Xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2020

5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn tăng mạnh cả về lượng và giá trị. Dự báo giá xuất khẩu tinh bột sắn vẫn ở mức thấp do nhu cầu yếu từ Trung Quốc. Trong khi đó giá xuất khẩu sắn lát có thể tăng trong ngắn hạn khi nhu cầu hỏi mua của Trung Quốc tăng và tồn kho nội địa đạt thấp.        

Số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 5/2020 ước đạt 225 nghìn tấn với giá trị 78 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2020 ước đạt 1,27 triệu tấn tương đương với 436 triệu USD; tăng 20% về khối lượng và tăng 7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Giá xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn bình quân 5 tháng đầu năm 2020 ước đạt 342 USD/tấn, giảm 11% so với cùng kì năm trước.

Xét về cơ cấu sản phẩm, trong 5 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu sắn lát ước đạt 375 nghìn tấn, tương đương 83 triệu USD, tăng 72% về lượng và 88,5% về giá trị so với cùng kì năm trước. Giá xuất khẩu sắn lát bình quân 5 tháng ở mức 222 USD/tấn, tăng 9,5% so với cùng kì năm trước. Về mặt hàng tinh bột sắn, xuất khẩu ước đạt 900 nghìn tấn với giá trị 352 triệu USD, tương đương tăng 6,6% về lượng và giảm 3,2% về giá trị so với cùng kì năm 2019. Giá xuất khẩu bình quân tinh bột sắn đạt 391,3 USD/tấn, giảm 9,2% so với cùng kì năm trước do giai đoạn tháng 5 và tháng 6 lại là thời điểm nhu cầu tiêu thụ tinh bột sắn Trung Quốc giảm nhẹ.

xuat khau san va cac san pham san tang manh trong 5 thang dau nam 2020
5 tháng 2020, xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn tăng mạnh

Hiện, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực trong những tháng đầu năm 2020. Tính đến thời điểm hiện tại, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến ngành sắn Việt Nam đã không còn nặng nề như trong những tháng quý I/2020. Cụ thể tổng sản lượng xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2020 đạt 959,2 nghìn tấn, tương tương với 324,7 triệu USD, tăng 15% về sản lượng và tăng 1,4% về giá trị so với cùng kì năm 2019. Tuy nhiên, xuất khẩu sắn lát của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 4/2020 giảm mạnh 22% xuống còn 54,3 nghìn tấn so với tháng 3/2020 do giá cồn tại Trung Quốc chịu áp lực giảm từ sự suy yếu của giá dầu và giá cồn thế giới.

Malaysia và Đài Loan cũng tăng mạnh nhập khẩu sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay, cụ thể xuất khẩu sang Malaysia đạt 17 nghìn tấn tương đương 7 triệu USD, tăng 82,5% về sản lượng và 73,4% về giá trị so với cùng kì năm 2019. Xuất khẩu sang Đài Loan đạt 14,7 nghìn tấn với giá trị 6 triệu USD, tăng 52,5% về lượng và 37,4% về giá trị so với cùng kì năm ngoái.

Tại thị trường nội địa, giá sắn lát tháng 5/2020 cũng tăng mạnh ở mức 2.900 - 2.950 đồng/kg do nguồn cung sắn nguyên liệu và lượng tồn kho đạt thấp, trong khi nhu cầu tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu tăng cao. Thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài khiến nhiều diện tích sắn bị chết, buộc người dân phải trồng lại nên lượng sắn đưa về các nhà máy giảm. Bên cạnh đó, lượng sắn lát từ Campuchia đưa về Việt Nam cũng giảm do phía Campuchia hạn chế đưa hàng sang để chờ giá cao hơn và nhu cầu từ thị trường Thái Lan đang tăng.

Với tình hình kiểm soát dịch bệnh tốt của Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua, dự kiến các cặp cửa khẩu biên mậu Việt - Trung có thể được mở cửa trở lại trong tháng 6 năm 2020. Đây là tín hiệu đang mừng cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và ngành sắn nói riêng.

Các chuyên gia dự báo, xuất khẩu sắn lát vẫn có nhiều triển vọng hơn trong thời gian tới khi giá ngô nội địa Trung Quốc tiếp tục xu hướng tăng do lượng tồn kho thấp và nhu cầu từ các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tăng, cộng thêm giá cồn từ ngô và sắn đang tăng mạnh trở lại trong bối cảnh nguồn cung cồn giao ngay đạt thấp nên các nhà nhập khẩu Trung Quốc có xu hướng mua sắn lát Việt Nam và Thái Lan nhiều hơn.

Trong khi đó, giá xuất khẩu tinh bột sắn đang có xu hướng giảm và dự báo vẫn ở mức thấp do giá bán phía Trung Quốc thấp hơn khi thời tiết nắng nóng khiến nhu cầu tiêu thụ tinh bột sắn chậm lại. Nhiều nhà máy chế biến thực phẩm tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc phải giảm công suất hoặc tạm ngưng hoạt động do nhu cầu tiêu thụ bún, miến, phở giảm mạnh.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, sẽ có website về xuất xứ hàng hóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA dễ hơn và góp phần phòng chống gian lận thương mại.
Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, chưa bàn đến điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu, theo tinh thần “bình tĩnh, nhìn tổng thể và toàn diện”.
Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ áp cho hàng hoá nhập khẩu đã và đang mang lại cả cơ hội và thách thức đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Xây dựng Nghị định quy định về kiểm soát thương mại chiến lược không chỉ bảo vệ công nghệ lõi mà còn thu hút các doanh nghiệp lớn đến đầu tư tại Việt Nam.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?

Tin cùng chuyên mục

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Theo Vụ trưởng Tạ Hoàng Linh, Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian để trao đổi, đàm phán về mức thuế quan để đi tới một kết quả hai bên cùng có lợi.
Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Chiều 3/4, trong khuôn khổ Vietnam Expo 2025, đã diễn ra hội thảo kết nối với chủ đề "Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam - Tăng trưởng toàn cầu cùng Amazon".
Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Theo đánh giá của chuyên gia, dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược được xây dựng nhanh chóng, thể hiện sự nhanh nhạy trong phản ứng chính sách.
Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Trong dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương.
Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ ban hành.
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, trong đó, nhiều nhóm hàng ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Từ 31/3/2025, ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry,... được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Kết thúc quý I, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Tiền Giang, đạt gần 20 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

5 năm qua, thủy sản Việt không phát hiện nhiễm asen vô cơ, trước quy định mới của EU, chủ động thích ứng đang là việc mà ngành hàng này triển khai, thực hiện.
Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Không chỉ Việt Nam mà Philippines cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch tả lợn, do vậy, nhu cầu vắc xin dịch tả lợn châu Phi tại Philippines rất cấp thiết.
Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Bức tranh xuất khẩu nông sản đầu năm 2025 có nhiều tín hiệu sáng. Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu mặt hàng này.
Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Brazil vừa là cơ hội để hai nước thâm nhập sâu hơn vào thị trường của nhau, vừa đặt nền tảng thúc đẩy hợp tác ASEAN-MERCOSUR
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 831/QĐ-BCT ngày 21/3/2025 thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc kinh doanh xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

So với cùng kỳ, hiện giá dừa tươi tăng 110-120%, trong khi dừa khô tăng 150%. Biến động mạnh của giá dừa tác động như thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Xuất khẩu rau quả liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay đặt ra bài toán cấp bách trong việc tái cấu trúc ngành hàng này.
Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Dù nông sản Gia Lai từng bước đã tiếp cận được với thị trường “khó tính” Nhật Bản, song dư địa cho các sản phẩm này vẫn còn rất lớn.
Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với Long An chiều 21/3, Bộ Công Thương đề nghị Long An tiếp tục phối hợp với Bộ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương hoàn thiện Thông tư về hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu 2025, đảm bảo minh bạch, tuân thủ cam kết WTO và phù hợp chính sách ngoại thương.
Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Trung Quốc quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn trong tháng 3/2025, tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam ở nhiều lĩnh vực.
Mobile VerionPhiên bản di động