Thứ sáu 09/05/2025 18:56

Xuất khẩu phân bón tăng trưởng tốt

Sau khi suy giảm cả lượng và trị giá trong những tháng đầu năm 2018, xuất khẩu phân bón đã lấy lại “phong độ”. Theo đó, 8 tháng năm 2018, phân bón xuất khẩu sang các thị trường có lượng tăng trưởng đáng kể.

Đông Nam Á- thị trường xuất khẩu chủ lực

Tại thời điểm này, Đông Nam Á là thị trường có lượng phân bón nhập nhiều nhất từ thị trường Việt Nam, chiếm trên 60% tổng lượng xuất khẩu.Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tháng 8/2018 Việt Nam đã xuất khẩu 56,6 nghìn tấn phân bón các loại, thu về 19,7 triệu USD, giảm 27,2% về lượng và 28,1% trị giá so với tháng 7/2018. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 8/2018, Việt Nam đã xuất khẩu 611,5 nghìn tấn phân bón, đóng góp vào 200,6 triệu USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, chiếm 0,12% tỷ trọng.

Xuất khẩu phân bón đang trên đà tăng trưởng

Trong 8 tháng đầu năm 2018, Đông Nam Á là thị trường nhập khẩu nhiều phân bón từ thị trường Việt Nam, chiếm 68,1% tổng lượng phân bón xuất khẩu, đạt 416,6 nghìn tấn, trị giá 132,1 triệu USD, giảm 1,38% về lượng nhưng tăng 10,76% trị giá so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 8/2018,lượng phân bón xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt 40,6 nghìn tấn, trị giá 14 triệu USD, giảm 15,09% về lượng và 13,78% trị giá so với tháng 7/2018, nếu so sánh với tháng 8/2017 thì giảm 40,69% về lượng và 27,91% trị giá.

Thị trường lớn đứng thứ hai là Campuchia, đạt 32,7 nghìn tấn, trị giá 11,6 triệu USD trong tháng 8/2018, giảm 13,42% về lượng và 13,88% trị giá so với tháng 7/2018, tính chung 8 tháng đầu năm 2018, lượng phân bón xuất sang thị trường Campuchia đạt 259,8 nghìn tấn, trị giá 90,4 triệu USD, tăng 6,75% về lượng và 15,65% trị giá so với cùng kỳ. Kế đến là các thị trường Malaysia, Philippines, Lào, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan.

Đáng chú ý, trong tháng 8/2018, thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam có thêm thị trường Angola tuy lượng xuất chỉ đạt trên 1 nghìn tấn, trị giá 522,8 nghìn USD. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 8/2018, Việt Nam đã xuất 1,5 nghìn tấn phân bón sang thị trường này, đạt 797,9 nghìn USD, tăng gấp 3,29 lần về lượng (tức tăng 298%) và 4,11 lần trị giá (tức tăng 311,75%), mặc dù giá xuất bình quân chỉ tăng 3,45% đạt 500 USD/tấn.

Nhìn chung, 8 tháng đầu năm 2018 lượng phân bón nhập khẩu từ các thị trường phần lớn đều tăng trưởng, số này chiếm tới 55,6% và ngược lại suy giảm chỉ chiếm 44,4%, trong đó xuất sang thị trường Hàn Quốc giảm mạnh, giảm 55,76% về lượng và 19,66% trị giá, tương ứng với 21,5 nghìn tấn; 7,08 triệu USD. Kế đến là Thái Lan giảm 44,26% về lượng và 43,81% trị giá, chỉ với 8,7 nghìn tấn; 2,5 triệu USD.

Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu

Một trong những doanh nghiệp đã có 16 năm xuất khẩu phân bón sang Campuchia, lãnh đạo Công ty CP Phân bón Bình Điền chia sẻ, xuất khẩu phân bón đã tăng trở lại là do nhiều loại hàng chủ lực như: Ure, NPK… sản xuất trong nước, không những đã đủ đáp ứng cho nhu cầu nội địa mà còn dư thừa. Chính vì vậy công ty đã từng bước đẩy mạnh đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phân bón Đầu Trâu xâm nhập sâu vào thị trường Campuchia. Từ mức tiêu thụ 2 ngàn tấn năm 2002, đến nay sản lượng tiêu thụ đã tăng lên con số trên 100 ngàn tấn/năm. Từ vài tỉnh ven biên giới giáp Việt Nam cho đến thời điểm này, phân bón Đầu Trâu đã có mặt, duy trì lượng tiêu thụ ổn định tại 26/26 tỉnh thành Campuchia, đem về trên 50 triệu USD cho đất nước.

Bên cạnh đó, Bình Điền đặc biệt quan tâm tới chất lượng phân bón, theo đó, công ty đã tập trung các nguồn lực cùng với các nhà khoa học để chuyển giao thành công các tiến bộ khoa hoạc kỹ thuật tiên tiến, các kỹ thuật canh tác hiện đại, nâng cao trình độ canh tác cho nhà nông Campuchia, qua đó góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản hướng tới xuất khẩu bền vững.

Hay như Công ty Dap Vinachem với sản phẩm phân bón DAP đã có mặt ở các thị trường trong khu vực và trên thế giới như Indonesia, Philippines, Myanmar, Campuchia, Malaysia và New Zealand…

Không chỉ có Bình Điền, Dap Vinachem, Đạm Phú Mỹ cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu ure Phú Mỹ sang thị trường Malaysia, Myanmar, Thái Lan - những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn về chất lượng, tính cạnh tranh về giá cũng như đa dạng trong đóng gói.

Để cơ cấu lại sản sản xuất và tập trung cho xuất khẩu, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cho rằng, cần chủ động đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh. Cụ thể, các doanh nghiệp cần tập trung vào một số giải pháp điều hành sản xuất, kinh doanh linh hoạt để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có; nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới, điều chỉnh tăng tỷ trọng các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng lớn trong cơ cấu sản phẩm hướng tới xuất khẩu có hiệu quả.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bình ổn thị trường phân bón

Tin cùng chuyên mục

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025