Thứ năm 15/05/2025 02:46

Xuất khẩu nông sản sang UAE: Giá phải hấp dẫn

UAE có nhu cầu cao với các loại nông sản nhưng thị trường này yêu cầu tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cao, đặc biệt giá thành đòi hỏi rất cạnh tranh.

Trả lời kiến nghị của Sở Công Thương Sơn La về việc đề nghị cung cấp thông tin về quy định, tiêu chuẩn, các vấn đề cần lưu ý và những khó khăn thách thức khi xuất khẩu nông sản nói chung, xoài, cà phê, chè nói riêng sang thị trường UAE, Thương vụ Việt Nam tại UAE thông tin, lĩnh vực nông nghiệp của UAE chỉ chiếm 0,9% trong cơ cấu kinh tế của nước này, do đó, UAE hầu như phải phụ thuộc vào nhập khẩu trái cây, nông sản, thực phẩm… để đáp ứng nhu cầu trong nước và tái xuất khẩu.

Cà phê - một trong số các nông sản của Việt Nam được xuất khẩu sang UAE

Do đó, UAE hầu như không có rào cản thương mại đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nói trên. Tuy nhiên, các sản phẩm khi nhập khẩu vào UAE phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là về hàm lượng hóa chất, thuốc trừ sâu trên sản phẩm không được phép vượt quá mức quy định. Ngoài ra, đối với nhóm thực phẩm và đồ uống, mỹ phẩm … cần phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn Halal.

Mặt khác, UAE là thị trường mở, nên có thuận lợi là nhu cầu nhập khẩu nhiều loại sản phẩm để phục vụ tiêu dùng trong nước mà không bị hạn chế hay cấm. Tuy nhiên, khó khăn và thách thức đối với sản phẩm của Việt Nam là cạnh tranh về giá rất cao.

Các nhà nhập khẩu, phân phối và hệ thống siêu thị tại UAE hiện có nhiều nhà cung cấp từ nhiều quốc gia khác nhau cho cùng một loại sản phẩm, do đó, những sản phẩm như xoài, cà phê, chè của Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm cùng loại của Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Thái Lan,….

Qua trao đổi với các nhà nhập khẩu, Thương vụ Việt Nam tại UAE lưu ý, khi xem báo giá cho cùng một sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau, họ sẽ chỉ chọn nhà cung cấp có báo giá thấp nhất. Do đó, nếu nhà cung cấp nào báo giá cao là bị loại ngay.

Ngoài ra, Việt Nam cũng gặp thách thức bởi chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang UAE cao hơn so với cước phí từ các nước có vị trí địa lý gần UAE hơn.

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - UAE 7 tháng năm 2023 ước đạt trên 2,66 tỷ USD, giảm 8,98% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng phi dầu khí của Việt Nam sang UAE ước đạt 2,26 tỷ USD, giảm 16,05%; tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ UAE đạt trên 410 triệu USD, tăng mạnh 70,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 7 tháng năm 2023, Việt Nam ước ghi nhận mức thặng dư thương mại lớn đối với UAE, ước đạt trên 1,85 tỷ USD.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Hải quan khu vực II cảnh báo thủ đoạn buôn lậu mới

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam