Xuất khẩu lương thực thực phẩm sang thị trường Hồi giáo: Cơ hội cho Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng tỷ đô

Nhu cầu toàn cầu trị giá tới 1,93 triệu tỷ USD về thực phẩm Halal (dành cho người Hồi giáo) mới chỉ được đáp ứng xấp xỉ 10%. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu nếu biết tận dụng những lợi thế tài nguyên và chủ động trong việc thực hiện thủ tục đảm bảo chất lượng hàng hóa.    

Tiềm năng dồi dào

Theo con số gần đây nhất được Diễn đàn Halal Thế giới công bố, giá trị trao đổi thương mại toàn cầu tính riêng cho nhóm hàng thực phẩm Halal đạt khoảng 661 tỷ USD và nếu tính cả nhóm sản phẩm phi thực phẩm và dịch vụ Halal khác thì con số này sẽ đạt từ 1,2 đến 2 nghìn tỷ USD một năm.

xuat khau luong thuc thuc pham sang thi truong hoi giao co hoi cho viet nam tham gia vao chuoi cung ung ty do

Dự báo tới năm 2025, thực phẩm có dấu chứng nhận Halal (thực phẩm Halal) sẽ chiếm 20% tổng giá trị thực phẩm tiêu thụ trên toàn thế giới. Do vậy, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Hồi giáo là một hướng đi có tiềm năng của các quốc gia có thế mạnh trong sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, trong đó có Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Ramlan Osman, Giám đốc kinh doanh Công ty Vietnam Halal Center cho biết, các thị trường lớn tiêu thụ thực phẩm Halal như Malaysia, Indonexia, Brunay và Trung Đông đều rất đang quan tâm đến các sản phẩm của Việt Nam. Bởi Việt Nam có lợi thế về nguồn nông nghiệp như cacao, café, gạo, lúa mạch, các sản phẩm từ biển, thủy hải sản, gia vị, đậu hạt, rau củ quả... hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu thực phẩm của người Hồi giáo.

Theo đánh giá của công ty, nguồn cung ứng của Việt Nam về các sản phẩm tiềm năng cho Halal mới chỉ đạt 10,5 tỷ USD. Hiện tại, mỗi năm nước ta có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với các sản phẩm chủ yếu là hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đồ ăn chay và dược phẩm. Trong khi đó, nhu cầu của các quốc gia trong Tập đoàn Hợp tác Hồi giáo (OIC) cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là 34,1 tỷ USD. Như vậy phần thị trường 23,4 tỷ USD đang hoàn toàn bị các doanh nghiệp bỏ rơi.

“Vừa qua, khảo sát của Công ty Vietnam Halal Center tại các công ty sản xuất lúa gạo lương thực thực phẩm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có không ít doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu lớn và chất lượng hoàn toàn có thể đạt được chứng nhận yêu cầu xuất khẩu của Halal. Vì thế, chúng tôi cảm thấy rất tiếc khi các doanh nghiệp Việt đang bỏ ngỏ thị trường thực phẩm cho người Hồi giáo” – ông Ramlan Osman chia sẻ.

Cần sự chủ động của doanh nghiệp

Ông Phạm Thiết Hòa – Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) cũng cho biết, với 1/4 dân số trên thế giới, 1/2 dân số ASEAN là người Hồi giáo, ngành công nghiệp Halal, tức ngành cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hợp chuẩn cho người Hồi giáo, thực sự trở thành ngành công nghiệp quan trọng, còn nhiều tiềm năng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới. Đây chính là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm tận dụng triệt để cơ hội tăng xuất khẩu.

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất khiến doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng là việc đáp ứng các sản phẩm, dịch vụ hợp chuẩn do vướng chứng nhận Halal - tiêu chuẩn Halal. Ông Ramlan Osman cho rằng thị trường dành cho người Hồi giáo không đòi hỏi sản phẩm đáp ứng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật cao như Mỹ, Châu Âu. Các doanh nghiệp nào đã được cấp chứng chỉ HACCP hoặc ISO 22000:2005 sẽ dễ dàng hơn trong việc được cấp chứng chỉ Halal. Đặc biệt, chứng nhận Halal không đề cập các yếu tố về mặt kỹ thuật, tức là không yêu cầu về chất lượng, chỉ yêu cầu quá trình sản xuất, nguyên vật liệu phải đáp ứng các yêu cầu về Halal mà thôi. Như vậy, việc chứng thực Halal khác với việc chứng thực các tiêu chuẩn khác ở chỗ nó không mang nhiều ý nghĩa về mặt quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm mà nó mang ý nghĩa chủ yếu về mặt tôn giáo. Và người Hồi giáo thường mua sản phẩm nếu đáp ứng 2 yêu cầu bắt buộc là có dấu Halal và có ngôn ngữ thân thiện với ngôn ngữ của họ.

xuat khau luong thuc thuc pham sang thi truong hoi giao co hoi cho viet nam tham gia vao chuoi cung ung ty do

Trên thế giới hiện có khoảng 300 tổ chức cấp chứng nhận Halal nhưng chỉ có 122 tổ chức được công nhận là thành viên của Liên minh Halal Quốc tế IHIA. Tại Việt Nam cũng đã có Trung tâm kiểm tra, đánh giá cấp Chứng nhận Halal cho các sản phẩm xuất khẩu vào thế giới Hồi giáo được công nhận là thành viên của IHIA – Halal Việt Nam (HVN).

Theo ông Hòa để tiến tới sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn Halal theo nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp cần chủ động đáp ứng trước các tiêu chuẩn Halal để khi có đơn hàng, việc xin giấy chứng nhận sẽ nhanh chóng, dễ dàng hơn

Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp cận đúng đắn các quy định thương mại của các nước Hồi giáo nói chung và tránh nhầm lẫn về khái niệm Halal. Chẳng hạn như phần đông các doanh nghiệp đều nghĩ rằng 100% đồ chay chính là sản phẩm Halal, hay là sản phẩm không thịt mỡ, thịt heo thì có thể bán và sử dụng ở thị trường Hồi giáo. Đây là cách hiểu chưa chính xác, các doanh nghiệp nên tìm hiểu chi tiết hơn để tiếp cận đúng đắn các quy định thương mại của các nước Hồi giáo.

Ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc IPTC:

Thị trường cho người Hồi giáo là một trong những thị trường rất lớn, được xem là một cụm thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới hiện nay và có ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có một chiến lược riêng cho từng thị trường đạo Hồi.

Thu Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024.
Miến dong Nhân Đức: Vị miền núi Phù Yên trên Sàn Việt

Miến dong Nhân Đức: Vị miền núi Phù Yên trên Sàn Việt

Bên cạnh việc tham gia chương trình OCOP, miến dong Nhân Đức còn lựa chọn Sàn Việt làm bệ phóng cho hành trình chinh phục thị trường trên cả nước.
Măng trúc muối ớt Háng Đồng: Vị Tây Bắc trên Sàn Việt

Măng trúc muối ớt Háng Đồng: Vị Tây Bắc trên Sàn Việt

Măng trúc muối ớt hợp tác xã Háng Đồng, đặc sản Tây Bắc, ghi dấu ấn mạnh mẽ trên Sàn Việt, nhanh chóng vươn xa toàn quốc với lượng đơn hàng vượt trội.
Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Phở sắn nguyên chất Caromi trên sàn thương mại điện tử Sàn Việt không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động giải quyết bài toán đầu ra mà còn mở ra hướng đi mới.
Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Theo Cục Xuất nhập khẩu, số lượng C/O ưu đãi được cấp giai đoạn từ 2020 đến nay tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dự kiến, năm 2024 tăng 18% so với năm ngoái.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.
Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Đưa nông sản tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử Sàn Việt không chỉ giúp nông dân chủ động giải quyết bài toán đầu ra mà còn mở ra một hướng đi mới, hiệu quả.
Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Nhiều nông dân ở Long An đã trở thành "doanh nhân nông nghiệp" nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thương mại điện tử.
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Bộ Công Thương ban hành quyết định rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú, An Giang đang được phân phối rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử uy tín như Sàn Việt, mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi và tin cậy.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt vừa được khai mạc. Đây là một trong 10 chương trình chính của Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Bộ Công Thương quyết định rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/tháng. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường bán buôn bán lẻ trực tuyến.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Theo thông báo, EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon. Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng tải các bản câu hỏi điều tra.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston xây dựng kế hoạch nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư tại Hoa Kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động