Xuất khẩu thủy sản sang Bắc Âu: Hiểu rõ nhu cầu để chiếm lĩnh thị trường

Thủy sản là một trong những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu khi được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA.
"Hiến kế" để hàng Việt vào thị trường Bắc Âu Cơ hội cho hàng Việt Nam thâm nhập thị trường Thụy Điển và Na Uy Tăng cơ hội cho hàng Việt Nam tại thị trường châu Âu

Tiềm năng cho các sản phẩm hữu cơ

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu, tại các siêu thị ở Bắc Âu, ngày càng có nhiều nguồn cung cấp các sản phẩm tiện lợi và đồ ăn sẵn. Các sản phẩm tiện lợi và đồ ăn sẵn được nhập khẩu từ sản phẩm thô, sau đó, được gia tăng giá trị bởi các công ty chế biến thực phẩm. Khi ngày càng có nhiều người mua các sản phẩm tiện lợi, các doanh nghiệp chế biến sẽ tăng mua sản phẩm thô. “Đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu nếu có thể cung cấp cho bên chế biến một sản phẩm được tiêu chuẩn hóa và dễ dàng gia công, chế biến hoặc cung cấp các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn cho thị trường” - Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển nêu rõ.

Xuất khẩu thủy sản sang Bắc Âu: Hiểu rõ nhu cầu để chiếm lĩnh thị trường
Người tiêu dùng Bắc Âu đang ngày càng quan tâm hơn đến thực phẩm tốt cho sức khỏe

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Bắc Âu đang ngày càng quan tâm hơn đến thực phẩm tốt cho sức khỏe. Trong một cuộc khảo sát gần đây, khi được hỏi một chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững thực sự liên quan đến điều gì, 43% cho biết ăn thực phẩm ít hoặc không có thuốc trừ sâu, 33% cho biết ăn cá thường xuyên hơn, và khoảng 24% số người được hỏi nghĩ rằng chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững liên quan đến thực phẩm hữu cơ, hoặc thực phẩm có lượng khí thải carbon thấp.

Đại dịch đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống hàng ngày và ngành công nghiệp thực phẩm hữu cơ. Theo Naturland, “do Covid, ý thức của người tiêu dùng về thực phẩm lành mạnh, bền vững đã tăng lên đáng kể, dẫn đến sự tăng trưởng đáng kể của thị trường hữu cơ”. Điều này có nghĩa là thị trường thực phẩm hữu cơ có thể sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới.

Sự phát triển của ngành nông nghiệp hữu cơ đã dẫn đến sự ra đời của Quy định mới về nông nghiệp hữu cơ tại EU, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Phần quan trọng nhất của quy định này đối với các nhà sản xuất từ các nước đang phát triển là phải tuân thủ cùng một bộ quy tắc như các nhà sản xuất ở EU, để đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm hữu cơ được bán ở EU đều có cùng tiêu chuẩn. Sự phát triển trong nhận thức của người tiêu dùng và sự phát triển của lĩnh vực hữu cơ đã làm cho các chính phủ có nhiều biện pháp hỗ trợ hơn đối với thực phẩm hữu cơ ở châu Âu.

Cụ thể, vào tháng 3/2021, Ủy ban châu Âu đã trình bày Kế hoạch hành động về phát triển sản xuất hữu cơ. Mục đích chung là thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ. Một trong những mục tiêu là tăng cường nuôi trồng thủy sản hữu cơ một cách đáng kể. Với các công cụ pháp lý và kế hoạch hành động nêu trên của EU, xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ, trong đó có thủy sản, tại khu vực Bắc Âu sẽ ngày càng tăng mạnh.

Nhu cầu về thủy sản bền vững ngày càng tăng

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết thêm, trong 20 năm qua, nhu cầu về thủy sản bền vững đã tăng trên toàn thế giới. Các thị trường có nhu cầu thủy sản bền vững ước tính vượt 11,5 tỷ USD giá trị bán lẻ. Các nước Bắc Âu là các nước đi đầu trong việc sản xuất và tiêu thụ sản bền vững. Các doanh nghiệp ở Bắc Âu bắt đầu thực hiện các cam kết đối với thủy sản bền vững từ đầu những năm 2000, và các cam kết này đã mở rộng ra toàn cầu theo thời gian. Có rất nhiều chứng nhận về tính bền vững trên thị trường, nhưng Hội đồng Quản lý biển (MSC) và Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) từ lâu đã là những chứng nhận chính mà các nhà bán lẻ Bắc Âu cam kết đối với thủy sản đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng.

Theo Tổ chức Hợp tác Chứng nhận và xếp hạng, 4,6% sản lượng thủy sản toàn cầu hiện được chứng nhận MSC và 0,9% được chứng nhận ASC. Các sản phẩm được chứng nhận MSC bao gồm cá nguyên con và philê cá, động vật giáp xác (chủ yếu là tôm nước lạnh), và cá đóng hộp (chủ yếu là cá ngừ). Càng ngày, các sản phẩm thủy sản khác cũng đang tìm nguồn cung cấp cá và hải sản được chứng nhận bền vững.

Trong năm tài chính 2019/2020, khoảng 887.000 tấn thủy sản có chứng nhận MSC đã được bán trên thị trường châu Âu, so với khoảng 787.000 tấn trong năm 2018/2019. Trong năm 2019/2020, 14.640 sản phẩm thủy sản được chứng nhận MSC đã có mặt trên thị trường châu Âu. Tây Âu và Bắc Âu vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong tổng doanh số bán cá và hải sản được chứng nhận MSC của châu Âu.

Trong năm 2019/2020, có 6.260 sản phẩm có mặt trên thị trường Tây Bắc Âu, tăng 6% so với năm trước. ASC được thành lập muộn hơn MSC nhưng đang phát triển rất nhanh. Vào tháng 1/2021, có 1.336 trang trại được chứng nhận ASC và 238 trang trại khác đang được đánh giá.

Tính bền vững của thủy sản cũng là một xu hướng đang phát triển ở châu Âu và đang dần được đưa vào các hệ thống quản lý trong tương lai. Chiến lược Farm to Fork là trọng tâm của Thỏa thuận Xanh châu Âu, nhằm mục đích làm cho hệ thống thực phẩm công bằng, lành mạnh và thân thiện với môi trường. Điều này có nghĩa là theo thời gian, EU sẽ thắt chặt hơn việc sử dụng các tiêu chuẩn thực hành sản xuất có trách nhiệm với xã hội và môi trường đối với thủy sản nhập khẩu vào EU.

Tính bền vững của thủy sản trước đây chỉ được quan tâm trong lĩnh vực bán lẻ, thì giờ đây, điều này đang dần thay đổi. Ở Bắc Âu, các đầu bếp nhà hàng ngày càng nhận thức được rằng người tiêu dùng muốn đảm bảo những gì họ ăn là bền vững.

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển chia sẻ thêm, mặc dù phát triển chậm, nhưng trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà hàng tiếp thị việc bán hải sản bền vững. Trong đó, có những trường hợp, nhà hàng cam kết chỉ bán những loại hải sản được giới thiệu trong sách hướng dẫn về hải sản, chẳng hạn như Good Fish Guide. Các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, cũng như ngành khách sạn và dịch vụ ăn uống cũng đang quan tâm đến hải sản được đánh bắt đúng mùa. Ủy ban châu Âu cũng đang kích thích xu hướng này.

Gần đây, EU đã khởi động Taste the Ocean, một chiến dịch truyền thông xã hội, trong đó, các đầu bếp hàng đầu quảng bá việc tiêu thụ cá và hải sản được đánh bắt hoặc sản xuất bền vững. Chiến dịch thúc đẩy việc tiêu thụ cá và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tầm quan trọng của tiêu dùng địa phương, theo mùa, và bền vững.

"Ngoài ra, đại dịch COVID-19 khiến người tiêu dùng chú trọng hơn đến sức khỏe và ngày càng quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm. Do đó, các cơ chế đảm bảo về quy trình sản xuất và xuất xứ của thủy sản ngày càng trở nên quan trọng. Việc truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thủy sản đang trở thành một cơ chế đảm bảo phổ biến trong ngành thủy sản và người mua ngày càng yêu cầu nhiều hơn" - Thương vụ lưu ý.

Có một nỗ lực lớn từ các cơ quan quản lý để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc thủy sản như một phần của cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp và các hành vi sản xuất vô trách nhiệm. Khả năng truy xuất nguồn gốc cho phép người mua kiểm tra chuỗi cung ứng sản phẩm từ “biển đến bàn ăn” đối với các sản phẩm đánh bắt tự nhiên hoặc từ “trang trại đến bàn ăn” đối với các sản phẩm nuôi trồng.

Trong thập kỷ qua, thị trường bán lẻ thực phẩm dân tộc châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện ở việc có đến 60% khách hàng của các cửa hàng bán lẻ thực phẩm dân tộc (ví dụ, cửa hàng thực phẩm Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản hay thực phẩm Á châu) là người tiêu dùng bản địa. Nhóm khách hàng này ghé thăm các cửa hàng bán lẻ thực phẩm dân tộc vì họ thích ăn các sản phẩm khác nhau, sản phẩm mới mẻ và thú vị, trong đó có sản phẩm thủy hải sản.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Các tham tán tại châu Mỹ đóng góp quan trọng vào kết quả của ngành Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Các tham tán tại châu Mỹ đóng góp quan trọng vào kết quả của ngành Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong thành tích chung của ngành Công Thương có sự đóng góp quan trọng, tích cực của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở châu Mỹ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Mỹ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Mỹ

Sáng ngày 18/11 theo giờ địa phương tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực thị trường châu Mỹ.
Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Đoàn doanh nghiệp Ấn Độ, do Phòng Thương mại Ấn Độ dẫn đầu, đã tham dự lễ khai mạc Việt Nam Food Expo 2024 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn.
Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển 2024 chứng kiến sự hợp tác của 2 bên trong lĩnh vực logistics.
Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Ngày 11/11/2024, Israel thông báo đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân Israel về việc Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ mong muốn tiếp cận mạnh mẽ hơn nữa đến Việt Nam để mở rộng quy mô hoạt động, trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng, công nghệ mới.
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy và tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam - Philippines, nhất là trong lĩnh vực thương mại gạo.
Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Liên minh châu Âu ban hành các quy định điều chỉnh mới liên quan đến công nhận các đơn vị chứng nhận và cấp chứng nhận hữu cơ nhập khẩu vào EU.
Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ, phản ánh năng lực ngày càng phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ.
Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Philippines là thị trường tiềm năng, do vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường mở rộng cơ cấu mặt hàng, gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu hàng hóa.
Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển thông tin, không có gạo Việt Nam trong số gạo bị cơ quan chức năng Thuỵ Điển tạm giữ do nghi ngờ gian lận chất lượng.
Doanh nghiệp Việt kiều làm

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Thời gian qua, các doanh nghiệp do Việt kiều làm chủ đã hỗ trợ rất tích cực cho Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đưa hàng Việt Nam ra thế giới.
Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, hàng trăm tấn gạo vừa bị tạm giữ tại Thụy Điển sau cuộc điều tra diện rộng về nghi ngờ gian lận chất lượng.
Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

240 sản phẩm hàng hóa Việt Nam đã có mặt trên kệ siêu thị Carrefour Brussel, Vương quốc Bỉ và sẵn sàng phục vụ người dân vùng trung tâm Brussels.
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024 chiếm thị phần 9,22%, tăng tốt ở nhóm hàng cá tươi - HS0301 (tăng 19,33%).
Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Gambia là quốc gia Tây Phi, có diện tích nhỏ 13.300 km2, dân số chỉ trên 2,6 triệu người, trong đó 63% sống ở thành thị, thu nhập gần 800 USD/người/năm.
Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal dự kiến tổ chức chương trình công tác tại thị trường Senegal từ ngày 25 - 29/11/2024.
Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 sẽ tăng lên 56,3 triệu tấn, cao hơn 2,3 triệu tấn so với dự báo đã công bố trước đây.
Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp không chỉ là hoạt động xúc tiến thương mại mà còn là nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp thâm nhập, phát triển, xây dựng thương hiệu
Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Biện pháp cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép đã được Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đưa ra, có hiệu lực từ 01/10/2024.
Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

Thâm nhập thị trường Senegal, không chỉ giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu 18,6 triệu người tiêu dùng Senegal mà còn có cơ hội cung cấp cho các nước khác trong khối.
EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Các quy định rào cản kỹ thuật tại thị trường EU đang đặt ra không ít thách thức cho xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tham gia Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh 2024 diễn ra tại TP. Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với Văn phòng Cục Xúc tiến Thương mại và Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam tổ chức một sự kiện giao thương tại Ấn Độ.
Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Buổi làm việc giữa Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển và đoàn doanh nghiệp VCCI nhằm tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ… vào thị trường Bắc Âu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động