Mỹ xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng kỷ lục trong bối cảnh căng thẳng năng lượng Thêm LNG của Mỹ hướng đến châu Âu bất chấp những hạn chế về sản lượng |
Nhận định trên được ông Kirill Rodionov, chuyên gia tại Viện Phát triển công nghệ trong Tổ hợp Nhiên liệu và Năng lượng, giải thích với Izvestia hôm 26/12 khi bình luận về tuyên bố của Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak rằng trong 11 tháng của năm 2022, lượng giao hàng từ Nga đến các nước châu Âu đã tăng lên 19,4 tỷ m3.
“Sự tăng trưởng nhập khẩu LNG có liên quan trực tiếp đến việc người tiêu dùng châu Âu tìm kiếm các giải pháp thay thế cho nguồn cung cấp của Gazprom đã giảm gần 5 lần trong năm qua. Theo số liệu từ Mạng lưới các nhà vận hành hệ thống truyền dẫn khí đốt của châu Âu (ENTSOG), nếu trong quý 4/2021, nguồn cung trung bình hàng ngày của Gazprom lên tới 366 triệu m3 mỗi ngày, thì đến quý 4/2022, khối lượng giảm xuống còn 77 triệu m3 mỗi ngày, theo Mạng lưới vận hành hệ thống vận chuyển khí châu Âu (ENTSOG)”, ông Rodionov cho biết.
Đồng thời, theo chuyên gia này, nguồn cung cấp khí đốt từ các trạm tái sinh khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) so với cùng kỳ tăng 57%, từ 216 triệu m3 mỗi ngày lên tới 338 triệu m3 mỗi ngày.
“Năm tới, châu Âu nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu LNG nhờ sự phát triển của cơ sở hạ tầng tiếp nhận. Đến tháng 7/2022, 28 kho cảng tái chế LNG hoạt động tại Liên minh châu Âu (EU) với tổng công suất 119,9 triệu tấn LNG mỗi năm, trong khi thêm 9 kho cảng tiếp nhận 23,7 triệu tấn LNG mỗi năm đang được xây dựng”, ông Rodionov giải thích.
Trước đó, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, thị trường EU vẫn mở cửa cho LNG của Nga. Theo dự báo của ông, vào cuối năm, dự kiến mức giao hàng từ Nga sang châu Âu sẽ đạt 21 tỷ m3.
Ông Novak cũng nói về kế hoạch của Nga nhằm tăng cường xuất khẩu khí đốt qua đường ống theo hướng đông lên 48 tỷ m3 vào năm 2025.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng Novak cho biết, phía Nga đang đàm phán về việc cung cấp khí đốt qua đường ống cho thị trường Afghanistan và Pakistan.
Từ năm 2017, Nga nằm trong Top 3 nhà cung cấp LNG của châu Âu, khi chiếm khoảng 20% tổng lượng nhập khẩu trong 3 năm qua. Năm nay, Nga trở thành nhà cung cấp lớn thứ hai nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 16% do châu Âu nhập tăng nhập LNG từ Mỹ (42%). Nhà cung cấp LNG lớn thứ ba của châu Âu là Qatar, chiếm 13,7%.
Hầu hết LNG Nga được xuất khẩu thông qua liên doanh Yamal LNG với cổ phần đa số thuộc về Công ty Novatek của Nga. Số cổ phần còn lại thuộc về Công ty Total của Pháp, CNPC của Trung Quốc và một quỹ của Chính phủ Trung Quốc. Trong khi đó, Tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom của Nga hiện nắm giữ khoảng 10% cổ phần tại Novatek.