Xuất khẩu tôm trước cơ hội trở mình

Khi các “nút thắt” trong ngành được giải quyết, thì xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ từng bước khẳng định được vị thế và “chinh phục” được các thị trường.
Xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ kỳ vọng sớm khởi sắc trong năm 2024 Giá tôm nguyên liệu đang ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2023 Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho Nhật Bản

Xuất khẩu tôm phục hồi

Sau thời gian đối diện với tình hình ảm đạm, hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam đang dần hồi phục với lượng đơn đặt hàng từ các nhà nhập khẩu tăng trở lại. Bên cạnh đó, các hợp đồng với giá trị lớn cũng được ký kết, chủ yếu từ các nhà nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta, xuất khẩu tôm với xu thế phục hồi có thể thấy rõ trong tháng 7/2023 khi doanh số của Công ty Sao Ta đạt 21,3 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm trước, nhưng tăng 18% so với tháng 6/2023.

“Trong quý 3 này, các doanh nghiệp thủy sản trên đà tăng tốc với hy vọng sẽ bù đắp phần nào hụt hẫng thời gian qua về doanh số tiêu thụ. Tuy nhiên, doanh số tiêu thụ tăng chỉ là một tín hiệu tốt nhưng chưa hẳn bền vững”, ông Hồ Quốc Lực nhận định.

Ông Trương Đình Hoè - Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, dựa vào sự tiêu thụ của các thị trường, cũng như các điều kiện văn hóa lễ hội của các quốc gia, thì Mỹ và Trung Quốc là hi vọng cho tôm Việt trong những tháng cuối năm 2023.

Hiện nay, các kho lạnh ở Mỹ, châu Âu vơi dần. Các nhà nhập khẩu, bán lẻ, bán buôn của Mỹ sẽ bắt đầu xem xét việc tăng nhập hàng trở lại. Điều này sẽ thúc đẩy giá tôm cao hơn, và có vẻ như giá tôm hiện đã ở đáy. Mức tiêu thụ tôm cho các lễ hội cuối năm cũng dự kiến tăng. Nguồn cung tàu container đang ở trạng thái thuận lợi.

Xuất khẩu tôm trước cơ hội trở mình
Xuất khẩu tôm tìm cách tăng khả năng cạnh tranh

Với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc nửa đầu năm nay đạt 239 triệu USD, giảm 19% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, từ tháng 6, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 19% đạt 59 triệu USD.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định, có 3 yếu tố tích cực tác động đến xuất khẩu tôm: Một là hàng tồn kho tại các thị trường nhập khẩu giảm do lạm phát hạ nhiệt; Hai là nhu cầu đặt hàng tăng nhằm phục vụ mùa lễ hội cuối năm và cuối cùng là nguồn cung ổn định khi các nước như Ecuador, Malaysia… kết thúc thu hoạch tôm chính vụ.

Trước tín hiệu tích cực từ thị trường, khả năng cung ứng ổn định của doanh nghiệp, Vasep dự báo, tuy không đạt kim ngạch như năm trước, nhưng xuất khẩu tôm năm nay có thể đạt trên 3 tỷ USD, về bằng mức trước dịch.

Hóa giải điểm nghẽn giá thành cao

Mặc dù thị trường xuất hiện những tín hiệu tích cực, tuy nhiên thực tế nhu cầu thị trường, giá tôm nguyên liệu và giá xuất khẩu đều đi xuống, lạm phát tăng, cạnh tranh mạnh với các nguồn cung đối thủ khiến xuất khẩu tôm của nước ta tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn.

Theo đánh giá của các chuyên gia ngành hàng tôm, con tôm Ecuador bán 1,2 USD/kg đã thu được lợi nhuận, trong khi đó, con tôm của Việt Nam bán ra với giá 5 USD/kg mới thu được lợi nhuận. Điều này khiến tôm Việt Nam giảm sức cạnh tranh so với các nước khác.

Lý giải nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú cho biết, tỷ lệ nuôi tôm thành công của Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 30% (thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh đến từ Ấn Độ và Ecuador), làm giá thành nuôi tôm Việt Nam cao gấp đôi so với Ecuador và hơn 30% so với Ấn Độ, khiến tôm Việt Nam khó cạnh tranh được so với đối thủ.

Theo ông Quang, khi tỷ lệ nuôi tôm thành công được nâng lên, thì câu chuyện người nông dân tiếp cận giá thức ăn với chi phí cao sẽ được hoá giải. Bởi lẽ, hiện nông dân không có đảm bảo trả được tiền mua thiếu thức ăn, trong khi rủi ro nuôi tôm rất lớn nên phải mua qua trung gian, khiến giá bán đẩy lên rất cao.

“Đại lý thức ăn họ cũng dự phòng khả năng có lấy được tiền bán hàng hay không nên giá mới bị đẩy lên 30.000-40.000 đồng/kg, cao hơn rất nhiều so với giá chúng tôi tiếp cận”, ông Quang lý giải.

Ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thừa nhận, một trong những vấn đề lớn của ngành tôm Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng hiện nay, đó là giá thành sản xuất tôm nguyên liệu cao vì tỷ lệ nuôi thành công thấp, chỉ khoảng 40%.

“Rõ ràng, chúng ta phải tìm ra nguyên nhân từ đâu, có thể từ con giống kém chất lượng làm tỷ lệ nuôi thành công giảm sút rất nhiều, khiến người nuôi phải “nuôi đi nuôi lại” nhiều lần mới có được nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu”, ông Hòe cho biết.

Giá thành thức ăn hiện nay cũng là vấn đề cần được tập trung giải quyết để làm sao người nuôi có thể tiếp cận được với một mức giá hợp lý hơn, thay vì phải chịu chi phí rất lớn từ hệ thống lưu thông, khiến nuôi tôm không đạt hiệu quả như mong muốn.

Rõ ràng, khi giá thức ăn nuôi tôm được kéo giảm, tức chi phí sản xuất sẽ giảm. Khi đó, khả năng cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam sẽ tốt hơn, đặc biệt là khi trình độ chế biến sâu của các doanh nghiệp tôm Việt Nam vốn đã rất tốt.

“Về cạnh tranh, rõ ràng Việt Nam đang là quốc gia có lợi thế về sản phẩm giá trị gia tăng, trong khi đối thủ vẫn đang tập trung vào các sản phẩm mang tính chất là sản phẩm thô, cho nên, chúng ta vẫn bán được, dù giá cao hơn”, ông Hòe giải thích.

Ông Hoè cũng dẫn chứng, trong tổng số 5,5 tỉ USD sản phẩm tôm chế biến được các nước trên thế giới nhập khẩu, thì riêng Việt Nam đã chiếm đến 1,5 tỉ USD, cao nhất trong các nước xuất khẩu lớn hiện nay như: Ecuador, Ấn Độ, Trung Quốc. “Điều đó cho thấy, trình độ chế biến của Việt Nam đã đáp ứng được. Tuy nhiên, bên cạnh tối ưu về lợi thế chế biến, thì Việt Nam cần phải tính đến câu chuyện giảm giá thành trong dài hạn nhằm duy trì được sức cạnh tranh cho ngành tôm.

Khi các “nút thắt” trong ngành được giải quyết, thì con tôm Việt Nam sẽ từng bước khẳng định được vị thế. Qua đó, sẽ “chinh phục” được các thị trường và đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỉ USD trong tương lai.

Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: xuất khẩu tôm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Xuất khẩu cà phê tháng 4 giảm tới 19,5% so với cùng kỳ năm trước nằm ở mức 1152.073 tần. Giá cà phê tuần này tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các chính sách tiền tệ.
Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

"Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023" sẽ được Bộ Công Thương công bố vào ngày 16/5 tại Hà Nội. Đây là lần thứ 8, Báo cáo này được công bố.
Xuất khẩu tuần 6/5-12/5: Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ đưa sang Australia bằng máy bay

Xuất khẩu tuần 6/5-12/5: Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ đưa sang Australia bằng máy bay

Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ được đưa sang Australia bằng máy bay... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần từ 6/5-12/5
Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà bứt phá

Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà bứt phá

Thị trường xuất khẩu có nhiều tín hiệu tích cực, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tăng lên giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tự tin bứt phá.
4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sầu riêng đạt khoảng trên 500 triệu USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin cùng chuyên mục

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Tỉnh Kon Tum phát triển thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025, định hướng đến 2050
"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

4 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh, dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng khi tiêu dùng tại nhiều thị trường có tín hiệu tốt lên.
Bánh kẹo Việt xuất ngoại, chinh phục thị trường thế giới

Bánh kẹo Việt xuất ngoại, chinh phục thị trường thế giới

Sự đa dạng về hương vị đã tạo nên lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho bánh kẹo Việt, đem tới cơ hội xuất khẩu rộng mở cho sản phẩm này.
Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước

Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước

Hoa Kỳ công nhận quy chế kinh tế thị trường sẽ tăng vị thế của Việt Nam, đồng thời mang lại lợi ích song phương cho cả hai nước.
Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

Giá cà phê xuất khẩu biến động. Sau 3 phiên tăng liên tiếp, Arabica quay đầu giảm nhẹ, trong khi Robusta tăng ở kỳ hạn tháng 7, giảm ở kỳ hạn tháng 9
Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Trước tình trạng các lô sầu riêng xuất khẩu bị gia tăng cảnh báo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã điểm tên 4 nguyên nhân chính.
Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam

Tháng 4/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với 1.033 tấn, chiếm 69,8% tỷ trọng và tăng đến 60% so với tháng trước.
Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Giá cà phê xuất khẩu tăng trở lại do thời tiết không thuận lợi

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng, do những thông tin về thời tiết tại Brazil vẫn chưa được cải thiện trong thời gian chuẩn bị thu hoạch cà phê Arabica.
Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Sản xuất phục hồi, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh

Sản xuất phục hồi là lực kéo quan trọng giúp kim ngạch nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu hàng hóa từ nhiều thị trường chủ lực tăng mạnh.
Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp

Đạt chuẩn chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu, lô yến sào đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Pháp.
Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

Tăng mạnh về lượng, xuất khẩu cá tra sang Brazil thu về gần 28 triệu USD

Mặc dù giá giảm nhưng lại được bù đắp bởi khối lượng tăng mạnh đã giúp xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil thu về gần 28 triệu USD trong quý I/2024.
4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu quế thu về 65,2 triệu USD

4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 22.352 tấn quế, trị giá 65,2 triệu USD, giảm 9,4% về lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất khi xuất khẩu sang EU

Trong khi mì ăn liền sẽ được loại bỏ khỏi danh sách bị kiểm tra tần suất xuất khẩu sang EU, thì thanh long và đậu bắp đối diện với nguy cơ tạm dừng nhập khẩu.
Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Giá cà phê xuất khẩu biến động, cà phê Arabica ngược chiều tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục giảm mạnh sau phiên nghỉ đầu tuần. Cà phê Arabica hồi phục một phần nguyên nhân do giới đầu cơ điều chỉnh, vì bán mạnh trước đó.
Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Tiết giảm chi phí, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng lợi thế từ các thị trường gần

Với lợi thế về địa lý, các thị trường gần như Trung Quốc, ASEAN đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong chiến lược kinh doanh của mình để tiết giảm chi phí.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng nông sản, công nghiệp chế biến chế tạo, nhiên liệu khoáng sản.
Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Xuất khẩu hạt điều lấy lại đà tăng trưởng trong quý II/2024

Cục Xuất nhập khẩu kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm 2024 sẽ lấy lại mốc kỷ lục của năm 2021 và hướng tới mức kỷ lục mới 3,8 tỷ USD.
4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 30/4/2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng.
Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp là việc rất tốt, tuy nhiên, cần cân đối giữa việc hỗ trợ và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Nhờ đầu tư sản phẩm chế biến sâu, thủy sản Việt Nam vẫn đứng vững, thậm chí chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động