Xuất khẩu sắn đạt trên 600 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường chính

Điểm sáng của xuất khẩu sắn trong nửa đầu năm là giá tăng mạnh với mức bình quân đạt 454 USD/tấn, tăng 15% so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam trong tháng 6 đã thu về hơn 68 triệu USD với sản lượng đạt 141.228 tấn, tăng mạnh 19,2% về lượng và tăng 31,7% về trị giá so với tháng 5/2024.

Lũy kế trong nửa đầu năm, sản lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đã thu về hơn 630 triệu USD, tương đương hơn 1,3 triệu tấn, tuy giảm 7,7% về lượng nhưng tăng 6,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 600 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 600 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Điểm sáng của xuất khẩu sắn trong nửa đầu năm là giá xuất khẩu chứng kiến mức tăng mạnh. Giá xuất khẩu bình quân đạt 454 USD/tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023.

Xét về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc tiếp tục giữ ngôi vị là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam khi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể trong 6 tháng, thị trường này đã nhập khẩu hơn 1,26 triệu tấn sắn từ Việt Nam với kim ngạch đạt 569 triệu USD, giảm 6% về lượng tuy nhiên tăng 9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Giá xuất khẩu bình quân đạt 451 USD/tấn, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023.

Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu sắn lớn thứ 2 của Việt Nam với 35.849 tấn, trị giá gần 10,1 triệu USD, giảm 54% về lượng và giảm 62% về kim ngạch. Giá xuất khẩu giảm 18% so với cùng kỳ năm trước, đạt 306 USD/tấn.

Đài Loan (Trung Quốc) đứng thứ 3 với 27.697 tấn, tương đương hơn 15 triệu USD, tăng 4% về lượng và tăng 15% về trị giá. Giá xuất khẩu cũng ghi nhận tăng 11%, đạt 553 USD/tấn.

Bên cạnh 3 thị trường chủ đạo trên, nước ta còn xuất sang các thị trường khác như Malaysia, Myanmar, Nhật Bản,...

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2023, diện tích sắn trên cả nước đạt khoảng 511,5 nghìn ha, giảm 18,8 nghìn ha so với năm 2022. Sản lượng ước đạt 10,43 triệu tấn củ tươi, giảm khoảng 196,3 nghìn tấn so với năm 2022. Cùng với Thái Lan, nước ta hiện đang thống lĩnh nguồn cung xuất khẩu toàn cầu với kim ngạch năm 2023 đạt hơn 1,3 tỷ USD.

Xuất khẩu tinh bột sắn sang Trung Quốc trong những tháng qua là qua đường biển cao hơn hẳn so với xuất khẩu biên mậu. Số liệu của Agromonitor - Phân tích thị trường nông sản cho hay, trong thời gian từ 1 - 28/6, xuất khẩu tinh bột sắn qua đường biển đạt gần 84 nghìn tấn, cao gấp 5,5 lần so với lượng tinh bột xuất khẩu qua biên mậu.

Các thương nhân ngành sắn Việt Nam đang kỳ vọng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sẽ khởi sắc trở lại từ tháng 7 này. Về sắn lát, dự báo các nhà máy Trung Quốc có thể sẽ mua hàng trở lại khoảng từ tháng 7/2024, khi tồn kho hàng sắn lát tại Trung Quốc đang cạn dần do giảm mạnh nhập khẩu trong thời gian qua.

Trong bối cảnh giá nhiều loại lương thực ở châu Âu đang tăng cao, đặc biệt là lúa mì, các doanh nghiệp Việt Nam cần chớp thời cơ để mở cửa thị trường cho sản phẩm sắn tại EU.

Theo tin từ các nhà máy sắn, nhu cầu hỏi mua hàng phía Trung Quốc có tín hiệu khởi sắc hơn khi nhu cầu sản xuất mùa bánh trung thu đang đến gần. Trong bối cảnh đồng đô la Mỹ tăng giá so với đồng nhân dân tệ, khách hàng Trung Quốc muốn mua theo CNY thay vì USD. Cùng với đó, xu hướng giá mua tinh bột sắn bằng đồng nhân dân tệ tăng nhẹ.

Hiệp hội sắn Thái Lan công bố giá bán tinh bột sắn giảm 05 USD/tấn so với tuần trước đó, ở mức 530 USD/tấn FOB Bangkok (công bố ngày 09/07/2024) do chuẩn bị bước vào vụ mới.

Hiện các nhà máy Việt Nam đang chào bán tinh bột sắn với mức giá, trong khoảng 495 - 520 USD/tấn FOB cảng Hồ Chí Minh. Theo tin từ các đơn vị xuất khẩu sắn lát, hiện nay, khách hàng Trung Quốc có tín hiệu quay lại hỏi hàng và chấp nhận giá cao hơn khoảng 5 – 7 USD/tấn do Thái Lan tăng giá. Tuy nhiên, do nguồn sắn lát tồn kho của Việt Nam vụ 2023 – 2024 không nhiều, nên các đơn vị xuất khẩu vẫn chờ giá tăng thêm mới bán.

Cây sắn mỗi năm mang về kim ngạch hàng tỷ USD cho Việt Nam. Bên cạnh củ sắn mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, các bộ phận khác của cây cũng đều mang lại giá trị kinh tế cao và nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm.

Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn. Thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulo. Lá sắn được sử dụng để làm thức ăn trong chăn nuôi như nuôi cá, nuôi tằm và sau đó được xuất sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, các khu vực đông người châu Á sinh sống.

Ngọc Ngân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Dù nhiều lần bị điều tra, áp thuế song doanh nghiệp Việt luôn chủ động, linh hoạt các giải pháp bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương để vượt bão.
Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Vụ Đông Xuân gần kết thúc, lượng lúa trong dân không còn nhiều, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, dù vậy, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn.
Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.
TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Mobile VerionPhiên bản di động