Xuất khẩu trực tuyến: Không còn là câu chuyện cá lớn nuốt cá bé

Trong xuất khẩu qua các sàn thương mại điện tử “cá lớn nuốt cá bé” không còn là vấn đề đáng lo ngại bởi ai nhanh mới là người thắng cuộc.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Xu hướng nhiều lợi ích

Thành công từ chủ động

Năm 2011, Công ty TNHH Nhựa quốc tế Anh Tú bắt đầu tìm hiểu, kinh doanh và xuất khẩu qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Đây được khẳng định là quyết định đúng đắn, bởi sau 10 năm chuyên tâm với hình thức kinh doanh này, doanh nghiệp (DN) đã xuất khẩu hàng hoá tới 10 thị trường, trong đó có những thị trường lớn và khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản…

Năm 2020, dù dịch bệnh khiến tiêu dùng sụt giảm, logistics gặp nhiều khó khăn, nguyên liệu tăng giá, tuy nhiên DN vẫn đạt 10 tỷ đồng doanh thu thực, chưa kể doanh thu còn nằm tại các đơn hàng đã sản xuất nhưng chưa vận chuyển. Năm 2021, Anh Tú kỳ vọng đạt gấp đôi mức doanh thu này.

Bà Hoàng Thị Hương - Trưởng phòng XK Công ty TNHH Nhựa quốc tế Anh Tú - cho rằng: “Lợi ích quan trọng nhất DN nhận được là xây dựng được tệp khách hàng trung thành, từ đó ổn định được sản xuất và xây dựng thương hiệu cho DN”.

Xuất khẩu trực tuyến: Không còn là câu chuyện cá lớn nuốt cá bé
Thông qua kênh trực tuyến, Công ty TNHH Nhựa quốc tế Anh Tú đã xuất khẩu sản phẩm tới 10 thị trường lớn

Tuy còn khá non trẻ trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhưng Công ty Xuất nhập khẩu VIXEMCO cũng khá thành công khi xuất khẩu qua các sàn TMĐT. Theo bà Đoàn Phương Thúy - Quản lý vận hành Công ty Xuất nhập khẩu VIXEMCO: Với các sàn B2B, DN chủ yếu đưa hình ảnh mẫu mã, video giới thiệu về công dụng các sản phẩm. Ngoài các sàn TMĐT lớn như Alibaba.com, DN còn tận dụng mạng xã hội, sử dụng các tính năng miễn phí để quảng bá sản phẩm.

Nói về hiệu quả của hình thức xuất khẩu trực tuyến, bà Đoàn Phương Thúy cũng chia sẻ: Kinh doanh trực tuyến mang lại nhiều lợi ích. Do không bị giới hạn về mặt không gian, về khoảng cách địa lý, chênh lệch múi giờ với các thị trường nước ngoài nên DN có thể trả lời khách hàng 24 giờ trên 7 ngày. Đặc biệt, DN không cần phải có showroom với mặt bằng đắt tiền, tốn kém chi phí mà hiệu quả mang lại rất lớn.

“Ngay từ đầu chúng tôi đã chọn con đường xuất khẩu trực tuyến nên khi dịch Covid-19 diễn ra DN chỉ bị sụt giảm doanh thu do nhu cầu tiêu dùng giảm, chứ không gặp phải rào cản khi tiếp cận với khách hàng”, bà Thuý nói.

Thay đổi để nắm bắt cơ hội

Xuất khẩu trực tuyến không còn là xu hướng mà đã được hiện thực hoá bằng nhiều câu chuyện thành công của DN. Số DN tại Việt Nam biết tới hình thức xuất khẩu, kinh doanh trực tuyến cũng tương đối lớn, tuy nhiên không phải DN nào cũng hiểu cách thức cũng như sẵn sàng thay đổi bản thân để khai thác. Bởi, vấn đề ngôn ngữ hay chưa hiểu về cơ chế hoạt động của các sàn TMĐT, hạ tầng công nghệ thông tin, nhân lực là những rào cản lớn.

Là người từng trải qua bước đầu bỡ ngỡ, bà Hoàng Thị Hương cho hay: Ngay khi nhận được đơn hàng đầu tiên DN phải đối mặt với nhiều vấn đề khi làm việc với khác hàng nước ngoài, như: Văn hóa, nhu cầu và thói quen tiêu dùng xa lạ, bất đồng ngôn ngữ. Cùng với đó là hàng rào thuế quan, yêu cầu về quy tắc xuất xứ, các biện pháp phòng vệ thương mại…

Bà Hoàng Thị Hương cũng đưa ra khuyến cáo: Cơ hội mang lại từ xuất khẩu trực tuyến rất lớn nhưng bản thân DN cần chủ động, thay đổi để nắm bắt thời cơ. Do đó, với DN có mong muốn tham gia kinh doanh, xuất khẩu trực tuyến cần xây dựng đội ngũ nhân lực am hiểu về nghiệp vụ xuất khẩu; tham gia đào tạo để nắm vững kiến thức về các sàn TMĐT; hiểu sâu và rõ ràng về công nghệ sản xuất, kiến thức về sản phẩm để tự tin đàm phán với khách hàng; phân tích dữ liệu thống kê trên các sàn TMĐT để xác định được thị trường mục tiêu; nghiên cứu các quy định pháp luật, thị hiếu tiêu dùng của thị trường. “Bán hàng B2B xuất khẩu, dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng rất quan trọng. Do vậy, cần đưa ra phương án cụ thể trong chính sách sau bán hàng, để xây dựng tệp khách hàng trung thành”, bà Hương nhấn mạnh.

Không chỉ DN Việt Nam nhận thấy tiềm năng lớn từ xuất khẩu trực tuyến, bản thân các sàn TMĐT lớn trên thế giới cũng đánh giá cao hiệu quả thị trường Việt Nam mang lại. Ông Roger Lou - Giám đốc quốc gia Alibaba.com Việt Nam - nhận định: Việt Nam có nhiều lợi thế về sản xuất, lại là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do. Do đó, về lâu dài các DN vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ có thêm cơ hội để giảm rào cản xuất khẩu sang các thị trường mới. Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều chính sách khuyến khích DN mở rộng xuất khẩu. Tuy nhiên, để thành công nhận thức kỹ thuật số của các DN Việt Nam cần được tăng tốc hơn, đồng thời khả năng vận hành kỹ thuật số và nhu cầu về nhân lực làm TMĐT B2B cũng đang là thách thức cần tháo gỡ đối với các DN Việt Nam.

Để đồng hành cùng DN trong quá trình chuyển đổi số, tham gia kinh doanh thành công trên sàn TMĐT, Bộ Công Thương đã hợp tác với các sàn TMĐT lớn, có độ phủ rộng khắp toàn cầu để hướng dẫn DN.
Việt Nga - Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mục tiêu năm 2025 có 50% cơ sở đại học triển khai đào tạo thương mại điện tử

Mục tiêu năm 2025 có 50% cơ sở đại học triển khai đào tạo thương mại điện tử

Tại hội thảo Đào tạo thương mại điện tử 2023, VECOM cho biết, mục tiêu tới hết năm 2025 có 50% cơ sở giáo dục đại học triển khai đào tạo thương mại điện tử.
Nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử

Nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử

Ước tính thương mại điện tử Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 25% và xuất khẩu trực tuyến đang dần trở thành một xu hướng.
CEO Accesstrade Đỗ Hữu Hưng: Chuyển đổi số là câu chuyện về chiến lược, tư duy mới

CEO Accesstrade Đỗ Hữu Hưng: Chuyển đổi số là câu chuyện về chiến lược, tư duy mới

Trong cuộc đua số hoá, việc thích ứng chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp nhập cuộc nhanh với xu hướng phát triển chung toàn cầu.
Online Friday 2023: Nhiều sản phẩm giá từ 1.000 đồng đến vài nghìn đồng

Online Friday 2023: Nhiều sản phẩm giá từ 1.000 đồng đến vài nghìn đồng

Trong 60 giờ Online Friday 2023, dự kiến có 1 tỷ lượt xem, 3 triệu đơn hàng, 10 triệu người tiếp cận, 500 nhãn hàng, 3.000 doanh nghiệp tham gia.
Lễ Kích hoạt giờ vàng Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2023

Lễ Kích hoạt giờ vàng Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2023

Lễ Kích hoạt giờ vàng Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2023 được diễn ra tối 1/12/2023 tại phố đi bộ Hồ Gươm.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Khai mạc phiên chợ thanh toán không tiền mặt và phát động ngày mua sắm trực tuyến

Đà Nẵng: Khai mạc phiên chợ thanh toán không tiền mặt và phát động ngày mua sắm trực tuyến

Phiên chợ thanh toán không tiền mặt và lễ phát động ngày mua sắm trực tuyến – Online Friday góp phần thúc đẩy thương mại điện tử TP. Đà Nẵng phát triển.
5 yếu tố thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững

5 yếu tố thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững

Trong 10 năm qua, thương mại điện tử ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc. Để phát triển bền vững thương mại điện tử cần phải đảm bảo 5 yếu tố.
Thương mại điện tử: Trụ cột thúc đẩy nền kinh tế số

Thương mại điện tử: Trụ cột thúc đẩy nền kinh tế số

Hội nghị Phát triển thương mại điện tử Việt Nam với chủ đề: Phát triển thương mại điện tử bền vững diễn ra sáng ngày 1/12, tại Hà Nội.
Doanh nghiệp dần chuyển mình thích ứng với xu hướng kinh doanh trực tuyến

Doanh nghiệp dần chuyển mình thích ứng với xu hướng kinh doanh trực tuyến

Dấu ấn quan trọng nhất của kinh doanh trực tuyến có thể kể đến là người tiêu dùng mới tiếp tục tăng về số và chất lượng, giá trị mua hàng ngày càng tăng cao.
Lần đầu tiên ở Việt Nam, trung tâm thương mại bán hàng trên mạng xã hội

Lần đầu tiên ở Việt Nam, trung tâm thương mại bán hàng trên mạng xã hội

Tập đoàn Kido đã phối hợp cùng TikTok Việt Nam khởi động dự án Entertainment & Ecommerce (E2E), bán hàng trên mạng xã hội.
Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại

Ngày 30/11/2023, tại Hà Nội sẽ diễn ra Chương trình Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại.
Doanh nghiệp hưởng ứng “Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia”

Doanh nghiệp hưởng ứng “Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia”

Nhiều doanh nghiệp đã đồng hành và hưởng ứng “Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday năm 2023.
Sắp diễn ra Hội nghị Phát triển thương mại điện tử Việt Nam

Sắp diễn ra Hội nghị Phát triển thương mại điện tử Việt Nam

Hội nghị Phát triển thương mại điện tử Việt Nam với chủ đề: Phát triển thương mại điện tử bền vững sẽ được diễn ra vào 1/12/2023.
Các FTA hỗ trợ thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới

Các FTA hỗ trợ thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới

Các FTA có nhiều điều khoản hỗ trợ phát triển thương mại điện tử. Doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả các FTA để thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới.
Hướng đến mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp số

Hướng đến mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp số

Để hướng tới mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp số, Bộ Công Thương đã có những chương trình, kế hoạch cụ thể.
3 bí quyết giúp chủ shop online “thắng đậm" mùa bán hàng cuối năm

3 bí quyết giúp chủ shop online “thắng đậm" mùa bán hàng cuối năm

Theo các chuyên gia về bán hàng online, để việc giao hàng hanh thông, thu tiền về nhanh chóng và hiệu quả, các chủ shop nên nắm trong tay những bí quyết này.
Giao dịch trên sàn thương mại điện tử của Hải Dương đứng thứ 7 toàn quốc

Giao dịch trên sàn thương mại điện tử của Hải Dương đứng thứ 7 toàn quốc

Với nhiều biện pháp tích cực, Hải Dương đã có 1.162 sản phẩm nông nghiệp được giới thiệu trên sàn thương mại điện tử với số lượng giao dịch đứng thứ 7 cả nước.
Diễn đàn Quốc gia Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương năm 2023

Diễn đàn Quốc gia Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương năm 2023

Sáng 21/11, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn Quốc gia Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương năm 2023.
Thanh niên với văn hoá sở hữu trí tuệ trong phát triển nền kinh tế số

Thanh niên với văn hoá sở hữu trí tuệ trong phát triển nền kinh tế số

Sáng 17/11 tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ đã diễn ra Hội thảo “Thanh niên với văn hoá sở hữu trí tuệ trong phát triển nền kinh tế số” .
Online Friday 2023: Quyền lợi người tiêu dùng được ưu tiên với "bạt ngàn" khuyến mãi

Online Friday 2023: Quyền lợi người tiêu dùng được ưu tiên với "bạt ngàn" khuyến mãi

Không chỉ có hàng ngàn chương trình khuyến mãi, Online Friday 2023 sẽ chú trọng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến.
10 xu hướng của thương mại điện tử năm 2023 và những năm tới

10 xu hướng của thương mại điện tử năm 2023 và những năm tới

Bán hàng đa kênh; thương mại di động; bán hàng qua livestream, mạng xã hội; thương mại xuyên biên giới đang là những xu hướng chính của thương mại điện tử.
Họp báo Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2023

Họp báo Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2023

Sáng 16/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Họp báo công bố Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2023.
Đà Nẵng: Nâng cao năng lực xử lý vi phạm trong thương mại điện tử

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực xử lý vi phạm trong thương mại điện tử

Tốc độ phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam những năm gần đây trung bình đạt 20%/năm. Đi kèm với đó là sự gia tăng của các hành vi gian lận thương mại.
Người trẻ cày game, săn xu trên ứng dụng mua sắm

Người trẻ cày game, săn xu trên ứng dụng mua sắm

Trò chơi điện tử ứng dụng hóa là một phần trong mô hình mua sắm kết hợp giải trí.
Người Việt chi gần 9 nghìn tỷ mua bỉm, tã, sữa trên các sàn thương mại điện tử

Người Việt chi gần 9 nghìn tỷ mua bỉm, tã, sữa trên các sàn thương mại điện tử

Theo thống kê, ngành hàng Mẹ và Bé trên 5 sàn thương mại điện tử đạt tổng doanh số gần 9 nghìn tỷ đồng, cao hơn 57% so với cùng kỳ 2022.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động