Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng 50% trong tháng 10/2022
Xuất nhập khẩu 30/11/2022 09:34 Theo dõi Congthuong.vn trên
Kim ngạch xuất khẩu tôm và cá tra tăng trưởng trái chiều Xuất khẩu thủy sản tìm hướng giảm tác động từ lạm phát |
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, tháng 10/2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc tăng 50% đạt 65 triệu USD. Đà tăng này giúp Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ, tiếp tục là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 10.
![]() |
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 10/2022 |
Lũy kế 10 tháng, xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc đạt 547 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ. Trong tháng 10, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất trong top 5 thị trường nhập khẩu chính tôm của Việt Nam.
Sản lượng tôm nội địa của Trung Quốc sụt giảm do thời tiết bất lợi, dịch bệnh trên tôm ở một số khu vực sản xuất tôm chính. Nhu cầu nhập khẩu tôm tăng để phục vụ lễ hội Trung thu, ngày Quốc Khánh, và dịp Tết nguyên đán khiến Trung Quốc tăng cường nhập khẩu tôm trong những tháng vừa qua.
Theo Hải quan Trung Quốc, tháng 10/2022, nhập khẩu tôm của Trung Quốc đạt 80.000 tấn, giảm so với mức 87.000 tấn nhập khẩu trong tháng 9.
Nguồn cung từ Ấn Độ (chủ yếu là tôm bỏ đầu), giảm xuống một nửa còn 10.000 tấn trong tháng 10 từ 20.000 tấn trong tháng 9. Nhập khẩu từ Ecuador giảm 5.000 tấn so với 49.000 tấn trong tháng 9.
Về giá trị nhập khẩu, nhập khẩu tôm của Trung Quốc đạt 524 triệu USD trong tháng 10, trong đó nhập khẩu 310 triệu USD từ Ecuador và 68 triệu USD từ Ấn Độ. Giá trung bình nhập khẩu từ Ecuador giảm từ 6,33 USD/kg trong tháng 9 xuống 6,31 USD/kg trong tháng 10.
10 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu 691.000 tấn tôm nước ấm đông lạnh, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị nhập khẩu tăng 65% đạt 4,52 tỷ USD.
Dự kiến, nhập khẩu tôm của Trung Quốc trong tháng 11 và 12 có thể tiếp tục giảm so với những tháng trước đó, dù vẫn ghi nhận tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do sụt giảm nhu cầu theo mùa sau khi tăng cường dự trữ cho Tết nguyên đán. Nhu cầu nhập khẩu dự kiến tăng mạnh trở lại sau Tết Nguyên đán tại Trung Quốc.
Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có thông điệp rằng sẽ không nới lỏng ngay lập tức chính sách ‘Zero- Covid’. Tuy nhiên, Trung Quốc từ tháng 7/2022 đã xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm virus Sars-COV-2 sau gần 2 năm thực thi. Đây cũng là tin tích cực đối với các nguồn cung cấp tôm cho Trung Quốc trong đó có Việt Nam.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 1 năm 2023 đạt 46,56 tỷ USD

Cửa khẩu Lào Cai thông quan khoảng 9.000 tấn nông sản trong dịp Tết Quý Mão 2023

Thị trường EU sửa đổi quy định về ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, hoa quả

Đầu năm 2023, hàng nghìn xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam

Nhiều xe hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn mùng 3 Tết Nguyên đán
Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc ‘ăn hàng’, giá sầu riêng cao kỷ lục

Năm 2022, xuất khẩu thức ăn gia súc đạt 1,13 tỷ USD

Xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới: Góc nhìn từ đại biểu Quốc hội

Cảng biển tấp nập đón tàu lớn làm hàng đầu năm

Kỷ lục xuất khẩu 11 tỷ USD, doanh nghiệp thủy sản ‘hái ra tiền’ thế nào?

Xuất khẩu năm 2022: Bài học thành công

Xuất khẩu da giày sang các thị trường có FTA tăng trưởng mạnh

Năm 2022, xuất khẩu cá ngừ cán đích 1 tỷ USD

5 nhóm mặt hàng cán mốc xuất khẩu tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2023

Trung Quốc thông báo dừng thông quan dịp Tết từ 21/1 đến 28/1/2023

Kỷ lục xuất nhập khẩu năm 2022: Dấu ấn đặc biệt của Bộ Công Thương

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn năm 2022 đạt 1,4 tỷ USD

Dự báo lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản giảm trong năm 2023

Lần đầu tiên củ cải Hà Giang được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Doanh nghiệp xuất khẩu nỗ lực tìm kiếm đơn hàng cuối năm

Năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản cao gấp 133 lần so với năm 1986

Xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ vượt mốc 100 tỷ USD

Cửa khẩu Lạng Sơn: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm thủ tục thông quan nhanh nhất

Đến năm 2030, tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp chế biến chế tạo lên khoảng 90%
