Thứ năm 15/05/2025 07:22

Xuất khẩu sang thị trường Chile năm 2016 tăng trưởng ấn tượng

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam ngày 17/1/2017, tổng trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Chile trong năm 2016 đạt 1,036 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay. Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường Chile đạt 805,35 triệu USD, tăng trên 24% so với năm trước đó.

Kết quả này càng thêm ý nghĩa nếu biết được rằng năm 2016 đã khép lại với nhiều khó khăn cho các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe. GDP của các nước trong khu vực giảm thêm 0,8%. Đây là năm thứ 2 liên tiếp kinh tế khu vực lại rơi vào suy thoái trong vòng 8 năm qua.

Nguyên nhân của việc kinh tế khu vực lại rơi vào suy thoái trong năm qua chủ yếu là do nhu cầu ngoài khu vực giảm, tiêu thụ của đa phần các nước trong nội khối đi xuống và chưa có dấu hiệu phục hồi. Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và trong khu vực chưa đủ giúp phục hồi kinh tế và đa dạng hóa sản xuất.

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và Đại sứ Ngô Đức Thắng tại buổi làm việc với người đồng cấp Chile Paulina Nazal trao đổi về quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Chile ngày 17/1/2017 tại trụ sở Bộ Ngoại giao Chile

Thị trường Chile trong năm qua cũng gặp nhiều khó khăn. GDP mặc dù không bị suy thoái nhưng tăng trưởng vẫn ở dưới mức tiềm năng và tiếp tục thấp hơn các năm trước đó. Tăng trưởng năm 2014 là 2,1%, năm 2015 là 1,9% và năm 2016 là 1,6% (báo cáo của Ngân hàng Trung ương Chile ngày 20/1/2017). Đầu tư trong nước và nước ngoài cũng như kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm, đặc biệt là kim ngạch xuất nhập khẩu đã trải qua một giai đoạn giảm liên tục trong 5 năm qua.

Nguyên nhân của việc kinh tế Chile tiếp tục tăng trưởng chậm lại và nhập khẩu liên tục giảm là do nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm, đồng nội tệ mất giá, khiến cho giá nhập khẩu tăng cao. Đầu tư của khu vực tư nhân giảm mạnh. Lòng tin của giới doanh nghiệp sau cải cách thuế bị xói mòn. Trước tình hình như vậy rõ ràng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Chile cũng phải chịu chung các tác động.

Thế nhưng, nhờ nỗ lực vượt khó, tích cực và năng động của cộng đồng doanh nghiệp nước nhà trong việc tận dụng các cơ hội mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chile có hiệu lực vào đầu năm 2014 mang lại, kết hợp với sự hỗ trợ hiệu quả của các cơ quan quản lý Nhà nước, xuất khẩu của Việt Nam sang Chile đạt kết quả tăng trưởng đầy ấn tượng trong năm 2016.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam ngày 17/1/2017, tổng trao đổi thương mại song phương giữa hai nước trong năm 2016 đạt 1,036 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường nước sở tại năm 2016 đạt 805,35 triệu USD, tăng trên 24% so với năm 2015 (649,33 triệu USD) và tăng 15% so với kế hoạch định hướng xuất khẩu được giao cho thị trường Chile năm 2016 (700 triệu USD) và thặng dư thương mại với Chile đạt trên 574 triệu USD, tăng 60% so với năm 2015.

Xuất khẩu Xi măng của Việt Nam sang Chile tăng đáng kể về số lượng những năm qua

Như vậy, 3 năm qua, Việt Nam không chỉ cân bằng được cán cân thương mại với Chile mà đã đạt được thặng dư thương mại với trị giá ngày càng tăng. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Chile đã tăng đáng kể về số lượng cũng như trị giá như xi măng, vôi, vật liệu xây dựng, bột đá, giày dép, hàng dệt may, cá basa, đồ gỗ nội thất, đồ dùng nhà bếp, hàng điện tử gia dụng. Nhiều mặt hàng mới cũng đã bắt đầu tìm được chỗ đứng ở thị trường này như quả thanh long, chôm chôm, hạt điều đã qua sơ chế, các loại bao bì PP…

Một trong các nguyên nhân chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Chile trong các năm qua, trước hết đó là sự nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp trong việc cải thiện kiểu dáng và chất lượng hàng xuất khẩu, đảm bảo đúng tiến độ giao hàng với các đối tác nhập khẩu nước sở tại, cũng như uyển chuyển hơn trong cơ chế thanh toán. Hàng của Việt Nam được người tiêu dùng Chile lựa chọn mặc dù giá bán cao hơn so với giá các sản phẩm cùng loại đến từ Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và cả Trung Quốc. Lòng tin của người tiêu dùng đối với hàng Việt, cũng như độ tin cậy của các nhà nhập khẩu đã được cải thiện đáng kể.

Mặt khác, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chile có hiệu lực từ đầu năm 2014 đã giúp hàng xuất khẩu của Việt Nam cạnh tranh tốt hơn nhiều so với các năm trước đó. Sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại và kết nối các doanh nghiệp hai nước bất chấp các trở ngại về thời gian vận chuyển dài, cước phí vận tải cao và khoảng cách địa lý xa xôi

Chile là một thị trường mở, thuế nhập khẩu trung bình xếp vào mức thấp của thế giới (dưới 2%) và chưa đòi hỏi quá cao về chất lượng sản phẩm như EU, Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Mặt khác họ cũng chưa áp dụng hạn ngạch hay điều tra chống bán phá giá hay tự vệ thương mại với các sản phẩm xuất khẩu trong các năm qua. Bởi vậy thị trường này còn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các ưu đãi về thuế quan mà Hiệp định thương mại tự do giữa hai nước mang lại cũng như việc miễn thị thực cho công dân hai nước sẽ có hiệu lực vào thời gian tới chắc chắn sẽ được cộng đồng doanh nghiệp hai nước tận dụng tối đa để thúc đẩy tăng trưởng buôn bán và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Chile.

Trần Đình Văn - Thương vụ Việt Nam tại Chile

Tin cùng chuyên mục

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương