Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Tính chuyện đường dài
Thị trường Thứ sáu, 11/03/2022 - 11:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tin vui đối với trái ớt tươi
Tin vui đối với nông sản Việt Nam khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới đây ra thông báo về việc chấp thuận cho 5 doanh nghiệp sản xuất ớt tươi của Việt Nam được đăng ký để tiến hành hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc kể từ ngày 3/3/2022. Đây là 5 doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu chính ngạch trở lại, sau một thời gian Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu ớt tươi của các doanh nghiệp Việt Nam.
![]() |
Cần đẩy mạnh sang xuất khẩu chính ngạch |
Theo thông báo của cơ quan chức năng Trung Quốc, sản phẩm ớt tươi Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải bảo đảm yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước này, các lô hàng ớt tươi đều phải được xử lý kiểm dịch bởi các đơn vị chức năng của Việt Nam hoặc cơ sở do đơn vị chức năng của Việt Nam ủy quyền; đồng thời, chú thích rõ các tham số kỹ thuật liên quan trong chứng thư kiểm dịch thực vật.
Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết - từ năm 2020, cả hai thị trường lớn tiêu thụ ớt Việt Nam là Trung Quốc và Malaysia tạm ngưng nhập khẩu ớt do vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đến tháng 5/2021, sau quá trình đàm phán, hai thị trường này đã đồng ý mở cửa lại đối với mặt hàng ớt, tuy nhiên phải đáp ứng một số điều kiện.
Trong đó, điều kiện tiên quyết là phải thực hiện cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói ớt xuất khẩu, chỉ sử dụng các thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, tuân thủ thời gian cách ly để đảm bảo dư lượng thuốc không vượt quá quy định của thị trường nhập khẩu. Các yêu cầu này rất khó đáp ứng được trong thời gian ngắn nên bà con nông dân các vùng trồng ớt đều trông chờ thương nhân mậu biên xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch.
Theo Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và Kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến ngày 1/3, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp 1.776 mã sản phẩm nông sản, thực phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường này.
Trong bối cảnh Trung Quốc siết chặt các hoạt động kiểm dịch xuất nhập khẩu hàng hóa, nhất là tại các cửa khẩu ở khu vực biên giới để phòng, chống dịch Covid-19, việc nghiên cứu, đáp ứng các quy định mới để được cấp mã xuất khẩu chính ngạch, được coi là hướng đi tất yếu để khai thác tốt thị trường tiêu dùng Trung Quốc.
Đồng bộ các giải pháp
Phát triển thị trường là một chuyện nhưng để có nông sản đáp ứng được yêu cầu lại là câu chuyện khác. Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho hay, hiện các bộ, ngành liên quan định kỳ làm việc với phía bạn, một số mặt hàng chưa nằm trong Nghị định thư. Phía bạn cũng đồng ý quan điểm hai bên sẽ ngồi lại để mở rộng thêm mặt hàng nông sản để xuất khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ nhiều khi tìm kiếm, khơi thông được thị trường nhưng lại không có sản phẩm đáp ứng với tiêu chuẩn của thị trường đó. “Đối với các bộ, ngành Trung ương, có chức năng tìm kiếm và phát triển thị trường, nhưng các địa phương cần đồng hành để có nông sản, sản phẩm đáp ứng được chuẩn mực của thị trường đó” - ông Lê Minh Hoan đề xuất.
Theo bà Đoàn Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, xuất khẩu tiểu ngạch đang chiếm ưu thế, doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu tiếp xúc với các đầu mối trung gian nên không có hợp đồng. Việc chuyển mạnh từ tiểu ngạch sang chính ngạch vẫn còn nhiều khó khăn như tập quán sản xuất, xuất khẩu, chất lượng hàng hóa, thói quen mua bán của cư dân biên giới...
“Chúng ta cần nhìn vào định hướng phát triển nông nghiệp và định hướng thị trường của Trung Quốc để có lộ trình phù hợp. Từ 90% xuất khẩu tiểu ngạch không thể chuyển ngay thành 100% chính ngạch mà phải có lộ trình và kế hoạch căn cơ. Việc xây dựng lộ trình này là cấp bách” - bà Đoàn Thu Hà nhấn mạnh.
Hiện Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thành lập tổ nghiên cứu chính sách, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách để chuyển mạnh từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch đối với các mặt hàng nông sản hiện đang chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Đây sẽ là giải pháp quan trọng, căn cơ để các địa phương rà soát lại các tiêu chí, vùng trồng, sản lượng tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, để cân đối giữa quy mô và thị trường tiêu thụ.
Nhu cầu của đất nước 1,4 tỷ dân đối với các loại nông sản, thực phẩm là rất lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường Trung Quốc, từ đó thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông sản Việt Nam. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh lên tiếng về thông tin tiêm vắc xin Covid-19 hết hạn cho học sinh

Thị trường hàng hoá ngày 26/5: Nhóm nguyên liệu tăng gấp rưỡi

Giá dầu thô ngày hôm nay 26/5: Tăng nhẹ trở lại

Giá lợn hơi hôm nay 26/5: Đồng loạt điều chỉnh tăng

Giá tiêu hôm nay 26/5: Giới đầu cơ liên tục bán ra, thị trường giảm 500 – 1.000 đồng/kg
Tin cùng chuyên mục

Giá lúa gạo hôm nay 26/5: Đơn hàng lạc quan giữ giá gạo xuất khẩu ổn định

Giá vàng hôm nay 26/5: Vàng giảm mạnh xuống dưới 70 triệu/lượng

Giá dầu thô hôm nay ngày 25/5: Thị trường biến động mạnh

Giá lúa gạo hôm nay 25/5: Giá lúa Hè thu ở mức thấp

Giá tiêu hôm nay 25/5: Đồng loạt giảm thêm 1.500 đồng/kg

Giá lợn hơi hôm nay 25/5: Tiếp tục giảm tại nhiều địa phương

Giá vàng hôm nay 25/5: Giá vàng đi quanh mức 69 triệu đồng

Giá dầu thô hôm nay 24/5: Có dấu hiệu đảo chiều

Giá lợn hơi hôm nay 24/5: Biến động trái chiều tại khu vực miền Nam

Giá tiêu hôm nay 24/5: Ổn định, nhiều tỉnh được hỗ trợ bảo hiểm về cây hồ tiêu

Giá lúa gạo hôm nay 24/5: Giá chững, nhu cầu mua lúa khô chậm

Giá vàng hôm nay 24/5: Vàng duy trì đà tăng

MM Mega Market Việt Nam khai trương Kho Sa Pa

Dư địa nào để kiềm chế lạm phát?

Yếu tố “thổi bùng” giá đường, cao su và nhóm kim loại công nghiệp tuần qua

Thị trường hàng hoá ngày 23/5: Các mặt hàng kim loại đồng loạt bứt phá

Giá dầu thô hôm nay ngày 23/5: Nhu cầu tăng, nguồn cung thắt chặt

Giá lúa gạo hôm nay 23/5: Giao dịch chậm phiên đầu tuần

Giá tiêu hôm nay 23/5: Nguồn cung dư, giá tiêu trong nước ổn định, xuất khẩu giảm
