Xuất khẩu sang thị trường Canada: Doanh nghiệp cần theo dõi sát cảnh báo điều tra phòng vệ thương mại

Canada đang có nhiều thay đổi về quy định điều tra phòng vệ thương mại, vì vậy các doanh nghiếp sản xuất, xuất khẩu cần theo dõi sát các cảnh báo.
Canada ban hành kết luận cuối cùng vụ điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam Canada ban hành Bản tuyên bố lý do kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép Canada gia hạn thời gian rà soát giá trị thông thường và giá xuất khẩu đối với ống dẫn dầu

Canada gia tăng điều tra phòng vệ thương mại

Cho đến nay, theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Canada là quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều thứ 4 đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỹ) và nhiều nhất trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Xuất khẩu sang thị trường Canada: Doanh nghiệp cần theo dõi sát cảnh báo điều tra phòng vệ thương mại
Xuất khẩu tăng trưởng nhanh có thể tiếp tục trở thành đối tượng bị điều tra phòng vệ thương mại tại thị trường Canada. Ảnh: Hoà Phát

Báo cáo từ Thương vụ Việt Nam tại Canada, tính đến tháng 9/2024, Canada đã khởi xướng điều tra 19 vụ việc phòng vệ thương mại với các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam gồm 12 vụ việc chống bán phá giá, 5 vụ việc chống trợ cấp và 2 vụ việc phòng vệ, trong đó có một vụ chống bán phá giá mới phát sinh vào tháng 3/2024. Trong số 19 vụ việc liên quan đến Việt Nam, có 8 vụ vẫn còn đang bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hoặc đang bị tiến hành điều tra, điều tra lại để gia hạn.

Bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, Canada đang tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc mà doanh nghiệp Việt Nam cũng có thế mạnh như khung xe đầu kéo/khung xe container và tháp gió (turbin gió).

Ngoài ra, gần đây, Thương vụ cũng nhận được các thông tin sẽ có cuộc điều tra mới liên quan đến sản phẩm nội thất văn phòng bọc vải của Việt Nam và nguy cơ Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) sẽ tiến hành điều tra sản phẩm tháp điện gió và tấm năng lượng mặt trời xuất khẩu từ Việt Nam. Mặt khác, các vụ việc điều tra thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng của Canada đối với Việt Nam còn hiệu lực chủ yếu là sắt thép, ghế bọc đệm (trước đây còn có giày dép, tỏi), đặc biệt là đối với ngành sắt thép/luyện kim.

Theo bà Trần Thu Quỳnh, khi đã điều tra một sản phẩm, Canada thường xem xét luồng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia liên quan, dù lượng xuất khẩu có thể không đáng kể. Ngoài ra, khi bị vào tầm ngắm, các sản phẩm đều bị điều tra cả thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Vì vậy, một số sản phẩm có nhiều nguy cơ khác của Việt Nam có thể là: Thép cuộn cán nóng, vít/khớp nối thép, sàn thép lưới, ống đồng, máy làm mát, máy sưởi nhiệt, gỗ ván sàn công nghiệp, ống khoan, ống đóng cọc và nhôm thanh định hình…

Doanh nghiệp cần theo dõi thông tin cảnh báo

Trên cơ sở thiết lập quan hệ đối tác toàn diện đến thiết lập quan hệ FTA thông qua Hiệp định CPTPP, quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Canada đã phát triển tích cực. Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong các nước ASEAN và Canada là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ; xuất khẩu hàng Việt Nam sang Canada đang duy trì mức tăng trưởng cao.

Vì vậy, trong thời gian tới, trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cảnh báo các mặt hàng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng nhanh có thể tiếp tục trở thành đối tượng bị điều tra phòng vệ thương mại tại thị trường Canada. Theo đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa sang Canada cần tiếp tục tìm hiểu, cập nhật các quy định về phòng vệ thương mại của thị trường này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thương vụ Việt Nam tại Canada thông tin thêm, gần đây, Canada có một số thay đổi lập pháp đối với các biện pháp chống bán phá giá và đối kháng, bao gồm Đạo luật các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA), Đạo luật Tòa án Thương mại Quốc tế Canada, Quy định về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMR) và Quy định của Tòa án Thương mại Quốc tế Canada… Các sửa đổi này liên quan đến các điều tra chống lẩn tránh, đối phó với tình trạng nhập khẩu lớn, đánh giá thương tích, xem xét hết hạn và quyền của các công đoàn lao động trong việc nộp đơn khiếu nại về biện pháp phòng vệ thương mại.

Đáng lưu ý, theo bà Trần Thu Quỳnh là việc gần đây, Canada cũng thay đổi thời hạn thông báo cho nước xuất khẩu về quyết định khởi xướng điều tra vụ việc. Cụ thể, nếu như trước đây, Canada thông báo cho các Chính phủ liên quan 30 ngày trước khi quyết định điều tra. Nhưng hiện nay, quy định được sửa lại theo hướng chỉ thông báo 7 ngày trước đối với khiếu nại liên quan đến bán phá giá và 20 ngày đối với khiếu nại liên quan đến trợ cấp.

Vì vậy, bà Trần Thu Quỳnh khuyến cáo, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam cần quan tâm, theo dõi thông tin cảnh báo, nắm xu thế và tình hình các vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến mặt hàng mình sản xuất kể cả của các nước khác và khi bị điều tra, cần tích cực phối hợp cung cấp thông tin để tránh bị áp thuế cao.

Được biết, thời gian qua, thực hiện uỷ quyền của Cục Phòng vệ thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada đã tham dự vào phiên điều trần một số vụ việc tại toà thương mại quốc tế Canada. Thương vụ cũng thực hiện các thăm dò dư luận sở tại và hơp tác chặt chẽ với các Hiệp hội và văn phòng luật của Canada để nắm bắt nguy cơ bị điều tra các lĩnh vực mặt hàng mới như: Vít thép carbon, thép cán nóng, tháp turbin gió, tấm pin năng lượng mặt trời, nội thất văn phòng… để Cục Phòng vệ thương mại làm công tác cảnh báo đối với các doanh nghiệp trong nước.

Để giúp các doanh nghiệp chủ động phóng tránh bị cáo buộc bán phá giá/lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, bà Trần Thu Quỳnh cho biết thêm, Thương vụ Việt Nam đã và đang tổ chức nhiều sự kiện phổ biến Hiệp định CPTPP, hiểu về nguyên tắc xuất xứ và cách thức khai thác nguyên tắc xuất xứ cộng gộp trong sản xuất… và vận động Chính phủ Canada tài trợ cho dự án phát triển cơ sở dữ liệu các sản phẩm đầu vào gắn với năng lực cung cấp thoả mãn tiêu chuẩn xuất xứ để khai thác hiệu quả và bền vững các Hiệp định thương mại tự do.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ- Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình đã chia sẻ với Báo Công Thương các giải pháp xúc tiến đầu tư.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Hoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm.
Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Với mong muốn giúp doanh nghiệp tăng cường hợp tác, quảng bá thương hiệu, Sở Công Thương Long An đã hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ xúc tiến thương mại.
Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

10 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, đặc biệt FED mới đây giảm lãi suất kỳ vọng mang lại tác động tích cực hơn cho ngành.
Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận năm 2024, ITTC Ninh Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Sáng ngày 15/11/2024, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về việc triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Theo thông từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng/2024 đạt 647,91 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,61 tỷ USD...
Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Tỉnh Cà Mau vừa tổ chức cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong và ngoài nước kết nối giao thương với các doanh nghiệp chế biến thủy sản, sản phẩm OCOP của tỉnh.
Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Tối 14/11, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất – TP. Hà Nội năm 2024.
Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam hồi sinh mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ nhu cầu gia tăng, giảm lượng tồn kho, triển vọng kinh tế thuận lợi và môi trường đầu tư hấp dẫn.
Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang thị trường Hàn Quốc đạt 164.334 tấn, với gần 66,85 triệu USD, tăng 174,5% về lượng và tăng 192,7% về kim ngạch so cùng kỳ năm trước.
Mô hình

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Mô hình canh tác lúa-tôm vốn không xa lạ với người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng sản phẩm gạo lúa tôm vẫn còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt.
Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Theo các chuyên gia, Đề án Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần xây dựng được chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội, phù hợp thông lệ quốc tế và thực sự tự do.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2,09 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Từ ngày 14-16/11, tại Hà Nội, diễn ra Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024), quy tụ hơn 100 doanh nghiệp tham gia.
Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo sang thị trường Trung Quốc nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Hội chợ kinh tế, thương mại và du lịch biên giới Trung - Việt diễn ra từ ngày 26/11 đến 1/12

Hội chợ kinh tế, thương mại và du lịch biên giới Trung - Việt diễn ra từ ngày 26/11 đến 1/12

Hội chợ có chủ đề “Phát triển cùng chia sẻ - Hợp tác cùng hưởng lợi” là cơ hội để các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường.
Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

4 yếu tố để phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Hạ tầng logistics, khung pháp lý, chính sách ưu đãi; tiêu chuẩn môi trường và chuyển đổi số.
Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD. Hiện, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đang dồn lực trong chặng đường về đích.
Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 594,8 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Nhằm duy trì xuất khẩu, cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á - châu Phi và châu Đại Dương.
Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ

Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm lần thứ 10 đã diễn ra Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ.
Khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Khai mạc Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024 có quy mô trên 500 gian hàng của 400 doanh nghiệp đến từ hơn 30 tỉnh thành và 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang EU

Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang EU

Bộ Công Thương phối hợp với Uỷ ban châu Âu tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm thúc đẩy xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU)”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động