Xuất khẩu rau quả: Đâu là rào cản trên đường đến đích 10 tỷ USD?

Việc rau quả Việt Nam liên tục bị cảnh báo khi xuất khẩu là rào cản chính khiến mục tiêu chinh phục mốc 10 tỷ USD trở nên trắc trở.
Xuất khẩu rau quả ghi nhận bước ‘nhảy vọt’ thập kỷ qua 7 nhiệm vụ đưa xuất khẩu rau, quả đạt 10 tỷ USD Xuất khẩu rau quả Việt Nam đặt mục tiêu 8 tỷ USD

Sầu riêng và nỗi lo liên tục bị cảnh báo

Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được cảnh báo từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc liên quan đến lô hàng trái cây tươi (bao gồm sầu riêng và mít) xuất khẩu từ Việt Nam. Các lô hàng này không đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Xuất khẩu rau quả: Đâu là rào cản trên đường đến đích 10 tỷ USD?
Sầu riêng Việt Nam nhiều lần bị cảnh báo. (Ảnh minh hoạ)

Liên tục từ năm 2022 đến nay, sầu riêng Việt Nam trở thành loại trái cây được nhiều thị trường ưa chuộng. Cũng từ thời điểm đó, liên tục các vụ việc vi phạm đối với sầu riêng xuất khẩu đã bị cảnh báo. Gần đây nhất, cuối tháng 12/2024, Hiệp hội Rau quả Việt Nam phát đi thông báo khẩn, phản đối mạnh mẽ việc một số đối tượng gian lận, sao chép trái phép mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu. Các đối tượng này đã sử dụng hợp đồng ủy quyền giả, con dấu và chữ ký giả để lừa đảo doanh nghiệp và qua mặt cơ quan chức năng, nhằm trục lợi và xuất khẩu trái phép sang Trung Quốc.

Trong năm 2024, nhiều lô sầu riêng của Việt Nam nhiễm cadimi buộc phía Trung Quốc phải trả về. Việc này cũng khiến cho nhiều thời điểm giá sầu riêng Việt Nam rớt mạnh.

Không chỉ Trung Quốc - thị trường lớn nhất của sầu riêng Việt Nam cảnh báo mà EU mới đây cũng công bố tăng tần suất kiểm tra sầu riêng Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20% từ ngày 8/1/2025 (trước đây cơ quan chức năng chỉ lấy mẫu kiểm tra khoảng 2%-3%). Quyết định này được đưa ra sau khi phía EU phát hiện sản phẩm này tồn dư nhiều hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn châu Âu. Việc tăng tần suất kiểm tra cũng đồng nghĩa với việc các lô hàng đó bị kéo dài thêm thời gian được nhập khẩu vào EU. Nếu kết quả kiểm tra lô hàng có vấn đề thì lô hàng đó sẽ bị hủy ngay tại biên giới.

Nếu thời gian tới, EU tiếp tục phát hiện có lô hàng vi phạm quy định, họ có thể nâng tần suất kiểm tra lên 20% hoặc hơn nữa. Như đậu bắp và ớt chuông hiện cũng đang chịu tần suất kiểm tra 50%, thanh long trước đây cũng chịu tần suất kiểm tra 50% nhưng sau một thời gian cải thiện, khắc phục thì EU đã giảm tần suất kiểm tra xuống 20%.

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng Việt đạt 3,3 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm trước. Đây là bước tiến ngoạn mục khi sầu riêng chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước. Trung Quốc là thị trường chiếm tới 90% về thị phần.

Tuy nhiên, chính sự tăng trưởng nóng của xuất khẩu sầu riêng đã khiến cho trái cây này nhiều lần bị cảnh báo do không đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. Việc bị tăng tần suất kiểm tra, hoặc bị cảnh báo không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của riêng một mặt hàng mà còn gây ảnh hưởng đến hình ảnh của rau quả Việt Nam nói chung.

Còn nhớ cuối năm 2023, cơ quan kiểm dịch Nhật Bản đã phát hiện hai lô sầu riêng, ớt đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, yêu cầu doanh nghiệp phải tiêu hủy. Tháng 9/2023, một lô hàng 10kg bòn bon của Việt Nam cũng bị Iceland phát hiện có hàm lượng cao thuốc trừ sâu gốc carbaryl. Sau đó, Iceland đã phát tin cảnh báo nhanh về thực phẩm của Liên minh châu Âu. Lô hàng cũng đã bị tiêu hủy ngay tại cửa khẩu.

Những sự việc này cho thấy, dù chỉ là 10kg bòn bon hay chỉ hơn 1 tấn sầu riêng, với số lượng hàng cực kỳ ít nhưng nếu vi phạm các quy định của các nước nhập khẩu thì vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của nông sản Việt Nam.

Để rau quả Việt Nam vững vàng trên thị trường quốc tế

Việt Nam kỳ vọng xuất khẩu sầu riêng sẽ tiếp tục tăng lên 3,5 tỷ USD năm 2025, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8 tỷ USD và tiến gần hơn đến mục tiêu 10 tỷ USD trong tương lai gần. Nếu đạt 10 tỷ USD, rau quả Việt Nam sẽ là một trong không nhiều mặt hàng đạt được mốc vô cùng quan trọng này.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Đặng Phúc Nguyên – Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho hay, dù đạt nhiều kết quả về xuất khẩu, song tình hình sâu bệnh gây hại, lạm dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến tuổi thọ vườn trồng, năng suất, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của rau quả Việt. Trong khi đó, người tiêu dùng quốc tế hiện nay ưu tiên các sản phẩm sạch, an toàn; đồng thời là các sản phẩm kinh doanh bền vững, bảo vệ môi trường, xanh, sạch.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý - Vụ trưởng, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển - cũng thông tin, thị trường Bắc Âu nói riêng và châu Âu nói chung đang định hình các chính sách phát triển kinh tế với trọng tâm bền vững, đổi mới công nghệ và bảo vệ xã hội. Mục tiêu lớn của họ là xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu khí thải và tối ưu hóa năng lượng tái tạo. Xu hướng chính sách lại ảnh hưởng tới xu hướng tiêu dùng. Người tiêu dùng Bắc Âu ngày càng chú trọng đến những sản phẩm có tính bền vững, sản xuất theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và có trách nhiệm. Đây không chỉ là một xu hướng tiêu dùng mà đã trở thành một phần của lối sống với triết lý tiêu dùng “vừa đủ” và “bền vững”.

Chính vì vậy, xuất khẩu các sản phẩm xanh là giải pháp quan trọng giúp nông sản Việt Nam nói chung và rau quả Việt Nam đứng vững tại thị trường này. Đây cũng sẽ là xu hướng chung của nhiều khu vực thị trường trong thời gian tới.

Bắt đầu từ ngày 20/1/2025, nhằm hạn chế các trường hợp giả mạo, gian lận trong sử dụng mã số xuất khẩu, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị chủ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nếu không trực tiếp xuất khẩu mà cho phép các tổ chức/cá nhân khác xuất khẩu sản phẩm từ vùng trồng và đóng gói tại cơ sở đóng gói của mình chủ động gửi thông báo bằng văn bản về cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.

Đặc biệt, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả nói riêng và nông sản nói chung cần phải nhận thức rõ ràng rằng chỉ cần bị “tuýt còi” một lần là sẽ kéo theo tất cả doanh nghiệp khác trong ngành chịu mức kiểm soát tăng cường ở cửa khẩu. Hiện nay, hầu hết thị trường đều đưa ra cảnh báo dù chỉ một lô hàng vi phạm. Điều ấy sẽ ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của cả ngành hàng.

Hiện nay, cả nước mới chỉ có 7 nhóm mặt hàng đạt mốc xuất khẩu chục tỷ USD. Điều này đồng nghĩa, nếu rau quả gia nhập câu lạc bộ 10 tỷ USD thì sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, đại diện cho hình ảnh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Đã là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thiết nghĩ, cần có sự ứng xử chuyên nghiệp trong chuỗi giá trị xuất khẩu, từ sản xuất, chế biến, đóng gói đến đưa sản phẩm ra thị trường. Việc này chỉ có được nếu như hạn chế đến mức tối đa, dần xoá bỏ những “sự cố” không đáng có mà rau quả Việt Nam gặp phải như trường hợp của sầu riêng thời gian qua.

Năm 2024 chứng kiến xuất khẩu rau quả có bước “đại nhảy vọt”, đạt 7,12 tỷ USD, tăng 27,1% so với năm 2023. Với dư địa xuất khẩu còn rất lớn, đang mở ra chặng đường phát triển mới cho ngành hàng rau quả bứt phá trong thời gian tới, dự báo sẽ đạt mốc 10 tỷ USD vào năm 2027.
Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu rau quả

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ ban hành.
Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, trong đó, nhiều nhóm hàng ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Từ 31/3/2025, ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry,... được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Kết thúc quý I, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Tiền Giang, đạt gần 20 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

5 năm qua, thủy sản Việt không phát hiện nhiễm asen vô cơ, trước quy định mới của EU, chủ động thích ứng đang là việc mà ngành hàng này triển khai, thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Không chỉ Việt Nam mà Philippines cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch tả lợn, do vậy, nhu cầu vắc xin dịch tả lợn châu Phi tại Philippines rất cấp thiết.
Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Bức tranh xuất khẩu nông sản đầu năm 2025 có nhiều tín hiệu sáng. Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu mặt hàng này.
Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Brazil vừa là cơ hội để hai nước thâm nhập sâu hơn vào thị trường của nhau, vừa đặt nền tảng thúc đẩy hợp tác ASEAN-MERCOSUR
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 831/QĐ-BCT ngày 21/3/2025 thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc kinh doanh xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

So với cùng kỳ, hiện giá dừa tươi tăng 110-120%, trong khi dừa khô tăng 150%. Biến động mạnh của giá dừa tác động như thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Xuất khẩu rau quả liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay đặt ra bài toán cấp bách trong việc tái cấu trúc ngành hàng này.
Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Dù nông sản Gia Lai từng bước đã tiếp cận được với thị trường “khó tính” Nhật Bản, song dư địa cho các sản phẩm này vẫn còn rất lớn.
Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với Long An chiều 21/3, Bộ Công Thương đề nghị Long An tiếp tục phối hợp với Bộ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương hoàn thiện Thông tư về hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu 2025, đảm bảo minh bạch, tuân thủ cam kết WTO và phù hợp chính sách ngoại thương.
Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Trung Quốc quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn trong tháng 3/2025, tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam ở nhiều lĩnh vực.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng kiến nghị loạt giải pháp với An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Trung Quốc siết kiểm tra vàng O và Cadimi khiến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam chậm lại. Đây cũng là thời điểm sốc lại ngành hàng này sau thời gian tăng nóng.
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

2 tháng đầu năm, Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 7 của Singapore với kim ngạch gần 5,06 tỷ SGD (tăng 28,38%).
Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Việt Nam tuân thủ đúng các quy định của châu Âu về kiểm soát dư lượng trong hai lĩnh vực mật ong, thủy sản của EU.
Giá gạo Nhật Bản tăng

Giá gạo Nhật Bản tăng 'sốc', gạo Việt liệu có cơ hội?

Tại Nhật Bản, thiếu hụt nguồn cung đẩy giá gạo trong nước tăng cao. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, liệu đây có là cơ hội cho gạo Việt?
Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy

Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy

Na Uy là thị trường rất lớn cho sản phẩm tôm Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sẽ gia tăng kim ngạch thương mại thủy sản Việt Nam - Na Uy.
Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68%

Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68%

Hai tháng đầu năm 2025, giá trung bình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 6.763 USD/tấn, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2024.
Brazil tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Brazil tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Brazil cũng tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam với mức tăng 53,8% về lượng và 38,6% về trị giá so với năm 2023, đạt 50,5 nghìn tấn, trị giá 136,6 triệu USD.
Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Hai tháng đầu năm 2025, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,45 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ.
Mobile VerionPhiên bản di động