Tiêu điểm

Xuất khẩu mía sang Trung Quốc: Cơ hội thoát nghèo?

Nhiều năm trở lại đây, diện tích mía ở  nhiều huyện miền núi giáp biên giới của tỉnh Cao Bằng không ngừng tăng lên, bởi lẽ nó đã trở thành một trong những cây trồng mang lại thu nhập ổn định cho đồng bào người dân tộc.
Xuất khẩu mía sang Trung Quốc: Cơ hội thoát nghèo?
Cây mía góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo

Hợp tác về phương án xuất khẩu mía nguyên liệu

Cuối năm 2014, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng đón nhận tin vui khi UBND huyện Hạ Lang và huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác về phương án xuất khẩu mía nguyên liệu năm 2014 và kế hoạch năm 2015. Theo đó hai Công ty cổ phần Thương mại huyện Hạ Lang và Công ty TNHH Mậu dịch Đối ngoại Tam Khánh (Trung Quốc), sẽ chịu trách nhiệm thực hiện việc xuất khẩu mía từ Hạ Lang sang Long Châu qua cửa khẩu Bí Hà, xã Thị Hoa. Giá mía là 260 Nhân dân tệ (tương đương 890.000 đồng)/tấn, trừ tạp chất 2%; phương thức thanh toán sau 30 ngày; thời gian thu mua từ ngày 29/12/2014. Đồng thời đã chỉ đạo các ngành chức năng tạo mọi điều kiện để vận chuyển, xuất khẩu mía cho người dân được thuận lợi.

Ngay sau đó, người dân đã được tham dự hội nghị khách hàng vụ mía năm 2014 do Ban Chỉ đạo Phát triển vùng mía nguyên liệu xuất khẩu huyện Hạ Lang phối hợp với Công ty Thương mại tổng hợp huyện tổ chức. Bên cạnh việc được phổ biến các thông tin, quy trình xuất khẩu mía thông qua các công đoạn: Phân phát phiếu chặt mía, vận chuyển mía, thanh toán tiền..., người dân còn được nghe về kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu mía mùa vụ 2015.

Mặc dù, giá mía xuất khẩu năm 2014 giảm 40 Nhân dân tệ/tấn so với năm 2013, tuy nhiên theo ông Thanh Trọng Dũng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng, thì mức giá này vẫn còn chấp nhận được, bởi lẽ thị trường mía đường trong nước cũng đang gặp khó khăn. Hiện ở Cao Bằng chỉ có một nhà máy đường duy nhất của Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng tại Phục Hòa. Theo báo cáo của công ty thì năng suất ép bình quân đạt khoảng 1.676 tấn/ngày với sản lượng mía ép 201.836 tấn. Như vậy với sản lượng mía trên toàn tỉnh còn dôi dư khá nhiều. Do đó việc xuất khẩu mía sang Trung Quốc sẽ góp phần giảm bớt áp lực cho người dân.

Tạo cơ hội thoát nghèo

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng, niên vụ 2014 - 2015, diện tích mía trồng mới toàn tỉnh Cao Bằng là 1.792 héc-ta, đạt 83,3% kế hoạch, nâng diện tích trồng mía lên khoảng trên 4.500 héc-ta. Với năng suất bình quân đạt từ 62 - 64 tấn/héc-ta, mỗi năm sản lượng mía đạt gần 300.000 tấn.

Trên thực tế, mía là cây trồng chủ lực của nhiều huyện miền núi như Phục Hòa, Hạ Lang, Quảng Uyên. Mặc dù Cao Bằng có diện tích đến 90% là đồi núi, đất cho sản xuất nông nghiệp, nhất là lúa nước rất hạn chế do địa hình, nguồn nước không thuận lợi. Trong khi đó mía, ngô, sắn là các loại cây rất dễ trồng và cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa.

Ông Đàm Văn Sàu - Phó phòng Nông nghiệp huyện Phục Hòa cho biết, nhiều năm trở lại đây, cuộc sống của đồng bào dân tộc ở Phục Hòa đã khá hơn trước nhờ cây mía, cây sắn. Ngoài việc cung cấp cho nhà máy đường trên địa bàn, mía còn được xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây cũng là hướng đi giúp người dân thoát nghèo. Tuy nhiên, để mở rộng và duy trì diện tích trồng mía, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, không chỉ về giống, vốn, kỹ thuật mà còn phải có chiến lược thị trường đầu ra.

Có thể thấy, việc trồng mía theo hướng sản xuất hàng hóa không chỉ giúp bà con đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng có việc làm, thu nhập ổn định, tạo cơ hội vươn lên thoát nghèo, tránh được nhiều hệ lụy khác như người dân bỏ sang Trung Quốc làm thuê, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại... Đồng thời góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc sinh sống ở vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Đình Dũng - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao