Xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,35 tỷ USD
Xuất xứ hàng hóa 10/05/2021 17:55 Theo dõi Congthuong.vn trên
Xuất khẩu rau, quả sang Bắc Âu: Chú trọng thị trường ngách Xuất khẩu rau quả trong quý I/2021 vẫn nhiều khó khăn |
Cụ thể, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 4 năm 2021 ước đạt 380 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,35 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021 với 64,7% thị phần. Xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong 3 tháng đầu năm 2021 đạt 610,8 triệu USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2020. Ba tháng đầu năm 2021, thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh nhất là Ucraina (gấp 6,97 lần). Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả giảm mạnh nhất là Arập Xê út (giảm 62,0%).
![]() |
6 tháng 2020: Xuất khẩu rau quả giảm 11,4% |
Cơ cấu các mặt hàng rau quả xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2021 gồm: Thanh long đạt 329,4 triệu USD, chiếm 34,1% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2020); xoài đạt 125,2 triệu USD, chiếm 12,9%, tăng 30,6%; chuối đạt 80 triệu USD, chiếm 8,3%, tăng 35,2%; dừa đạt 64 triệu USD, chiếm 6,6%, tăng 13,0%); mít đạt 57,6 triệu USD, chiếm 6,0%, tăng 63,8%; chanh đạt 32,4 triệu USD, chiếm 3,4%, tăng 0,8%; dưa hấu đạt 32,2 triệu USD, chiếm 3,3%, tăng 28,1%; …
Ở chiều ngược lại ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 4/2021 đạt 100 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2021 đạt 451,1 triệu USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Myanma là ba thị trường cung cấp rau quả nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021. So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu rau quả 3 tháng đầu năm 2021 từ Trung Quốc (tăng 59,6%), Hoa Kỳ (giảm 5,9%), Myanma (tăng 35,1%).
Riêng đối với thị trường Đài Loan trong bốn tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường này nhìn chung khá thuận lợi. Ngành hàng rau quả Việt Nam đã tăng xuất khẩu một số chủng loại, gồm: hạt macadamia, hạt óc chó, nhãn, xoài, chuối, me, dừa. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành.
Hiện, diễn biến dịch Covid-19 khá phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu hàng rau, củ, quả và sản phẩm chế biến của Việt Nam sang thị trường này. Tuy nhiên, quý II/2021 là thời điểm nắng nóng nên các loại trái cây, rau củ tươi hoặc đông lạnh được tiêu thụ khá mạnh. Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản dự báo, xuất khẩu hàng rau, củ, quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới do yếu tố mùa vụ. "Việt Nam đã khai thác tốt nhóm hàng rau củ và đang đẩy mạnh xuất khẩu nhóm quả và hạt. Thời gian tới, ngành rau quả Việt Nam cần chú trọng hơn đến nhóm quả và hạt vào thị trường Đài Loan, đây là nhóm hàng có lợi thế cạnh tranh và giúp gia tăng giá trị xuất khẩu", đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản khuyến nghị.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan

Doanh nghiệp ứng phó với phòng vệ thương mại: Chủ động, linh hoạt hơn

Hướng đến cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, theo chuẩn mực quốc tế

Ngành Logistics: Cơ hội “vàng” sau đại dịch
Tin cùng chuyên mục

Kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc số hóa chuỗi giá trị sản phẩm

Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt

Nhiều quy định mới về xuất xứ hàng hoá

Chủ động hơn nữa để tận dụng hiệu quả “đường cao tốc” EVFTA

Gỡ vướng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp

Tận dụng UKVFTA: Khi nào nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa?

Xuất khẩu giày dép sang EU tăng mạnh nhờ EVFTA

Rất ít C/O bị yêu cầu xác minh xuất xứ

Tránh gian lận trong xuất xứ hàng hóa

Đáp ứng quy tắc xuất xứ trong VJEPA: Điều kiện tiên quyết

Tận dụng ưu đãi từ các FTA: Dệt may vướng "bài toán" nguyên, phụ liệu

Xuất khẩu sang Hàn Quốc: Tận dụng hiệu quả C/O ưu đãi

Tận dụng cơ hội từ CPTPP: Cần nắm vững quy tắc xuất xứ hàng hóa

EVFTA: Linh hoạt xuất xứ với một số ngành hàng xuất khẩu

Cấp gần 1 triệu bộ C/O sang thị trường có FTA

Quý I/2021: Xuất khẩu cá tra tăng 0,6% so với cùng kỳ

Số C/O được cấp tăng cao, EVFTA tiếp tục được tận dụng hiệu quả

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong UKVFTA: Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại

Xuất khẩu tôm ở Cà Mau có nhiều tín hiệu khả quan sau dịch
