Xuất khẩu ớt sang Nhật Bản

Với trang trại rộng 11ha, ông Lê Văn Cường chỉ trồng các loại rau, quả theo đơn đặt hàng và xuất sang Nhật Bản mỗi năm từ 600 đến 800 tấn ớt ngọt cấp đông.

le-van-cuong-1559-1431832365.jpg

Ông Lê Văn Cường bên vườn ớt sừng ngọt.

Suốt mấy tháng qua, nông dân nhiều tỉnh thành lao đao vì nhiều loại nông sản như ớt, dưa hấu, thanh long, hành tây, cà chua, cà rốt, hành tím… thừa ế, rớt giá, bị ép giá đến mức phải đổ bỏ hoặc làm thức ăn cho gia súc. “Nguyên nhân là do nông dân vẫn giữ thói quen bán những thứ mình có chứ không nắm bắt được nhu cầu thị trường”, ông Lê Văn Cường (Đà Lạt) nói.

Cách đây hơn 2 thập niên, khi đa số nông dân Đà Lạt còn sử dụng phân xác mắm để bón cho cây trồng, ông Cường đã tiếp cận với công nghệ trồng rau sạch nhờ làm việc cho công ty nước ngoài đầu tiên đầu tư trồng rau hoa công nghệ cao tại thành phố. Từ đó, ông dần nắm rõ kỹ thuật trồng cây trong nhà lưới, nhà kính; quy trình chăm sóc cây bằng hệ thống tưới nhỏ giọt và bón phân hoàn toàn tự động…

Mong muốn xây dựng thương hiệu rau công nghệ cao thuần Việt, ông Cường rời công ty nước ngoài để mở trang trại riêng rồi thành lập Công ty TNHH Đà Lạt GAP (Đà Lạt GAP). Từ vài ha ban đầu, đến năm 2008, ông đã mở rộng diện tích trang trại tại thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương (vùng giáp ranh với Đà Lạt) lên 11ha. Phần lớn diện tích này được phủ nhà lưới, nhà kính, trang bị hệ thống máy móc công nghệ Hà Lan với vốn đầu tư hơn 2 tỷ đồng một ha.

Tại đây, ông và những nông dân liên kết chỉ trồng các loại rau, quả theo đơn đặt hàng với giá nông sản trong hợp đồng ổn định 6 tháng. Các hộ nông dân liên kết với ông như Tô Quang Dũng, Tô Quang Việt… luôn biết trước giá nông sản sẽ được thu mua. Nếu tuân thủ quy trình sản xuất ông đã chuyển giao, họ sẽ bán được rau quả với giá tốt; không có tình trạng được giá mất mùa, được mùa mất giá.

Đối tác Nhật Bản sau khi đến tận nơi khảo sát, kiểm tra quy trình sản xuất đã chấp thuận nhập loại ớt sừng ngọt (Bull’s horn Capsicum) cấp đông của Đà Lạt GAP với số lượng lớn, ban đầu 200 – 300 tấn một năm, sau đó nâng dần lên 600-800 tấn một năm. Gần đây đối tác Nhật Bản đề nghị tăng thêm số lượng nhưng Đà Lạt GAP chưa thể đáp ứng.

“Các nhà kính trồng ớt xuất khẩu được che chắn rất cẩn thận không để chó, mèo hoặc động vật hoang dã xâm nhập. Ôtô cũng không được đến gần. Nếu khói ô tô xịt vào trái ớt, đối tác kiểm định phát hiện ra chì thì mệt mỏi lắm. Họ sẽ cấm hàng của mình vào Nhật Bản, thiệt hại tính bằng triệu đô chứ không ít”, ông Cường nói.

Ngoài ra, ông còn thuê chuyên gia từ Hà Lan sang trang trại để trực tiếp hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật cho hàng chục kỹ sư và công nhân về quy trình trồng dâu tây và cà chua vô hạn, loại cà có thân dài trên 15m, cho thu hoạch suốt 9 tháng với năng suất từ 240 - 280 tấn một ha mỗi vụ, cao gấp 4 - 5 lần so với phương pháp canh tác bình thường.

“Chúng tôi sản xuất theo quy trình làm rau sạch nên chất lượng đảm bảo, không sợ bẩn và nhiễm thuốc trừ sâu”, vị này cho biết. Tiêu chuẩn Global GAP yêu cầu người sản xuất phải thiết lập hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu chuẩn bị xuống giống đến khi thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Phải lập hồ sơ theo dõi, ghi chép từng công đoạn để phòng ngừa khi xảy ra sự cố ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép thì có thể truy nguyên được nguồn gốc.

Theo Tiền Phong
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.

Tin cùng chuyên mục

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025.
Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu đang tăng trưởng mạnh và đây được đánh giá là xu hướng không thể đổi khác trong hoạt động xuất khẩu cà phê.
Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam khi giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD.
Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong 11 tháng đạt gần 1,98 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, tăng 19,6% về lượng, nhưng giảm 3% kim ngạch so với cùng kỳ.
Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay. Con số 8 tỷ USD dự báo sẽ đạt được trong năm 2025.
Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Để tận dụng tốt hơn EVFTA và đáp ứng các quy định xanh hóa của EU, không còn cách nào khác ngoài việc nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu thay vì làm gia công.
Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Thuỵ Điển được đánh giá là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này ngày càng tăng cao thời gian gần đây.
Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

11 tháng, Việt Nam xuất khẩu trên 1,57 triệu tấn phân bón, tương đương gần 644,46 triệu USD, tăng 13,7% về khối lượng, tăng 11,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Từ con số chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, xuất khẩu dừa đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động