Thứ hai 12/05/2025 00:01

Xuất khẩu LNG của Nga sang nước láng giềng phía Nam tăng đột biến

Trong tháng 1 đến tháng 7 năm 2023, Gruzia đã mua tổng khối lượng LNG của Nga đạt 31.500 tấn so với 21.840 tấn trong tháng 1-tháng 7 năm 2022.

Trong 7 tháng đầu năm nay, nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga sang Gruzia đã tăng 44,2% so với cùng kỳ năm ngoái, Liên minh các nhà nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ Gruzia báo cáo hôm thứ Hai.

Cụ thể, trong tháng 1 đến tháng 7 năm 2023, Gruzia đã mua tổng khối lượngLNG của Nga đạt 31.500 tấn so với 21.840 tấn trong tháng 1-tháng 7 năm 2022. Tỷ trọng nhập khẩu LNG của Gruzia vào Ngachiếm tới 99,6%.

Liên minh cũng báo cáo rằng nhập khẩu dầu bitum từ Nga tăng 22,2% lên 61.100 tấn trong cùng kỳ.

Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nhà xuất khẩu nhựa đường lớn nhất sang quốc gia Kavkaz, chiếm lần lượt 44,4%, 31,7% và 21,4% lượng nhập khẩu. Georgia cũng mua nhựa đường từ Azerbaijan (2,3%) và Turkmenistan (0,2%).

Ảnh minh họa: RT.

Một cách riêng biệt, Văn phòng Thống kê Quốc gia Georgia (GeoStat) báo cáo rằng kim ngạch thương mại với Nga đã vượt quá 1,5 tỷ USD trong bảy tháng đầu năm 2023, đánh dấu mức tăng trưởng 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu sang Nga đạt khoảng 416,2 triệu USD, tăng 26,2%, trong khi nhập khẩu tăng 24,2% lên khoảng 1,08 tỷ USD. Nga là đối tác thương mại lớn thứ hai của Georgia sau Thổ Nhĩ Kỳ.

GeoStat cho biết thêm rằng khối lượng xuất khẩu rượu vang sang Nga đã tăng 35,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên hơn 36.500 tấn trong 7 tháng đầu năm 2023. Về mặt tiền tệ, xuất khẩu rượu vang của Gruzia sang Nga đạt tổng cộng 99,2 triệu USD.

Lệnh cấm của phương Tây đối với việc xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga bằng đường biển đã dẫn đến một cuộc cải tổ nguồn cung dầu toàn cầu, khiến Moscow phải xoay trục xuất khẩu sang châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latin.

Trong phiên giao dịch ngày 21/8, giá dầu thô tăng cao do nguồn cung thắt chặt hơn sau khi Saudia Arabia và Nga giảm xuất khẩu và giá dầu đốt tăng vọt.

Dầu thô Brent đã tăng giá 76 cent lên mức 85,56 USD/thùng vào lúc 10h47 GMT, trong khi dầu thô WTI của Mỹ cũng nhích giá 85 cent lên 82,1 USD/thùng. Ngoài ra, hợp đồng tương lai dầu WTI giao tháng 10 đã tăng 78 cent lên 81,44 USD/thùng.

Tuần trước, cả dầu thô Brent và WTI đã chặt đứt chuỗi 7 tuần tăng giá liên tiếp để quay đầu giảm 2% do giới giao dịch lo ngại tăng trưởng kinh tế chậm chạp của Trung Quốc sẽ tác động xấu đến nhu cầu dầu mỏ trong khi chu kỳ tăng lãi suất của Mỹ vẫn chưa kết thúc.

www.congluan.vn
Bài viết cùng chủ đề: Liên bang Nga

Tin cùng chuyên mục

PVEP kiên định đường lối, giữ vững vai trò chủ lực trong ngành dầu khí

Giá dầu giảm mạnh: Cơ hội vàng cho ngành lọc hóa dầu Việt Nam

Bước tiến lớn của Ai Cập trong ngành dầu khí

Giá dầu giảm khi nhà đầu tư vẫn lo ngại về thuế

Sau sắp xếp, Petrovietnam sẽ thành lập một đơn vị mới để thực hiện dự án đặc biệt

Dự báo giá dầu năm 2025/2026 có nguy cơ giảm

Giá dầu tăng khi Mỹ hủy giấy phép của Chevron tại Venezuela

Petrovietnam nộp ngân sách 'khủng' ngay tháng đầu năm 2025

Thuế quan Trung Quốc sẽ cản trở xuất khẩu LNG của Mỹ?

Petrovietnam bứt phá trong kỷ nguyên năng lượng mới

Bộ Công Thương kiểm tra nguồn cung xăng dầu Tết Ất Tỵ

Petrovietnam muốn 'bắt tay' các đối tác Czech phát triển năng lượng

Kiến nghị chỉnh sửa quy định ứng phó sự cố tràn dầu

Petrovietnam ra quân quyết tâm hoàn thành dự án nhiệt điện lớn tốp đầu Đồng bằng sông Cửu Long

Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Phản ứng của thị trường dầu sau quyết định hoãn tăng sản lượng của OPEC+

Quan chức OPEC+ hé lộ kế hoạch giảm sản lượng dầu trong năm 2025

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình