Thứ ba 29/04/2025 15:34

Xuất khẩu hạt tiêu 5 tháng, tăng mạnh về giá trị

5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giảm về lượng, nhưng tăng mạnh về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 5/2022 đạt 21,84 nghìn tấn, trị giá 98,4 triệu USD, giảm 11,3% về lượng và giảm 13,7% về trị giá so với tháng 4/2022, so với tháng 5/2021 giảm 21,3% về lượng, nhưng tăng 3,4% về trị giá. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 99,54 nghìn tấn, trị giá 460,54 triệu USD, giảm 17,8% về lượng, nhưng tăng 21,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 99,54 nghìn tấn, trị giá 460,54 triệu USD, giảm 17,8% về lượng, nhưng tăng 21,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 5/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.504 USD/ tấn, giảm 2,7% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 31,4% so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.627 USD/tấn, tăng 47,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 5/2022 so với tháng 5/2021, lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang nhiều thị trường giảm, gồm: Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc, Pakistan. Ngược lại, lượng hạt tiêu xuất khẩu sang các thị trường khác tăng, gồm: Hoa Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Hà Lan, Philippines, Anh và Thái Lan.

5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ Anh, Pakistan. Đáng chú ý, tốc độ xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang nhiều thị trường tăng trưởng 2 con số, gồm: Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan.

Trên thị trường thế giới, đầu tháng 6/2022, giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu biến động không đồng nhất tại hầu hết các nước sản xuất, tăng tại Indonesia và Ấn Độ, ổn định tại Malaysia, nhưng giảm mạnh tại Việt Nam và Brazil.

Còn tại thị trường trong nước, hiện giá hạt tiêu đen và trắng tại thị trường nội địa tăng trở lại nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng. Thời điểm hiện tại giá hạt tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Hoa Kỳ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay. Doanh nghiệp đã dự trữ đủ lượng hàng để sản xuất và xuất khẩu nên lực mua chậm và yếu hơn so với diễn biến của thị trường.

Dự báo thị trường hạt tiêu toàn cầu sẽ khởi sắc trở lại khi một vài thành phố của Trung Quốc đã bắt đầu gỡ phong tỏa. Tuy nhiên, giá hạt tiêu thế giới vẫn chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến giá năng lượng và lạm phát ở mức cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu khiến nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI