năm 2015, qua việc giám sát tại các cửa khẩu, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm của Ả-rập Xê-út (SFDA) đã phát hiện khá nhiều lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào nước này không đáp ứng được các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, sai quy cách nhãn mác và tiêu chuẩn kích cỡ. Một số lô hàng có xuất xứ Việt Nam vi phạm và bị cơ quan Hải quan Ả-rập Xê-út từ chối cho thông quan. Cụ thể như sau:

  • 70.424 kg hàng hải sản (cá phi lê đông lạnh) được cho là nhiễm khuẩn.
  • 16.800 kg cà phê và chè vượt quá mức tạp chất và hóa chất cho phép.
  • 15.000 kg hạt điều không đúng tiêu chuẩn về kích cỡ.
  • 71.880 kg bột mỳ không đúng quy định về nhãn mác.
  • 11.404 kg thực phẩm dạng bột không đúng quy định về nhãn mác.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Vụ Thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á, Bộ Công Thương đã chỉ đạo bộ phận Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út làm việc với các cơ quan chức năng và các DN nhập khẩu phía bạn tìm hiểu các thông tin cụ thể liên quan đến sự việc trên, thu thập danh sách các công ty Việt Nam xuất khẩu những lô hàng không đạt tiêu chuẩn như phản ánh.

Xuất khẩu vào Ả-rập Xê-út:  Chủ quan sẽ mất thị trường
Ông Trần Quang Huy- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương)

Liệu vụ việc này có làm ảnh hưởng tới uy tín hàng nông, thủy sản Việt Nam tại quốc gia này?

Hiện nay, theo số liệu của Cục Thống kê và Thông tin trung ương Ả-rập Xê-út, tỷ trọng nhóm hàng nông, thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam mới chỉ chiếm 0,6% tổng kim ngạch nhập khẩu đối với nhóm hàng này của Ả-rập Xê-út. Tuy tỷ trọng còn rất khiêm tốn so với dung lượng thị trường nhưng lại chiếm tới trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Một số mặt hàng cụ thể như: cá phi lê đông lạnh, hạt tiêu, cà phê, hạt điều của Việt Nam đã có chỗ đứng nhờ chất lượng tốt, giá cạnh tranh. Đối với vụ việc vừa qua, cho dù số lượng hàng chưa nhiều nhưng đã có tên một số mặt hàng thuộc nhóm nông, thủy sản chủ lực của Việt Nam xuất sang Ả-rập Xê-út.

Do vậy việc tiếp tục công tác thông tin, cảnh báo sớm đối với những DN đang có kế hoạch xuất khẩu sang thị trường Ả-rập Xê-út là rất cần thiết nhằm duy trì hình ảnh, uy tín của hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam.

Các doanh nghiệp (DN) là chủ của các lô hàng trên phải làm gì để giải quyết vụ việc này?

Theo quy định của Hải quan Ả-rập Xê-út, khi một lô hàng không đáp ứng được các điều kiện liên quan đến tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ không được thông quan và tiến hành tiêu hủy tại chỗ hoặc gửi trả lại nhà xuất khẩu.

Đối với trường hợp nhãn mác không đúng quy định (như thiếu thông tin yêu cầu trên nhãn mác sản phẩm, thiếu thông tin bằng tiếng Ả-rập, quy cách sản phẩm bên trong không đúng như ghi trên nhãn mác…) thì công ty xuất khẩu cần liên hệ nhà nhập khẩu tại Ả-rập Xê-út để làm việc với các cơ quan chức năng, cụ thể là Tổng cục Hải quan Ả-rập Xê-út, SFDA đề nghị được thay nhãn mác mới tại chỗ theo đúng quy cách sản phẩm và các quy định về nhãn mác của Ả-rập Xê-út để đáp ứng yêu cầu cho việc thông quan.

Qua vụ việc này, chúng tôi cũng muốn cảnh báo với các DN đang và sẽ xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Ả-rập Xê-út cần tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn áp dụng tại thị trường nhập khẩu.

Thị trường này có những quy định hết sức chặt chẽ đối với thực phẩm nhập khẩu. Ví dụ như, các loại thực phẩm chức năng có dán nhãn ghi các nội dung như: tốt cho sức khỏe, giảm mỡ máu… đều bị cho là vi phạm quy định về nhãn hàng hóa. Đáng lưu ý là kể từ năm 2013, SFDA đã tăng cường các hoạt động giám sát việc nhập khẩu nông sản, thực phẩm tại các cửa khẩu.

Các DN có thể liên hệ trực tiếp Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út theo địa chỉ sau để được hướng dẫn cụ thể:

Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út: ông Nguyễn Quốc Hải, Bí thư thứ hai phụ trách thương vụ.

Địa chỉ: #11/B Al Safh Street, Al Rayan District, Riyadh, Kingdom of Saudi Arabia

Điện thoại: +966.56868.9889/+966.56868.8988

Fax: +96614548844

Email: [email protected] / [email protected]

Bộ Công Thương đã nhiều lần khuyến cáo DN nên tìm hiểu kỹ thông tin về các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, DN vẫn không tuân thủ các quy định của nước nhập khẩu. Ông đánh giá như thế nào về bài học này của các DN Việt Nam?

Đối với vụ việc vừa rồi, theo tôi có hai nguyên nhân chính:

Về khách quan, gần đây, một số sản phẩm nông sản và thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ, Pakistan (là những nước xuất khẩu chủ lực hàng nông sản vào Ả-rập Xê-út, có cơ cấu hàng xuất khẩu nông sản tương đối giống với Việt Nam) bị SFDA phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép. Bởi vậy, ngoài việc cấm nhập khẩu một số sản phẩm nông sản từ các nước trên, các cơ quan chức năng của Ả-rập Xê-út đã tiến hành kiểm tra chặt chẽ hơn đối với hầu hết các mặt hàng thực phẩm, nông sản, từ các quốc gia khác, đặc biệt từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Vô hình chung, chúng ta cũng phải chịu sự giám sát, kiểm tra, kiểm định chặt chẽ hơn đối với nhóm hàng nông, thủy sản.

Về chủ quan, là do các DN Việt Nam chưa cập nhật đầy đủ thông tin và thực hiện đúng quy định của nước nhập khẩu.

Ả-rập Xê-út là thị trường tiềm năng có nhu cầu nhập khẩu hàng thực phẩm, nông sản lớn nhất trong khu vực Trung Đông cho việc sử dụng tại chỗ. Hàng năm nhu cầu nhập khẩu hàng thực phẩm của Ả-rập Xê-út đạt khoảng 26 tỷ USD và tăng trung bình 8,2%/năm.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới còn tiếp diễn, DN gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm tại những thị trường truyền thống thì những thị trường mới và tiềm năng như Ả-rập Xê-út sẽ thu hút sự chú ý, tham gia của các nhà xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông thủy sản nói riêng. Khi có nhiều DN cùng xuất khẩu sẽ nảy sinh các vấn đề cạnh tranh không lành mạnh.

Theo báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út, gần đây có nhiều trường hợp DN bạn phản ánh, hàng nông sản Việt Nam như hạt tiêu, cà phê, hạt điều còn chứa nhiều tạp chất nhằm tăng trọng lượng, pha trộn kích cỡ của sản phẩm không đúng như thỏa thuận, gây thiệt hại đối với nhà nhập khẩu và ảnh hưởng đến hình ảnh của hàng nông sản Việt Nam tại thị trường này.

Hiện nay Ả-rập Xê-út đã áp dụng chương trình đánh giá hợp chuẩn của Intertek, cho phép đăng ký lấy chứng chỉ chất lượng trực tuyến. Sau đó, nước này thực hiện tăng cường mức độ giám sát đối với các mặt hàng nhập khẩu nên việc hàng hóa không đủ tiêu chuẩn sẽ khó xâm nhập thị trường. Các DN cần chủ động cập nhật thông tin tại website của Bộ Công Thương Việt Nam và các website của Bộ Công Thương Ả-rập Xê-út, SFDA, Tổng cục Hải quan Ả-rập Xê-út về những thay đổi trên để tránh những tổn thất như vụ việc vừa qua.

Thực tế, thời gian qua, các DN Việt Nam đã rất chủ động hội nhập và có nghiên cứu thông tin thị trường, các quy định tại nước sở tại khá kỹ lưỡng. Một số DN xuất khẩu Việt Nam đã và đang rất thành công tại các thị trường khu vực Trung Đông, châu Phi, Nam Á.

Vụ việc vừa qua xảy ra với số ít các DN làm chưa bài bản, thiếu thông tin, chưa chủ động tìm hiểu, thiếu sự phối hợp với các nhà nhập khẩu tại nước sở tại nên đã để xảy ra sự việc đáng tiếc trên. Vụ việc này cũng là lời cảnh tỉnh đối với những DN chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi tham gia xuất khẩu vào thị trường tiềm năng như Ả-rập Xê-út.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Vụ Thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á, Bộ Công Thương sẽ thường xuyên thông tin, cảnh báo sớm đối với DN; sẽ đề nghị các bộ, ngành, các cơ quan hữu quan rà soát tăng cường khâu kiểm định chất lượng sản phẩm và khâu cấp các loại chứng chỉ chất lượng cho hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu.

Hy vọng thời gian tới, các DN xuất khẩu nông sản, thực phẩm sẽ tìm được đầu ra hiệu quả cho sản phẩm của mình ở khu vực Trung Đông, trong đó có Ả-rập Xê-út. Tuy nhiên chính sự chủ động, tích cực của các DN trong việc tìm hiểu và đáp ứng đúng các quy định của thị trường nhập khẩu mới là nhân tố quyết định đến thành công của các DN.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Phượng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Bên cạnh những thành tích về kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu là cách để nâng cao vị thế hạt cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Hiện có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU. Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU.
Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê thế giới giảm mạnh sau nhiều phiên liên tiếp tăng rất mạnh, vượt qua mọi kỷ lục. Giá cà phê Robusta và Arabica quay đầu giảm ngay sau phiên 18/4.

Tin cùng chuyên mục

VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

Việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Doanh nghiệp và các hộ nuôi, kinh doanh yến sào tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk lần đầu tiên tổ chức buổi Lễ giỗ tổ ngành yến.
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng ,tăng 5% trong phiên hôm qua, dù tồn kho trên sàn tăng. Robusta lại phá kỷ lục, trong khi Arabica lên mức cao nhất hơn 2 năm.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan có mức tăng đột biến.
Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Tại nhiều vùng trồng thanh long ở Tiền Giang, Long An, Bình Thuận giá thanh long đang dao động quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê toàn cầu tăng mạnh, Robusta chính thức vượt mốc 4.000 USD/tấn.Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam thúc đẩy hoạt động mua của các quỹ
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.
Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động