Xuất khẩu thủy sản năm 2020 phấn đấu đạt 10 tỷ USD

Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 3,56 tỷ USD, bằng 91,4% cùng kỳ và đạt 35,6% kế hoạch. Ngành thủy sản phấn đấu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD trong năm nay.    
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giảm 10% Hỗ trợ tối đa cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong thực thi EVFTA Xuất khẩu nông – thủy sản sang Trung Quốc: Thay đổi để thích ứng

Xuất khẩu cá tra giảm 39%

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), ước 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất tăng 2,79% (kế hoạch cả năm là 5,4%). Tổng sản lượng ước đạt 3,86 triệu tấn (tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019). Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 3,56 tỷ USD, bằng 91,4% cùng kỳ và đạt 35,6% kế hoạch.

Các thị trường truyền thống vẫn là Nhật Bản, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc; trong đó, xuất sang Nhật Bản đứng đầu về kim ngạch với 668,45 triệu USD, chiếm 18,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, giảm nhẹ 1,8% so với cùng kỳ năm 2019; xuất khẩu sang Mỹ đạt 653,62 triệu USD, chiếm 18,1%, tăng 0,5%. EU chiếm 14,6%, đạt 526,2 triệu USD, giảm 11,9%...

2205 xuat khau ca tra
Xuất khẩu thủy sản năm 2020 phấn đấu đạt 10 tỷ USD

Ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản - đánh giá, từ đầu năm đến nay, ngành thủy sản liên tiếp gặp hàng loạt các khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại các thị trường giảm mạnh. Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản. Ủy ban châu Âu tiếp tục giữ cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản khai thác của Việt Nam.

Trong đó, cá tra là mặt hàng thủy sản chịu tác động lớn nhất do dịch Covid-19 với sản lượng sụt giảm, chỉ đạt 578,3 nghìn tấn, bằng 86,5% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 36% so với kế hoạch năm 2020.

Khó khăn trong xuất khẩu do dịch Covid-19 khiến giá cá tra nguyên liệu lại đồng bằng sông Cửu Long liên tục giảm, đứng ở mức thấp, dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg đối với loại 700-800 gram/con, trong khi giá thành sản xuất từ 21.000 - 22.000 đồng/kg, giảm 40% so với cùng thời điểm năm 2019.

Báo cáo của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) công bố gần đây, ghi nhận giá trị xuất khẩu của ngành hàng cá tra trong 5 tháng đầu năm chỉ đạt trên 106 triệu USD, giảm 39% so với cùng thời điểm năm ngoái.

Nỗ lực đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2020

Tín hiệu tích cực đối với xuất khẩu thủy sản khi sang tháng 5/2020 xuất khẩu cá tra phục hồi tại trường Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 5/2020 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 45,5 nghìn tấn, trị giá 125,1 triệu USD, tăng 3% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với tháng 4/2020; tăng 36,2% về lượng và tăng 10,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc đạt 142,2 nghìn tấn, trị giá 373,17 triệu USD, tăng 13,1% về lượng, nhưng giảm 1,9% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2019. Thống kê cho thấy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc sau khi chịu tác động trong 2 tháng đầu năm 2020 đã tăng trở lại kể từ tháng 3/2020 đến nay.

6 tháng cuối năm là mùa mưa, bão, thời tiết diễn biến bất thường, cần phải tích cực theo dõi để chủ động phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản. Nguồn lợi hải sản suy giảm cả về số lượng, chất lượng. Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường. Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục làm ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản tại một số khu vực.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản sẽ có những thay đổi. Các thị trường sẽ tăng cường nhập khẩu thủy sản đông lạnh, tiện dụng, dễ chế biến tại nhà cao hơn so với sử dụng thủy sản tươi sống. Sản phẩm thủy sản đóng hộp, chế biến sẵn cũng sẽ được ưa chuộng.

Mục tiêu đặt ra cho năm 2020, với tổng sản lượng thủy sản 8.565,6 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD. Để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất cá tra, ông Trần Đình Luân cho hay, Tổng cục Thủy sản đang đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, tiêu thụ sản phẩm cá tra tại thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường các tỉnh, thành phố phía Bắc. Tiếp tục theo dõi tình hình dịch Covid-19 tại các thị trường chính, truyền thống. Đồng thời, tận dụng cơ hội xuất khẩu hải sản ngay khi dịch được kiểm soát và thị trường nhập khẩu mở cửa trở lại.

Bộ NN&PTNT khuyến cáo các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản chế biến sẵn bảo quản đông lạnh, sản phẩm thủy sản đóng hộp và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường nhập khẩu vẫn đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đồng thời, đề nghị cơ quan quản lý chuyên ngành, hiệp hội ngành hàng chủ động xây dựng các phương án, kịch bản xuất khẩu nông, thủy sản đáp ứng nhu cầu tăng cao khi hết dịch.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng ,tăng 5% trong phiên hôm qua, dù tồn kho trên sàn tăng. Robusta lại phá kỷ lục, trong khi Arabica lên mức cao nhất hơn 2 năm.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan có mức tăng đột biến.
Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Tại nhiều vùng trồng thanh long ở Tiền Giang, Long An, Bình Thuận giá thanh long đang dao động quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê toàn cầu tăng mạnh, Robusta chính thức vượt mốc 4.000 USD/tấn.Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam thúc đẩy hoạt động mua của các quỹ
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.
Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% tổng lượng và chiếm 54,3% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô.
Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Bên cạnh năng lực cung ứng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp Việt còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn về sản phẩm xanh, sạch, có trách nhiệm với môi trường.
Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt trong tháng 3 đạt 1.523 tấn với trị giá 4,2 triệu USD, tăng mạnh 72,3% so với tháng 2/2024.Trung Quốc nhập khẩu 1.339 tấn, chiếm gần 88% sản lượng.
Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với  cuối năm 2023

Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với cuối năm 2023

Giá cà phê Robusta nhân xô cuối tuần trước lại lập kỷ lục mới. Hơn 3 tháng, giá Robusta đã tăng gần 50% so với hồi cuối năm 2023, Arabica tăng xấp xỉ 20%.
Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số; XK sắn thu về về hơn 142 triệu USD là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 8-14/4.
Giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục, Robusta leo lên mức cao kỷ lục mới

Giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục, Robusta leo lên mức cao kỷ lục mới

Giá cà phê vẫn trong xu hướng tăng mạnh của thị trường, do mối lo ngại về vụ mùa cà phê ở các nhà sản xuất hàng đầu như Brazil và Việt Nam.
Các nhà nhập khẩu Bắc Âu tìm kiếm sản phẩm nào tại Sourcing 2024?

Các nhà nhập khẩu Bắc Âu tìm kiếm sản phẩm nào tại Sourcing 2024?

Các nhà nhập khẩu Bắc Âu chỉ chấp nhận các sản phẩm từ doanh nghiệp tuân thủ các sáng kiến bền vững; có chứng nhận về môi trường, trách nhiệm xã hội...
Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động